Chƣơng 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1.2. Cơ sở thực tiễn
1.2.1. Mục tiêu giáo dục phổ thông
Theo Điều 2 Mục 27 Chương 2 Luật Giáo dục quy định: “Mục tiêu của giáo
dục THPT là nhằm giúp học sinh củng cố và phát triển những kết quả của THCS, hoàn thiện học vấn phổ thơng, có hiểu biết thơng thường về kỷ luật và hướng nghiệp, có điều kiện lựa chọn hướng phát triển và phát huy năng lực cá nhân, tiếp tục học CĐ - ĐH, trung học chuyên nghiệp hoặc học nghề đi vào cuộc sống lao động”.
Căn cứ vào mục tiêu chung của luật định, mục tiêu cụ thể của cấp THPT được xác định: yêu cầu học sinh sau khi học xong THPT phải đạt được các mặt về tư tưởng đạo đức, lối sống học vấn kiến thức phổ thông, hiểu biết kỷ luật và hướng nghiệp, kỹ năng học tập và vận dụng kiến thức cũng như các yêu cầu về thể chất và xúc cảm thẩm mỹ, tất cả các yêu cầu này đảm bảo thực hiện được mục tiêu chung là giáo dục - đào tạo con người Việt Nam phát triển tồn diện, có một số đổi mới cần lưu ý như sau:
- Giáo dục cho học sinh có lối sống lành mạnh, tự tin, tự tơn dân tộc, có chí lập nghiệp khơng cam chịu nghèo hèn.
- Có khả năng sử dụng ngôn ngữ trong giao tiếp thông thường, các ngôn ngữ được phát triển đồng bộ như nhau, mỗi một ngơn ngữ có những đặc điểm riêng, đặc tính riêng.
- Phát triển và nâng cao các kỹ năng học tập, kỹ năng vận dụng kiến thức vào các tình huống mới, vào thực tiễn sản xuất, vào cuộc sống của mỗi cá nhân, gia đình và cộng đồng.
- Tăng cường bồi dưỡng cho thế hệ trẻ lịng u nước, q hương và gia đình, lý tưởng XHCN, lịng nhân ái, thái độ q trọng và nhiệt tình lao động, ý thức trách nhiệm và các kỹ năng cơ bản.
- Giúp học sinh có tư duy, khả năng sáng tạo, năng lực tổng hợp chuyển đổi và ứng dụng thơng tin vào hồn cảnh mới để giải quyết các vấn đề đặt ra, Mặt khác giúp học sinh có khả năng thích ứng với những thay đổi trong cuộc sống, có năng lực hợp tác và chuyển đổi năng lực gián tiếp có hiệu quả.
1.2.2. Đổi mới phương pháp dạy học toán
Theo nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, tồn diện giáo dục và đào tạo nêu rõ: “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy theo hướng hiện đại; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kỹ năng của người học; khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc. Tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học tạo cơ sở để người học tự cập nhật và đổi mới tri thức, kỹ năng, phát triển năng lực”.
Việc đổi mới phương pháp dạy học theo định hướng phát triển năng lực thể hiện qua bốn đặc trưng cơ bản.
Một, dạy học thông qua tổ chức liên tiếp các hoạt động học tập, giúp học sinh
tự khám phá những điều chưa biết chứ không thụ động tiếp thu những tri thức được sắp đặt sẵn. Giáo viên là người tổ chức và chỉ đạo học sinh tiến hành các hoạt động học tập phát hiện kiến thức mới, vận dụng sáng tạo kiến thức đã biết vào các tình huống học tập hoặc tình huống thực tiễn...
Hai, chú trọng rèn luyện cho học sinh biết khai thác sách giáo khoa và các tài
liệu học tập, biết cách tự tìm lại những kiến thức đã có, suy luận để tìm tịi và phát hiện kiến thức mới... Định hướng cho học sinh cách tư duy như phân tích, tổng hợp, đặc biệt hoá, khái quát hoá, tương tự, quy lạ về quen… để dần hình thành và phát triển tiềm năng sáng tạo.
Ba, tăng cường phối hợp học tập cá thể với học tập hợp tác, lớp học trở thành
môi trường giao tiếp GV - HS và HS - HS nhằm vận dụng sự hiểu biết và kinh nghiệm của từng cá nhân, của tập thể trong giải quyết các nhiệm vụ học tập chung.
Bốn, chú trọng đánh giá kết quả học tập theo mục tiêu bài học trong suốt tiến
trình dạy học thơng qua hệ thống câu hỏi, bài tập (đánh giá lớp học). Chú trọng phát triển kỹ năng tự đánh giá và đánh giá lẫn nhau của học sinh với nhiều hình thức như theo lời giải/đáp án mẫu, theo hướng dẫn, hoặc tự xác định tiêu chí để có thể phê phán, tìm được nguyên nhân và nêu cách sửa chữa các sai sót.
1.2.3. Nội dung dạy học chủ đề bất đẳng thức trong trung học phổ thông
Chủ đề bất đẳng thức trong trung học phổ thông được nghiên cứu và giảng dạy trong chương IV sách giáo khoa lớp 10 - ban nâng cao.
Nội dung của chủ đề bất đẳng thức nói về các bất đẳng thức cổ điển, các định lý để giáo viên và học sinh cùng nghiên cứu trong quá trình học tập.
Chủ đề bất đẳng thức là một trong những chủ đề đa dạng và phong phú. Có thể nhận định rằng, chủ đề này là một chủ đề khá khó trong chương trình tốn học phổ thông.
1.2.4. Thực tiễn dạy học chủ đề bất đẳng thức
Bản thân tơi là một giáo viên trẻ chưa có nhiều năm kinh nghiệm dạy về chủ đề bất đẳng thức, nhưng qua một số giờ dạy về chủ đề này và từ những năm còn ngồi trên ghế nhà trường học về chủ đề này thì tơi thấy rằng:
- Đối với học sinh việc giải một bài tập về bất đẳng thức cần nhiều thời gian suy nghĩ đưa ra phương pháp, cách giải. Cần các em có những kiến thức sâu về bất đẳng thức, nắm vững những thao tác kỹ thuật để áp dụng vào bài tốn một cách hợp lí. Bản thân học sinh khi học về chủ đề bất đẳng thức, các em đã ấn định trong đầu rằng phần này rất khó khăn để có thể tìm ra phương pháp giải nên thời gian suy nghĩ dành cho chủ đề này của mỗi học sinh khá ít, có những em thấy phần chủ đề này có thể bỏ qua mà khơng làm hoặc khơng suy nghĩ.
- Đối với giáo viên đa số trong khi đó kiến thức đã khó lại rộng lớn và bao trùm. Do đó để thời gian vào nghiên cứu, tìm tịi để có kiến thức vững và sâu thì rất khó, có lẽ mọi người cùng một suy nghĩ rằng- cố gắng hồn thành nhiệm vụ là được cịn việc nghiên cứu tìm tịi đã có các nhà khoa học.
- Ngun nhân góp phần khơng nhỏ nữa cho rằng việc nghiên cứu tìm lời giải cho các bài tốn là những người phải có trí tuệ, phải là bậc vĩ nhân. Suy nghĩ này chỉ đúng một phần vì: “Ngọc khơng mài thì khơng sáng được.
Do đó địi hỏi người giáo viên phải có thời gian, tâm huyết và tinh thần học hỏi cao thì mới đáp ứng được chun mơn, cơng việc giảng dạy của mình. Tốn học cao cấp có kiến thức, có cách giải nhanh và khoa học với bài tốn trên song khơng vận dụng được vào cấp học phổ thơng, hoặc chưa tìm được phương pháp khoa học để học sinh tiếp cận cho phù hợp với chương trình học, và nội dung sách giáo khoa hiện hành.
Luận văn đã thực hiện khảo sát qua 10 thầy cơ trong tổ Tốn - tin và qua 158 học sinh của trường THPT Văn Giang - Hưng Yên. Trong đó có 77 học sinh học lực khá giỏi và 81 học sinh học lực khá.
Nội dung khảo sát là một số câu hỏi về thực trạng dạy và học về chủ đề bất đẳng thức đang được dạy và học: về phương pháp dạy đang được sử dụng, mức độ nắm vững kiến thức và vận dụng vào làm bài tập, khả năng hứng thú đối với chủ đề này qua việc dạy của giáo viên và việc học của học sinh.
Kết quả khảo sát như sau:
Bảng 1.1 Kết quả khảo sát việc dạy và học chủ đề bất đẳng thức
STT Phƣơng pháp Tần số Phần trăm (trên tổng số lựa chọn) Phần trăm (trên tổng số học sinh) 1 Tự học 21 12,88% 13,29% 2 GV giảng dạy 129 79,14% 81,65% 3 HS hoạt động và làm bài tập theo nhóm 10 6,13% 6,33% 4 Khác 3 1,85% 1,89% Tổng 163 100% 103,16%
Như vậy, nhìn vào bảng khảo sát việc dạy và học chủ đề bất đẳng thức ta nhận thấy với phương pháp giáo viên giảng dạy trực tiếp truyền đạt kiến thức cho học sinh được sử dụng khá phổ biến. Đây vẫn là phương pháp truyền thống để giảng dạy cho học sinh. Bên cạnh đó, với phương pháp tự học của học sinh cũng đã được chú trọng tới, học sinh tự nghiên cứu tìm tịi ra các cách giải bài tốn. Phương pháp này tập trung vào năng lực tự học của học sinh.
Các phương pháp khác như hoạt động làm việc theo nhóm cũng được học sinh lựa chọn nhưng vẫn chưa được học sinh lưu ý và quan tâm tới.
Kết luận Chƣơng 1
Trong tốn học, sự hình thành các kỹ năng để giải tốn cho học sinh rất quan trọng. Sự hình thành đó chính là bước cơ bản để học sinh có thể xác định được vấn đề của bài tốn. Giáo viên phải tạo cho học sinh được những kỹ năng cơ bản để giải toán.
Trong việc dạy học tốn ở trường phổ thơng, chúng ta đưa vào các phương pháp giảng dạy tại trường, nhằm phát triển được năng lực trí tuệ cho các đối tượng học sinh, rèn luyện được tư duy sáng tạo cho học sinh thông qua các dạng bài tập trong từng chuyên đề.
Bên cạnh những yêu cầu của mục tiêu giáo dục phổ thông và những phương pháp đổi mới trong việc giảng dạy cho từng đối tương học sinh, thực trạng dạy và học Tốn đang địi hỏi sự cấp thiết của sự thay đổi. Đưa ra các phương pháp đổi mới phù hợp với từng đối tượng học sinh sẽ giúp học sinh đam mê và có hứng thú trong việc học các mơn nói chung và mơn Tốn nói riêng.
Chƣơng 2
RÈN LUYỆN KỸ NĂNG GIẢI CÁC BÀI TOÁN VỀ BẤT ĐẲNG THỨC CHO HỌC SINH LỚP 10