Mơ hình phát triển nguồn nhân lực theo Leonard Nadler

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển đội ngũ hiệu trưởng các trường trung học cơ sở ở huyện miền núi đặc biệt khó khăn (Trang 38)

PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC

Giáo dục, đào tạo nguồn nhân lực Sử dụng nguồn nhân lực Tạo môi trƣờng phát triển nguồn nhân lực - Giáo dục - Bồi dƣỡng - Tự bồi dƣỡng - Tuyển dụng - Bố trí sử dụng - Đánh giá - Đề bạt, thuyên chuyển - Môi trƣờng làm việc - Môi trƣờng pháp lý - Chính sách đãi ngộ

Nhƣ vậy, phát triển nguồn nhân lực nhằm mục tiêu: Tăng lên về mặt số lƣợng (quy mô) nguồn nhân lực; Tạo ra cơ cấu nguồn nhân lực ngày càng hợp lý; Nâng cao về mặt chất lƣợng nguồn nhân lực. Về mặt bản chất, quản lý phát triển nguồn nhân lực có liên quan mật thiết với lý thuyết quản lý đội ngũ nhân lực nhân lực (quản trị nhân lực) trong một tổ chức.

1.5.2.2. Phát triển đội ngũ Hiệu trưởng trường THCS: Phát triển đội ngũ

Hiệu trƣởng trƣờng THCS là hoạt động quản lý nhằm làm cho đội ngũ này biến đổi theo hƣớng tiến bộ về số lƣợng, cơ cấu và đặc biệt là chất lƣợng (phẩm chất và năng lực) để đáp ứng đƣợc các nhiệm vụ quản lý nhà trƣờng THCS theo yêu cầu phát triển giáo dục, bao gồm các lĩnh vực hoạt động quản lý chủ yếu:

- Xây dựng quy hoạch phát triển đội ngũ Hiệu trƣởng.

- Tuyển chọn, bổ nhiệm, luân chuyển, miễn nhiệm Hiệu trƣởng.

- Tổ chức bồi dƣỡng đội ngũ Hiệu trƣởng. - Thực hiện đánh giá đội ngũ Hiệu trƣởng.

- Tạo môi trƣờng, động lực cho sự phát triển đội ngũ Hiệu trƣởng.

Do vậy: Trong mỗi lĩnh vực hoạt động quản lý chủ yếu nêu trên, ở phƣơng diện lý luận sẽ bao gồm một số hoạt động quản lý cụ thể và các hoạt động cụ thể đó đều nhằm vào mục tiêu phát triển đội ngũ Hiệu trƣởng trƣờng THCS. Các lĩnh vực hoạt động quản lý đó là cơ sở định hƣớng cho hoạt động khảo sát thực tiễn về phát triển đội ngũ Hiệu trƣởng trƣờng THCS.

1.5.3. Những yêu cầu mới đối với người Hiệu trưởng trường THCS trong công tác quản lý nhà trường trong bối cảnh đổi mới giáo dục

Trong bối cảnh đổi mới giáo dục, trƣớc những yêu cầu cơ bản xã hội đang đặt ra hiện nay về vị trí và vai trị của ngƣời Hiệu trƣởng trƣờng - là ngƣời đứng đầu nhà trƣờng, do cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền bổ nhiệm, cơng nhận; có vai trị kép vừa là ngƣời lãnh đạo và vừa là ngƣời quản lý.

1.5.3.1. Vai trò lãnh đạo: Hoạch định sự phát triển nhà trƣờng; Đề xƣớng sự

thay đổi của nhà trƣờng; Thu hút và phát triển nguồn lực nhà trƣờng; Thúc đẩy sự phát triển nhà trƣờng; Duy trì sự phát triển bền vững cho nhà trƣờng.

1.5.3.2. Vai trị quản lý

- Đại diện cho chính quyền về xây dựng và thực thi pháp luật, chính sách, điều lệ, quy chế và các quy định về hoạt động giáo dục và quản lý giáo dục.

- Hạt nhân sắp xếp bộ máy tổ chức, phát triển và điều hành đội ngũ nhân lực, hỗ trợ sƣ phạm cho giáo viên, hỗ trợ quản lý cho các CBQL cấp dƣới.

- Chủ sự huy động và quản lý việc sử dụng có hiệu quả các nguồn lực vật chất của nhà trƣờng.

- Tác nhân phối hợp các lực lƣợng giáo dục để phát huy thế mạnh và hạn chế các bất lợi từ môi trƣờng giáo dục tới các hoạt động của nhà trƣờng.

- Chủ thể của việc thiết lập và vận hành hệ thống thông tin quản lý giáo dục của nhà trƣờng.

Nhƣ vậy thấy rằng: Các vai trò lãnh đạo và quản lý của ngƣời hiệu trƣờng THCS hoà quyện với nhau trong việc thực hiện các chức năng cơ bản của quản lý.

1.5.3.3. Yêu cầu về nhiệm vụ, quyền hạn của Hiệu trưởng: Theo Điều lệ

Trƣờng THCS, THPT và trƣờng phổ thơng có nhiều cấp học (Ban hành kèm theo Thông tư số: 12/2011/TT-BGDĐT ngày 28/3/2011 của Bộ Giáo dục và Đào tạo),

quy định “Nhiệm vụ và quyền hạn của Hiệu trƣởng: a) Xây dựng, tổ chức bộ máy nhà trƣờng;

b) Thực hiện các quyết nghị của Hội đồng trƣờng đƣợc quy định tại khoản 3 Điều 20 của Điều lệ này;

c) Xây dựng quy hoạch phát triển nhà trƣờng; xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch nhiệm vụ năm học; báo cáo, đánh giá kết quả thực hiện trƣớc Hội đồng trƣờng và các cấp có thẩm quyền;

d) Thành lập các tổ chuyên mơn, tổ văn phịng và các hội đồng tƣ vấn trong nhà trƣờng; bổ nhiệm tổ trƣởng, tổ phó; đề xuất các thành viên của Hội đồng trƣờng trình cấp có thẩm quyền quyết định;

đ) Quản lý giáo viên, nhân viên; quản lý chuyên môn; phân công công tác, kiểm tra, đánh giá xếp loại giáo viên, nhân viên; thực hiện công tác khen thƣởng, kỉ luật đối với giáo viên, nhân viên; thực hiện việc tuyển dụng giáo viên, nhân viên; ký hợp đồng lao động; tiếp nhận, điều động giáo viên, nhân viên theo quy định của Nhà nƣớc;

e) Quản lý học sinh và các hoạt động của học sinh do nhà trƣờng tổ chức; xét duyệt kết quả đánh giá, xếp loại học sinh, ký xác nhận học bạ, ký xác nhận hồn thành chƣơng trình tiểu học cho học sinh tiểu học (nếu có) của trƣờng phổ thơng có nhiều cấp học và quyết định khen thƣởng, kỷ luật học sinh;

g) Quản lý tài chính, tài sản của nhà trƣờng;

h) Thực hiện các chế độ chính sách của Nhà nƣớc đối với giáo viên, nhân viên, học sinh; tổ chức thực hiện quy chế dân chủ trong hoạt động của nhà trƣờng; thực hiện cơng tác xã hội hố giáo dục của nhà trƣờng;

i) Chỉ đạo thực hiện các phong trào thi đua, các cuộc vận động của ngành; thực hiện công khai đối với nhà trƣờng;

k) Đƣợc đào tạo nâng cao trình độ, bồi dƣỡng chuyên môn, nghiệp vụ và hƣởng các chế độ, chính sách theo quy định của pháp luật.”

1.5.3.4. Những yêu cầu về phát triển đội ngũ Hiệu trưởng trường THCS trong bối cảnh đổi mới giáo dục

Với quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục nêu trên; kết hợp với vai trị, vị trí của Hiệu trƣởng trƣờng THCS và với các yêu cầu đối với Hiệu trƣởng trƣờng THCS trong bối cảnh đổi mới giáo dục, có thể nêu một số yêu cầu đối với phát triển đội ngũ Hiệu trƣởng trƣờng THCS nhƣ sau:

- Yêu cầu về đảm bảo số lượng: Phát triển đội ngũ cán bộ QLGD nhằm

chuẩn bị cho bƣớc đảm bảo bổ nhiệm kịp thời số lƣợng Hiệu trƣởng cho các trƣờng THCS khi khuyết thiếu.

- Yêu cầu về đảm bảo cơ cấu: ngày càng hoàn thiện, phù hợp và đáp ứng tốt

hơn các yêu cầu quản lý trƣờng THCS, gồm cơ cấu về giới, về độ tuổi, về ngƣời dân tộc, về trình độ đào tạo, về chuyên ngành đào tạo, về lý luận và nghiệp vụ quản lý, về lý luận chính trị, trình độ ngoại ngữ, tin học....

- Yêu cầu phát triển về chất lượng: là đảm bảo không ngừng nâng cao phẩm

chất và năng lực của đội ngũ này theo những tiêu chuẩn quy định trong mỗi giai đoạn cụ thể. Nói tổng quát, chất lƣợng của đội ngũ Hiệu trƣởng trƣờng THCS thể hiện ở việc có đủ phẩm chất và các năng lực về lãnh đạo và quản lý các hoạt động của nhà trƣờng THCS.

1.6. Phát triển đội ngũ hiệu trƣởng các trƣờng THCS trong bối cảnh đổi mới giáo dục

1.6.1. Nâng cao nhận thức tầm quan trọng của việc phát triển đội ngũ hiệu trưởng các trường THCS: Quản lý nhằm phát triển đội ngũ cán bộ nói chung và phát triển đội ngũ hiệu trƣởng các trƣờng THCS nói riêng có mối liên hệ mật thiết tới sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng và chính quyền. Khi nghiên cứu cần phải nhìn

nhận thẳng thắn và đánh giá đúng thực trạng công tác lãnh đạo các cấp của Đảng để định ra những giải pháp cần thiết trong lĩnh vực này.

1.6.2. Quy hoạch phát triển đội ngũ hiệu trưởng từ cán bộ quản lý cấp dưới: có tác dụng làm cho cơ quan quản lý hoặc ngƣời quản lý biết đƣợc về số lƣợng, chất lƣợng về cơ cấu tuổi, trình độ và cơ cấu chuyên môn, cơ cấu giới,... của từng CBQL và cả đội ngũ CBQL, đồng thời xây dựng đƣợc kế hoạch phát triển đội ngũ hiệu trƣởng nhằm tìm ra các biện pháp nâng cao chất lƣợng (phẩm chất và năng lực) cho từng CBQL và cả đội ngũ để họ có đƣợc khả năng hồn thành nhiệm vụ. Việc quy hoạch đội ngũ hiệu trƣởng từ nguồn cán bộ quản lý cấp dƣới nhằm đảm bảo cho công tác cán bộ đi vào nề nếp, chủ động đáp ứng cả nhiệm vụ trƣớc mắt và lâu dài của tổ chức. Bên cạnh đó, kết quả quy hoạch là cơ sở chủ yếu mang tính định hƣớng cho việc vận dụng và thực hiện các chức năng cơ bản của quản lý vào hoạt động quản lý bộ máy tổ chức và đội ngũ nhân sự giáo dục tại những huyện vùng cao nghèo đặc biệt khó khăn nói chung và các trƣờng THCS trên địa bàn huyện Lâm Bình nói riêng.

1.6.3. Đào tạo và bồi dưỡng

Công tác đào tạo, bồi dƣỡng CBQL, hiệu trƣởng nhằm hoàn thiện và nâng cao các chuẩn về trình độ lý luận chính trị, lý luận thực tiễn quản lý, trình độ chun mơn nghiệp vụ cho từng CBQL và cả đội ngũ CBQL; Bản chất chính là nâng cao phẩm chất và năng lực của họ nhằm làm cho họ vừa thích ứng đƣợc với chức năng, nhiệm vụ và đáp ứng đƣợc những yêu cầu phát triển của nhà trƣờng. Nhƣ vậy để phát triển đội ngũ hiệu trƣởng các trƣờng THCS thì cơng tác bồi dƣỡng và tự bồi dƣỡng mà cấp ủy, chính quyền các cấp, phịng GD&ĐT, sở GD&ĐT tổ chức thực hiện thƣờng xuyên có vai trị quan trọng và là nhiệm vụ khơng thể thiếu đƣợc.

1.6.4. Kiểm tra và đánh giá hàng tháng, hàng kỳ, hàng năm các hoạt động

Kiểm tra đánh giá là một trong những chức năng của công tác quản lý, là một trong những cơng việc khơng thể thiếu đƣợc; nó vừa có tác dụng phịng ngừa, vừa có tác dụng thúc đẩy các hoạt động của CBQL, của đội ngũ hiệu trƣởng. Đánh giá chất lƣợng hoạt động là để biết thực trạng của họ, mặt khác cịn có tác dụng làm cho chất lƣợng CBQL, đội ngũ hiệu trƣởng đƣợc nâng cao nhờ vào hoạt động điều chỉnh trong công tác quản lý và nhờ vào hoạt động tự điều chỉnh của đội ngũ này.

1.6.5. Tuyển chọn, bổ nhiệm, miễn nhiệm, sử dụng và luân chuyển đội ngũ CBQL, đội ngũ hiệu trưởng

- Tuyển chọn, bổ nhiệm đúng, phù hợp các CBQL, những ngƣời hiệu trƣởng có đủ phẩm chất và năng lực cho một tổ chức là yếu tố quan trọng để phát triển tổ chức nói chung mà thực chất là tạo điều kiện tiên quyết cho tổ chức đó đạt tới mục tiêu của nó.

- Miễn nhiệm CBQL, hiệu trƣởng thực chất là làm cho đội ngũ này luôn luôn đảm bảo các yêu cầu về chuẩn của đội ngũ, không để xảy ra việc có những thành viên khơng đáp ứng yêu cầu nhƣng vẫn tồn tại trong đội ngũ CBQL, giữ trọng trách hiệu trƣởng nhà trƣờng đƣợc, đây cũng là một hình thức nâng cao chất lƣợng đội ngũ.

- Luân chuyển, điều động CBQL, hiệu trƣởng có tác dụng làm cho đội ngũ đƣợc đồng đều trong các tổ chức, mặt khác lại tạo điều kiện thoả mãn các nhu cầu của CBQL, thể hiện sự công bằng trong việc tham gia công tác ở các vùng miền khác nhau; hơn nữa, điều này cịn làm giảm thiểu tình trạng sức ì trong cơng việc của một số đồng chí hiệu trƣởng kỳ cựu, lâu năm ở một số đơn vị, địa phƣơng.

Tóm lại, các hoạt động tuyển chọn, bổ nhiệm, miễn nhiệm, sử dụng và luân chuyển cán bộ nói chung là các hoạt động khơng thể thiếu đƣợc, đồng thời cần có những giải pháp quản lý khả thi, phù hợp và tối ƣu với các hoạt động này.

1.6.6. Thực hiện chế độ chính sách

Kết quả hoạt động nào đó của con ngƣời phụ thuộc vào nhiều yếu tố mang tính động lực thúc đẩy cho các hoạt động của con ngƣời. Việc thực hiện chế độ chính sách ƣu đãi là một nội dung và hình thức chủ yếu bởi cịn chứa đựng trong đó là những vấn đề mang tính “đầu tƣ cho tái sản xuất sức lao động”.

TIỂU KẾT CHƢƠNG 1

Trong giáo dục, quản lý giáo dục là hoạt động điều hành, phối hợp các lực lƣợng trong xã hội nhằm đẩy mạnh công tác giáo dục thế hệ trẻ theo yêu cầu phát triển của xã hội. Trƣờng học là đơn vị cấu trúc cơ bản của hệ thống giáo dục quốc dân. Vì vậy, quản lý nhà trƣờng là những tác động hợp quy luật của chủ thể quản lý (CBQL, của ngƣời hiệu trƣởng nhà trƣờng) đến khách thể quản lý (giáo viên, nhân viên, học sinh) nhằm đƣa các hoạt động giáo dục và dạy học của nhà trƣờng đạt tới mục tiêu giáo dục đã đề ra. Trong điều kiện phát triển kinh tế - xã hội hiện nay của một huyện vùng cao nghèo, huyện miền núi đặc biệt khó khăn nhƣ Lâm Bình, nguồn nhân lực và chất lƣợng nguồn nhân lực là một địi hỏi cấp bách để góp phần sớm đƣa huyện thốt khỏi tình trạng nghèo và từng bƣớc phát triển bền vững; do đó, Giáo dục và đào tạo có vai trò rất quan trọng trong việc nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực cho huyện, trong đó có nguồn nhân lực là ngƣời dân tộc thiểu số.

Vì vậy, việc nghiên cứu các biện pháp đã và đang thực hiện cũng nhƣ căn cứ vào điều kiện thực tế tại địa phƣơng để đƣa ra một số đề xuất về biện pháp phát triển đội ngũ CBQL GD nói chung và đội ngũ hiệu trƣởng các trƣờng THCS nói riêng là việc làm rất cần thiết và quan trọng. Để làm rõ cơ sở lý luận về biện pháp phát triển đội ngũ hiệu trƣởng các trƣờng THCS ở huyện miền núi đặc biệt khó khăn nhƣ Lâm Bình, tỉnh Tuyên Quang, đề tài đã nêu và phân tích một số khái niệm liên quan nhƣ: Quản lý, quản lý trƣờng học, phát triển đội ngũ,… và nêu khái quát đƣợc những thuận lợi và khó khăn trong cơng tác quản lý trƣờng học của những đồng chí hiệu trƣởng các trƣờng trên địa bàn miền núi đặc biệt khó khăn, có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống. đồng thời dựa vào mục tiêu, yêu cầu nhiệm vụ phát triển giáo dục phổ thơng trong giai đoạn hiện nay để phân tích một cách sâu sắc và toàn diện những nhân tố ảnh hƣởng đến công tác phát triển đội ngũ CBQL, đội ngũ hiệu trƣởng.

Để có cơ sở khoa học và thực tiễn cho việc phát triển đội ngũ hiệu trƣởng các trƣờng ở khu vực miền núi đặc biệt khó khăn nhƣ Lâm Bình, tỉnh Tuyên Quang đáp ứng yêu cầu trong bối cảnh giáo dục phổ thông hiện nay, cần thiết phải khảo sát, phân tích thực trạng phát triển đội ngũ hiệu trƣởng các trƣờng THCS trên địa bàn huyện trong thời gian qua.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Ban Bí thƣ Trung ƣơng (2004), Chỉ thị số 40-CT/TW ngày 15/6/2004 về việc

xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục.

2. Đặng Quốc Bảo, Bùi Minh Hiền, Vũ Ngọc Hải (2006), Quản lý giáo dục. Nxb Đại học Sƣ phạm Hà Nội.

3. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2000), Điều lệ trường trung học. Nxb Hà Nội.

4. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2003), Quyết định số 56/2003/QĐ - BGD & ĐT Về

việc ban hành Điều lệ trường Trung học, Hà Nội.

5. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2009), Thông tư số 29/2009/TT-BGDĐT ban hành

Quy định Chuẩn hiệu trưởng trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thơng có nhiều cấp học.

6. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2009), Thông tư số 30/2009/TT-BGDĐT ban hành

Quy định Chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học cơ sở, giáo viên trung học phổ thông.

7. Chính phủ (2006), Nghị định số 61/2006/NĐ-CP về chính sách đối với nhà

giáo, cán bộ quản lý giáo dục cơng tác ở trường chun biệt, ở vùng có điều

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển đội ngũ hiệu trưởng các trường trung học cơ sở ở huyện miền núi đặc biệt khó khăn (Trang 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(47 trang)