Vở ghi trên lớp và SGK là phương tiện, nguồn kiến thức chủ yếu để các em tự học ở nhà. Hiện nay, đa phần học sinh học bài chủ yếu dựa trên vở ghi mà không sử dụng SGK để học bài ở nhà. Ngoài ra, do cuộc sống vùng nơng thơn, cịn nhiều khó khăn, ngồi thời gian học trên lớp, các em phải tham gia giúp đỡ gia đình, vì vậy thời gian học tập ở nhà bị hạn chế, người học chủ yếu ôn tập lại kiến thức qua vở ghi chép cá nhân. Vậy để học sinh nghiên cứu sử dụng SGK học bài cũ và chuẩn bị bài mới không phải là việc làm đơn giản. Để khắc phục được tình trạng trên, giáo viên cần phải đặt ra các yêu cầu cụ thể để học sinh thực hiện.
2.3.4.1. Kĩ năng đối chiếu SGK và vở ghi
Vở ghi là phương tiện bắt buộc mỗi HS khi học tập cần phải có. Kiến thức, nội dung bài học được thể hiện cụ thể thông qua cách ghi chép của từng cá nhân. Nhìn vào đó, các em có thể hình dung được bài học theo cách riêng của mình. Kết hợp vở ghi và SGK sẽ bổ sung thêm kiến thức, giúp HS hồn thiện nhận thức của mình. Muốn cho HS nắm được nội dung bài học, giáo viên cần hướng dẫn HS thực hiện các bước sau:
+ Đọc lại toàn bộ bài viết trong SGK rồi đọc vở ghi, hoặc ngược lại đọc vở ghi trước rồi đọc SGK sau.
+ Trên cơ sở đối chiếu SGK với vở ghi, các em sẽ cố gắng tái hiện lại bài giảng trên lớp của GV và ghi nhớ những kiến thức cơ bản.
+ Không cần phải nhìn vào vở ghi hay SGK, nói lại các nội dung chủ yếu của bài học, tự xem xét các vấn đề chưa nắm được, có thể xem lại nội dung SGK hoặc vở ghi khi muốn tập trung, xem xét lại kiến thức cịn chưa chắc chắn.
Ví dụ: Khi học xong bài 7: “Tây Âu”, về nhà HS cần đọc lại toàn bộ
vở ghi, đọc SGK, sau đó đối chiếu SGK với vở ghi để nhận thức được nội dung của bài. Người học cần phải thực hiện q trình trên nhiều lần mới có thể ghi nhớ kiến thức bài 7 như sau:
* Giai đoạn 1945 – 1952
- Kinh tế: Tây Âu bị chiến tranh tàn phá, dựa vào viện trợ của Mĩ qua kế hoạch Macsan. Năm 1950, kinh tế được phục hồi.
- Đối ngoại: Liên minh chặt chẽ với Mĩ, tìm cách quay lại xâm lược các nước thuộc địa cũ.
* Giai đoạn 1952 – 1973
- Kinh tế: phát triển nhanh, nhiều nước vươn lên: Đức thứ 3, Anh thứ 4, Pháp thứ 5 trong thế giới tư bản. Đầu thập kỉ 70 trở thành trung tâm kinh tế tài chính lớn, khoa học kĩ thuật cao, hiện đại.
- Đối ngoại: Một số đã đa dạng hoá quan hệ đối ngoại, dần khẳng định được ý thức độc lập thoát khỏi sự lệ thuộc Mĩ.
* Giai đoạn 1973 – 1991
- Kinh tế: Do tác động của khủng hoảng dầu mỏ 1973, Tây Âu lâm vào suy thoái. Kinh tế gặp nhiều khó khăn: Lạm phát, thất nghiệp, cạnh tranh quyết liệt với Mĩ, Nhật Bản.
- Đối ngoại:
+ Tháng 11/1972 kí “Hiệp định về những cơ sở quan hệ giữa Đông Đức và Tây Đức”, làm cho tình hình châu Âu dịu đi.
+ 1975 các nước châu Âu kí “Định ước Henxinki” về an ninh và hợp tác châu Âu.
- Kinh tế Tây Âu phục hồi, phát triển trở lại. Giữa thập niên 90, tổng sản phẩm công nghiệp của Tây Âu chiếm 1/3 tổng sản phẩm cơng nghiệp tồn thế giới
- Đối ngoại: Có thay đổi tích cực trừ Anh vẫn liên minh chặt chẽ với Mĩ. Một số nước châu Âu đã trở thành đối trọng với Mĩ.
Kĩ năng đối chiếu SGK là một trong các kĩ năng cần thiết đối với quá trình học tập của HS. Khi thực hiện biện pháp này, các em được thêm cơ hội củng cố lại kiến thức bài học trên lớp, sẽ khắc sâu và ghi nhớ nội dung bài học sâu sắc hơn.
2.3.4.2. Phát triển kĩ năng sử dụng SGK kết hợp vở ghi để ơn tập, hệ thống hóa lại kiến thức đã học
Sách giáo khoa là phương tiện quan trọng nhất để tổ chức hoạt động tự học, tự ôn tập kiến thức trong môn Lịch sử. Những nguồn kiến thức đó khơng phải lúc nào cũng được khai thác triệt để mà nó phụ thuộc vào phương pháp sử dụng. Trên cơ sở của sách giáo khoa và vở ghi, giáo viên có thể định hướng cho học sinh ôn tập những kiến thức cơ bản bằng việc tìm ra những từ khóa, những câu chốt trong sách giáo khoa để từ đó nắm được những nội dung quan trọng nhất của cả bài. Bên cạnh đó, sách giáo khoa còn cung cấp những câu hỏi, bài tập giúp học sinh có thể tự củng cố được kiến thức đã học trên lớp. Trả lời câu hỏi, làm bài tập trong sách giáo khoa là một biểu hiện tích cực trong học tập của học sinh, nó giúp học sinh khai thác tốt nguồn tri thức, bổ sung và làm rõ những kiến thức cịn mờ nhạt, chưa có thời gian đi sâu khai thác trên lớp.
Sau khi hướng dẫn học sinh sử dụng sách giáo khoa để tự ơn tập kiến thức, giáo viên có thể kiểm tra hoạt động tự ôn tập kiến thức của các em bằng các cách như kiểm tra bài cũ trên lớp bằng phiếu học tập có câu hỏi/bài tập khái quát nội dung bài học, hoặc yêu cầu học sinh tóm tắt nội dung bài học trong khoảng từ hai đến ba câu. Qua đó, giáo viên có thể đánh giá được chất lượng hoạt động tự ôn tập của học sinh.
Ví dụ: Sau khi học bài 6: “Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 – 1918)”, Lịch sử 11, chương trình chuẩn, GV kiểm tra khả năng nhận thức
của HS bằng cách yêu cầu trả lời câu hỏi: “Em hãy rút ra tính chất của chiến tranh thế giới thứ nhất?”
HS đọc lại vở ghi đối chiếu với SGK các nội dung: Nguyên nhân, diễn biến, kết quả của chiến tranh thế giới thứ nhất để trả lời câu hỏi trên: Đây là cuộc chiến tranh đế quốc phi nghĩa. Cuộc chiến tranh này do các nước đế quốc chuẩn bị và thực hiện, là sự đối đầu giữa hai phe: Liên minh (Đức, Áo – Hung, Italia) và phe Hiệp ước (Anh, Pháp, Nga). Nguyên nhân của cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất bắt nguồn từ mâu thuẫn giữa các nước đế quốc về vấn đề dân tộc và thuộc địa. Mục tiêu của cuộc chiến tranh này để phân chia lại thuộc địa, cho dù kết quả thắng lợi thuộc về phe nào, thực chất chỉ là sự thay đổi hình thức bóc lột từ đế quốc này thành đế quốc khác, nhân dân các nước thuộc địa vẫn chịu ách áp bức, nô dịch của các nước đế quốc.
2.3.5. Phát triển kĩ năng trả lời câu hỏi, làm bài tập trong sách giáo khoa.
Trả lời câu hỏi, hồn thành bài tập khơng chỉ giúp học sinh tái hiện được kiến thức trên lớp mà còn giúp các em ghi nhớ được những nội dung, sự kiện lịch sử quan trọng, hiểu sâu sắc các sự kiện, biết phân tích, đánh giá và rèn luyện kĩ năng thực hành bộ môn: vẽ sơ đồ, lập bảng niên biểu. Đồng thời giúp HS có nhận thức đúng đắn hơn về môn lịch sử, không phải là một môn học thuộc đơn thuần, đây cũng là một mơn học địi hỏi tư duy logic, khả năng khái quát cao, từ đó các em có ý thức nghiêm túc hơn trong học tập bộ môn.
Để phát triển kĩ năng trả lời câu hỏi và làm bài tập trong SGK, HS cần thực hiện theo các bước sau:
+ Bước 1: Đọc hiểu yêu cầu câu hỏi, bài tập
+ Bước 3: Tái hiện kiến thức đã học và vận dụng kiến thức trong sách giáo khoa để lập dàn ý.
+ Bước 4: Sử dụng ngôn ngữ diễn đạt câu trả lời hoặc sử dụng các kĩ năng thực hành (vẽ sơ đồ, lập bảng niên biểu,…) để trả lời câu hỏi hoặc hồn thành bài tập.
Ví dụ: Sau khi học xong bài 9: “Cách mạng Tháng Mười Nga năm
1917 và cuộc đấu tranh bảo vệ chính quyền cách mạng (1917 – 1921)”
(SGK Lịch sử Lớp 11, chương trình chuẩn), GV yêu cầu HS lý giải: Tại sao Cách mạng Tháng Hai của nước Nga được gọi là cách mạng tư sản kiểu mới?
Để lí giải được vấn đề trên HS cần: + Bước 1: Đọc câu hỏi
+ Bước 2: Phân tích câu hỏi: Lý giải tính chất cách mạng Tháng Hai: cách mạng tư sản kiểu mới
+ Bước 3: Tái hiện kiến thức đã học và kiến thức trong SGK: Hình thức cách mang: bãi cơng, biểu tình, lãnh đạo cách mạng: Lê – nin (Đảng Bônsêvich), động lực cách mạng: quần chúng nhân dân, kết quả của cách mạng: thủ tiêu chế độ phong kiến, thành lập hai chính quyền: giai cấp tư sản và vô sản.
+ Bước 4: Sử dụng ngôn ngữ diễn đạt trả lời câu hỏi: Cách mạng Tháng Hai là cách mạng tư sản kiểu mới: lãnh đạo: giai cấp công nhân, kết quả: tồn tại hai chính quyền của giai cấp tư sản và vơ sản.
Khi GV tạo cho người học có cơ hội làm bài tập, trả lời câu hỏi lịch sử thì HS sẽ có kĩ năng thực hành, vận dụng thuần thục các biện pháp học và làm bài tập tốt nhất.
2.3.6. Phát triển kĩ năng sử dụng sách giáo khoa để ôn tập, củng cố kiến thức cho học sinh
Đối với HS lớp 12, vấn đề quan tâm lớn nhất của các em trong quá trình học tập là các kì thi tuyển sinh Đại học, Cao đẳng. Vì thế, người học
thường chỉ học các mơn trong khối học mà mình đã lựa chọn: Khối A, B, C, D, V,... Các em cho rằng, các mơn cịn lại trong đó có Lịch sử thường chỉ học cho qua, lấy điểm tổng kết và thi tốt nghiệp. Vì vậy, thường đến khi Bộ Giáo dục và đào tạo báo môn thi tốt nghiệp vào giai đoạn cuối tháng 3, đầu tháng 4 hàng năm, nếu biết có mơn Lịch sử, lúc bấy giờ học sinh mới bắt đầu học Sử. Xuất phát từ thực tế đó, chúng tơi nhận thấy rằng, cần phải tạo hứng thú học tập bộ môn thông qua việc hướng dẫn cho HS các phương pháp học tập hợp lý, khoa học để có thể nắm bắt được những kiến thức cơ bản cho kì thi tốt nghiệp. Trong đó, tài liệu cơ bản, bắt buộc với cả giáo viên và học sinh là sách giáo khoa. Cho dù có dạy và học như thế nào vẫn cần phải đảm bảo nội dung kiến thức cơ bản trong SGK. Ngoài ra, nội dung các đề thi thường bám sát vào chương trình quy định và SGK hiện hành. Trong dạy học lịch sử, các kiến thức chỉ được học một lần nhất định và không lặp lại, sau mỗi bài học, kiến thức lịch sử ngày càng nhiều lên, song không được ôn tập thường xun như các mơn Tốn học, Vật lý, Hóa học… do vậy mà vai trị của tự ơn tập là rất quan trọng trong mơn Lịch sử. Vì vậy, cần hướng dẫn cho học sinh các kĩ năng sau để củng cố kiến thức:
2.3.6.1. Kĩ năng lập bảng niên biểu để hệ thống kiến thức trong SGK
Lập bảng niên biểu giúp học sinh hệ thống hóa kiến thức, ghi nhớ kiến thức một cách tuần tự, lơgic. Đồng thời, học sinh có thể so sánh được các sự kiện để rút ra bản chất sự khác biệt giữa chúng. Với HS lớp 12 huyện Lý Nhân mục đích học lịch sử chủ yếu để thi tốt nghiệp vì vậy ôn tập bằng cách lập bảng niên biểu giúp học sinh nắm vững kiến thức sâu sắc, toàn diện, hệ thống. Tùy theo nội dung của từng bài học mới có thể áp dụng lập niên biểu để giúp HS hệ thống kiến thức. Đối với những nội dung như tiến trình các cuộc cách mạng, diễn biến các trận đánh,... có thể lập bảng niên biểu các mốc thời gian, sự kiện để HS ghi nhớ lâu và tránh nhầm lẫn. Vì vậy, để lập bảng niên biểu, HS cần dựa vào SGK, xác định:
+ Chọn nội dung kiến thức phù hợp với lập bảng niên biểu
+ Chọn dạng niên biểu phù hợp, vẽ các hàng ngang, cột đứng thích hợp với nội dung kiến thức cần thể hiện trên niên biểu.
+ Lựa chọn kiến thức từ SGK, sử dụng ngơn ngữ súc tích trình bày vào bảng biên biểu.
+ Hoàn thiện bảng niên biểu, kiểm tra lại các thông tin đã đưa vào bảng niên biểu dựa vào SGK.
Ví dụ: Sau khi học xong bài 4: “Các nước Đông Nam Á và Ấn Độ”
để HS có thể tự ơn tập lại kiến thức đã học, GV có thể yêu cầu HS lập bảng niên biểu về các giai đoạn phát triển của “cách mạng Campuchia
(1945 – 1993)”. Nếu chỉ để HS nêu các sự kiện quan trọng trong tiến trình
cách mạng Campuchia thì dễ dẫn đến tình trạng các em quên kiến thức, các mốc thời gian và sự kiện hay bị nhầm lẫn với nhau. Vì thế để tránh tình trạng trên, các em có thể lập bảng niên biểu cách mạng Campuchia theo các bước sau:
+ Nội dung bảng niên biểu về các giai đoạn phát triển cách mạng Campuchia
+ Chọn dạng niên niểu phù hợp: bảng niên biểu được chia thành 3 cột hàng dọc và 5 cột hàng ngang. Trong đó 3 cột hàng dọc gồm: Các giai đoạn, thời gian và các sự kiện chính. 5 cột hàng ngang tương ứng với 5 thời kì trong tiến trình cách mạng Campuchia, gồm giai đoạn: chống Pháp (1945 – 1954); Trung lập (1954 – 1970); Thời kì thống trị của Khơme đỏ (1975 – 1979); Mĩ xâm lược và kháng chiến chống Mĩ (1970 – 1975); Thời kì nội chiến (1979 – 1991).
+ Dựa vào SGK lựa chọn kiến thức phù hợp, tương ứng với từng giai đoạn cách mạng.
Giai
đoạn Thời gian
Sự kiện chính
Chống Pháp
T10/1945 - Pháp trở lại xâm lược, nhân dân tiến hành kháng chiến do Đảng cộng sản Đông Dương lãnh đạo.
Năm1953 Năm1954
- Pháp kí hiệp ước trao trả độc lập cho Campuchia nhưng vẫn đóng quân.
- Hiệp định Giơnevơ được kí kết, cơng nhận độc lập của Campuchia.
Trung lập
1954-
đầu 1970 Chính phủ Xihanúc thực hiện đường lối hồ bình, trung lập. Chống
Mỹ
T3/1970 - 1975
Đảng Nhân dân Cách mạng Campuchia lãnh đạo nhân dân kháng chiến chống Mỹ. Khơme đỏthống trị 1975 - đầu 1979
Thời kỳ thống trị của tập đoàn Khơme đỏ và cuộc đấu tranh của nhân dân Campuchia lật đổ chế độ này.
Nội chiến
1979 – 1991
- Nội chiến Đảng Nhân dân Cách mạng – Khơme đỏ và q trình hồ giải, hồ hợp dân tộc.
- Kết quả Đảng Nhân dân cách mạng thắng lợi, Vương quốc Campuchia ra đời.
+ Dựa vào SGK, đối chiếu và kiểm tra lại kiến thức đã trình bày trong bảng niên biểu cho chính xác.
Rõ ràng, với lớp 12 việc yêu cầu lập bảng niên biểu là việc làm quan trọng để các em tự ôn tập, ghi nhớ kiến thức. Nếu để học thuộc thì sau bài học, HS sẽ nhanh chóng quên đi, các sự kiện, mốc thời gian dễ nhầm lẫn, lôn xộn. Khi HS tự lập bảng niên biểu phải trải qua quá trình lựa chọn, sàng lọc thông tin từ SGK cho phù hợp, chính xác, ít nhiều đã để lại ấn tượng trong đầu cho người học, sau này khi ôn tập thi tốt nghiệp, các em sẽ nhanh chóng nhớ lại được kiến thức đã được mình lập qua bảng niên biểu. Có làm được như vây, phần nào đáp ứng được động cơ học tập môn học cho HS, học để đi thi, đỗ tốt nghiệp.
2.3.6.2. Kĩ năng Graph (sơ đồ) để khắc sâu kiến thức trong SGK
Graph là cách mơ hình hóa nội dung kiến thức của SGK, phản ánh mối quan hệ cơ bản của các sự kiện, hiện tượng lịch sử một cách cô đọng và trực quan. Đây là biện pháp ghi nhớ logic, góp phần tích cực vào việc phát triển tư duy sáng tạo, giúp học sinh chủ động trong việc tự ôn tập. Dựa vào SGK để xây dựng sơ đồ, mơ hình hóa nội dung học tập chính là việc kết nối các sự kiện lịch sử với nhau theo lôgic phát triển bên trong của
kiến thức Lịch sử. Do trình độ nhận thức của HS huyện Lý Nhân là ở vùng nông thôn nên sẽ không được cao so với HS nơi khác, vì vậy, GV phải tìm