Xếp loại học lực trên thang điểm 10

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển một số năng lực tư duy toán học cho học sinh lớp 7 trong dạy học chủ đề các đường đồng quy trong tam giác (Trang 90)

Xếp loại Giỏi Khá Trung bình Yếu Kém

Điểm số  8.0 6.5 – 7.9 5.0 – 6.4 3.5 – 5.0  3.5

3.4.2.1. So sánh chất lượng đầu vào của lớp đối chứng và lớp thực nghiệm

Chúng tôi chọn lớp thực nghiệm và đối chứng là học sinh hai lớp 7A4 và 7A6 của trƣờng THCS Văn Quán, hai lớp này có mẫu học sinh là nhƣ nhau (37 học sinh/ lớp). Lấy điểm trung bình mơn Tốn học kì I năm học 2018 – 2019 (tổng kết vào tháng 12 năm 2018) của hai lớp thực nghiệm và đối chứng cùng với kết quả bài kiểm tra 45 phút Hình học chƣơng 2 (kiểm tra vào ngày 23 tháng 2 năm 2019) để làm cơ sở so sánh chất lƣợng đầu vào của hai lớp.

Điểm trung bình mơn Tốn học kì I năm học 2018 – 2019 của hai lớp nhƣ sau:

- Lớp 7A4: Điểm trung bình mơn Tốn của lớp là 7.6 - Lớp 7A6: Điểm trung bình mơn Tốn của lớp là 7.5.

Kết quả bài kiểm tra 45 phút Hình học chƣơng 2 (lấy kết quả này làm cơ sở xếp loại chất lƣợng đầu vào của hai lớp) đƣợc thống kê trong Bảng 3.1 nhƣ sau:

Bảng 3.2. Xếp loại chất lượng đầu vào

Kết quả Lớp

Giỏi Khá Trung bình Yếu Kém Tổng

Số lƣợng % Số lƣợng % Số lƣợng % Số lƣợng % Số lƣợng % Số lƣợng % Lớp thực nghiệm 6 16.2 13 35.1 16 43.2 2 5.4 0 0 37 99.9 Lớp đối chứng 7 18.9 14 37.8 14 37.8 2 5.4 0 0 37 99.9

Biểu đồ 3.1. Xếp loại chất lượng đầu vào

6 13 16 2 0 7 14 14 2 0 0 2 4 6 8 10 12 14 16 18

Giỏi Khá Trung bình Yếu Kém

Số lƣợng

Kết quả

Lớp thực nghiệm

Để so sánh chất lƣợng đầu vào của hai lớp thực nghiệm (7A4) và lớp đối chứng (7A6), chúng tôi sử dụng Independent Samples Test trong SPSS.

Bảng 3.3. So sánh chất lượng đầu vào

Qua Bảng so sánh, chúng tôi thấy Sig. = 0.89 > 0.05 nên điểm kiểm tra của hai lớp thỏa mãn điều kiện T-test. Điểm trung bình bài kiểm tra của hai lớp gần nhƣ bằng nhau (lớp thực nghiệm là 6.432 và lớp đối chứng là 6.486). Mặt khác, Sig. (2-tailed) = 0.869 > 0.05, nghĩa là chấp nhận giả thuyết H0, khơng có sự khác biệt về điểm kiểm tra trung bình của hai lớp trong cùng một bài kiểm tra.

Kết luận: Nhƣ vậy, qua điểm trung bình mơn Tốn học kì I năm học

2018 – 2019 và kết quả bài kiểm tra 45 phút Hình học chƣơng 2 (chung đề) của hai lớp, chúng tôi thấy hai lớp đƣợc chọn hầu hết đều có học lực mơn Tốn từ trung bình trở lên, và lực học tƣơng đƣơng nhau.

3.4.2.2. So sánh chất lượng đầu ra của lớp đối chứng và lớp thực nghiệm

Sau khi tiến hành thực nghiệm tại lớp 7A4 trong học kì 2 năm học 2018 – 2019, giáo viên dạy lớp thực nghiệm và đối chứng đồng thời cho hai lớp làm cùng một bài kiểm tra để đánh giá kết quả học tập hai lớp cũng nhƣ kết quả thực nghiệm sƣ phạm. Sau khi tổng hợp, chúng tôi đƣợc kết quả nhƣ sau:

Bảng 3.4. Xếp loại chất lượng đầu ra

Kết quả Lớp

Giỏi Khá Trung bình Yếu Kém Tổng

Số lƣợng % Số lƣợng % Số lƣợng % Số lƣợng % Số lƣợng % Số lƣợng % Lớp thực nghiệm 11 29.7 17 45.9 7 18.9 2 5.4 0 0 37 99.9 Lớp đối chứng 8 21.6 16 43.2 11 29.7 2 5.4 0 0 37 99.9

Biểu đồ 3.2. Xếp loại chất lượng đầu ra

Để so sánh chất lƣợng đầu ra của hai lớp thực nghiệm (7A4) và lớp đối chứng (7A6), chúng tôi sử dụng Independent Samples Test trong SPSS.

Bảng 3.5. So sánh chất lượng đầu ra 11 17 7 2 0 8 16 11 2 0 0 2 4 6 8 10 12 14 16 18

Giỏi Khá Trung bình Yếu Kém

Số lƣợng

Kết quả

Lớp thực nghiệm

Qua Bảng so sánh, chúng tôi thấy Sig. = 0.886 > 0.05 nên điểm kiểm tra của hai lớp thỏa mãn điều kiện T-test. Điểm trung bình bài kiểm tra của hai lớp lần này đã có sự khác biệt (điểm lớp thực nghiệm là 7.338 cao hơn điểm lớp đối chứng là 6.689). Mặt khác, Sig. (2-tailed) = 0.048 > 0.05, nghĩa là bác bỏ giả thuyết H0, có sự khác biệt về điểm kiểm tra trung bình của hai lớp trong cùng một bài kiểm tra.

Kết luận: Nhƣ vậy, qua kết quả bài kiểm tra 45 phút Hình học chƣơng

3 (chung đề) của hai lớp, chúng tôi thấy đƣợc chất lƣợng học tập của học sinh ở lớp thực nghiệm cao hơn ở lớp đối chứng, cụ thể: Điểm trung bình ở lớp thực nghiệm cao hơn điểm trung bình của lớp đối chứng là 0.649 điểm; tỉ lệ phần trăm học sinh khá, giỏi ở lớp thực nghiệm cao hơn tỉ lệ phần trăm học sinh khá, giỏi ở lớp đối chứng là 10.8%; ngƣợc lại, tỉ lệ phần trăm học sinh trung bình ở lớp thực nghiệm thấp hơn tỉ lệ phần trăm học sinh trung bình ở lớp đối chứng là 10.8% và tỉ lệ phần trăm học sinh yếu, kém ở hai lớp là nhƣ nhau. Từ kết quả này, bƣớc đầu cho thấy việc sử dụng tài liệu đƣợc đề xuất trong luận văn là có hiệu quả.

Kết luận chƣơng 3

Thực nghiệm đƣợc tiến hành là ví dụ minh họa cho tính hiện thực và khả thi của đề tài. Tuy thực nghiệm sƣ phạm chƣa đƣợc nhiều, nhƣng kết quả của thực nghiệm sƣ phạm đã cho thấy rằng: Trong dạy học chủ đề “Các đƣờng đồng quy trong tam giác”, nếu giáo viên thƣờng xuyên rèn luyện một số các thao tác hoạt động trí tuệ cơ bản và tổ chức những tình huống dạy học khơi gợi đƣợc hứng thú, tính tự lực khám phá kiến thức thì sẽ góp phần phát triển một số năng lực tƣ duy tốn học cho học sinh, góp phần nâng cao hiệu quả dạy học mơn Tốn ở trƣờng trung học cơ sở.

Kết quả thực nghiệm sƣ phạm đã cho thấy tính khả thi và hiệu quả của hệ thống bài tập đã đề xuất, mục đích thực nghiệm đã hồn thành. Giả thuyết khoa học đã đƣợc kiểm nghiệm là đúng.

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. Kết luận

Qua quá trình nghiên cứu theo mục đích đã đề ra, đối chiếu với các nhiệm vụ nghiên cứu, đề tài Phát triển một số năng lực tư duy toán học cho

học sinh lớp 7 trong dạy học chủ đề “Các đường đồng quy trong tam giác”

đã thu đƣợc những kết quả chính sau:

1) Luận văn đã hệ thống đƣợc các khái niệm về năng lực, tƣ duy, các thao tác trí tuệ và một số loại hình tƣ duy thƣờng gặp trong Tốn học. Nghiên cứu cho thấy tầm quan trọng của việc phát triển tƣ duy cho học sinh THCS, đồng thời đây cũng là một mục tiêu trọng yếu của nền giáo dục phổ thông, đặc biệt trong giai đoạn đổi mới phƣơng pháp dạy học hiện nay.

2) Xây dựng đƣợc một hệ thống gồm 34 bài toán và chỉ ra đƣợc một số cách thức khai thác các bài toán trong sách giáo khoa và sách tham khảo nhằm góp phần rèn luyện tƣ duy cho học sinh. Trong mỗi bài tốn có sự phân tích, hƣớng dẫn hoặc lời giải chi tiết và đƣa ra một hay nhiều cách làm, góp phần bồi dƣỡng và phát triển tƣ duy cho học sinh.

3) Kết quả nghiên cứu của đề tài đã đƣợc đánh giá qua thực nghiệm sƣ phạm. Kết quả thực nghiệm sƣ phạm đã kiểm nghiệm đƣợc phần nào tính khả thi và hiệu quả của đề tài.

Những kết quả trên cho thấy nhiệm vụ nghiên cứu của Luận văn đã đƣợc hoàn thành, giả thuyết khoa học đặt ra trong Luận văn là chấp nhận đƣợc.

Tuy nhiên, do những hạn chế về điều kiện thời gian, năng lực cũng nhƣ trình độ của bản thân, nên chắc chắn việc nghiên cứu còn nhiều thiếu sót. Chúng tơi rất mong đƣợc sự góp ý của các thầy giáo, cô giáo, các anh chị và bạn bè đồng nghiệp.

2. Khuyến nghị

Để việc vận dụng đề tài có hiệu quả trong q trình dạy và học, chúng tơi có hai khuyến nghị sau:

1) Mỗi giáo viên phải thƣờng xun học tập, nghiên cứu, tìm tịi, học hỏi kinh nghiệm, nâng cao trình độ chuyên môn của bản thân. Phải nắm vững kiến thức về các đƣờng đồng quy trong tam giác một cách sâu và rộng, tự khai thác các bài toán trong sách giáo khoa và sách tham khảo để xây dựng đƣợc một hệ thống các bài toán theo chủ đề của riêng mình. Phải thƣờng xuyên cập nhật các phƣơng pháp giảng dạy mới, hiện đại cũng nhƣ ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học.

2) Mỗi học sinh phải không ngừng học tập, nắm vững kiến thức về các đƣờng đồng quy trong tam giác, rèn kĩ năng vẽ hình và trình bày lời giải. Nâng cao năng lực tự học, tự tìm tịi, nghiên cứu kiến thức mới và biết vận dụng những tƣ duy đó vào trong cuộc sống.

TÀI LIỆU THAM KHẢO Danh mục tài liệu tiếng Việt

1. Vũ Văn Ban – Bùi Ngọc Quân (2017), Rèn luyện khả năng tư duy phản biện cho sinh viên trong quá trình dạy học bậc đại học, Tạp chí Khoa học – Đại học Sƣ phạm Thành phố Hồ Chí Minh, 14 (7), tr. 125 – 132.

2. Nguyễn Văn Biên (Tổng chủ biên) – Chu Cẩm Thơ (Chủ biên) – Đặng Thị Thu Huệ – Trịnh Thị Quyên (2018), Phát triển năng lực trong mơn Tốn lớp

7 Tập Hai, NXB Giáo dục Việt Nam, Hà Nội.

3. Vũ Hữu Bình (chủ biên) – Nguyễn Xuân Bình – Đàm Hiếu Chiến (2014),

Bồi dưỡng Toán 7 – Tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, Hà Nội.

4. Vũ Hữu Bình (2012), Nâng cao và phát triển Toán 7 – Tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, Vĩnh Phúc.

5. Vũ Hữu Bình (2014), Tốn 7 – Cơ bản và nâng cao – Tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, Hà Nội.

6. Bộ giáo dục và đào tạo (2018), Chương trình giáo dục phổ thơng mơn Tốn.

7. Bộ giáo dục và đào tạo (2018), Chương trình giáo dục phổ thơng. Chương

trình tổng thể.

8. Bộ giáo dục và đào tạo (2012), Sách giáo khoa Toán 7, tập Hai, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam.

9. Bộ giáo dục và đào tạo (2012), Sách bài tập Toán 7, tập Hai, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam.

10. Bộ giáo dục và đào tạo (2012), Sách giáo viên Toán 7, tập Hai, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam.

11. Trần Đức Chiến (2008), Rèn luyện tư duy thống kê cho học sinh trong dạy

học thống kê – xác suất ở mơn Tốn THPT, Luận án Tiến sỹ Giáo dục học,

12. Nguyễn Bá Đang (2018), Rèn luyện và phát triển tư duy thông qua giải các bài tốn hình học phẳng, NXB Giáo dục Việt Nam, Hà Nội.

13. Đavƣđov V.V. (2000), Các dạng khái quát hóa trong dạy học, NXB Đại

học quốc gia Hà Nội, Hà Nội.

14. Lê Đình (2004), Cơ sở khoa học của việc bồi dưỡng năng lực tự học, tự

nghiên cứu cho sinh viên sư phạm ngành Vật lý, Đề tài khoa học công nghệ

cấp Bộ, Trƣờng Đại học Sƣ phạm Huế, Huế.

15. Phạm Minh Hạc (chủ biên) – Phạm Hoàng Gia – Trần Trọng Thủy – Nguyễn Quang Uẩn (1992), Tâm lí học, NXB Giáo dục, Hà Nội.

16. Nguyễn Thu Hƣơng (2010), Phát triển tư duy cho học sinh thông qua dạy

học chương “Tứ giác” lớp 8 trung học cơ sở, Luận văn Thạc sỹ Sƣ phạm

Toán, Trƣờng Đại học Giáo dục – Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.

17. Bùi Thị Hƣờng (2007), Kích thích năng lực tư duy cho người học, Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Khoa học Xã hội và Nhân văn (23), tr. 185 – 190.

18. IU.Xviregiev (1988), Các mơ hình Tốn trong sinh thái học, Toán học trong hệ sinh thái (Bùi Văn Thanh dịch), NXB Khoa học và kĩ thuật, Hà Nội.

19. Nguyễn Bá Kim (2008), Phương pháp dạy học mơn Tốn, NXB Đại học Sƣ phạm, Hà Nội.

20. M.M.Po (1975), Từ điển triết học, NXB Tiến bộ Matsxcơva (bản tiếng

Việt), Hà Nội.

21. Nguyễn Thị Thu Mơ (2015), Dạy học thống kê theo hướng phát triển năng lực tư duy cho học sinh trung học phổ thông, Luận văn Thạc sỹ Giáo

dục học, Trƣờng Đại học Sƣ phạm Huế, Huế.

22. Hoàng Phê (chủ biên) (2008), Từ điển Tiếng Việt, NXB Đà Nẵng.

23. Phạm Đức Quang – Lê Anh Vinh (2018), Dạy học mơn Tốn cấp trung học cơ sở theo hướng phát triển năng lực học sinh, NXB Đại học Quốc gia

Hà Nội.

25. Nguyễn Thị Kim Thoa (2015), Dạy toán ở tiểu học theo hướng phát triển

năng lực người học, Tạp chí Khoa học – Đại học Sƣ phạm Thành phố Hồ Chí

Minh, 6(71), tr. 89 – 96.

26. Phan Doãn Thoại (chủ biên) – Lê Tự Đệ (2014), Phương pháp giải Toán

7 theo chủ đề – Phần hình học, NXB Giáo dục Việt Nam, Hà Nội.

27. Chu Cẩm Thơ (2018), Phát triển tư duy thơng qua dạy học mơn Tốn ở trường phổ thông. Nhà xuất bản Đại học Sƣ phạm.

28. Tôn Thân (chủ biên) – Vũ Hữu Bình – Nguyễn Vũ Thanh – Bùi Văn Tuyên (2014), Các dạng toán và phương pháp giải Toán 7 – Tập hai, NXB

Giáo dục Việt Nam, Huế.

29. Lê Đức Thuận (Tổng chủ biên) – Lê Đại Hải (chủ biên) – Nguyễn Thị Thu Hƣơng – Nguyễn Trung Kiên – Ngô Phƣơng Thanh – Trần Đồng Trực – Nguyễn Thị Thanh Hoa – Đỗ Thị Lan – Nguyễn Ngọc Sơn – Trần Hải Yến (2018), Củng cố và ơn luyện Tốn 7 – Tập hai, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.

30. Lê Công Triêm (2001), Bồi dưỡng năng lực tự học, tự nghiên cứu cho sinh viên đại học, Tạp chí Giáo dục, (8), tr. 30 – 35.

30. Bùi Văn Tuyên (2014), Bài tập nâng cao và một số chuyên đề Toán 7,

NXB Giáo dục Việt Nam, Quảng Nam.

31. Nguyễn Thị Tƣơi (2015), Phát triển một số năng lực tư duy toán học cho

học sinh trung học phổ thơng thơng qua dạy học phương trình vơ tỷ, Luận văn

Thạc sỹ Sƣ phạm Toán, Trƣờng Đại học Giáo dục – Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.

32. Nguyễn Quang Uẩn (chủ biên) – Nguyễn Văn Lũy – Đinh Văn Vang (2007), Giáo trình Tâm lý học đại cương, NXB Đại học Sƣ phạm, Hà Nội. 33. V.A.Crutetxki (1973), Tâm lý năng lực Toán học của học sinh, NXB Giáo dục, Hà Nội.

Tài liệu điện tử

34. Tô Văn Bình (2016), Trƣờng Đại học Việt Bắc, Năng lực là gì,

http://www.vietbac.edu.vn/nang-luc-la-gi-dt283.html, truy cập ngày 05 tháng 09 năm 2019.

PHỤ LỤC

Phụ lục 1. Hai phiếu điều tra dành cho giáo viên và học sinh PHIẾU ĐIỀU TRA SỐ 1 (Dành cho giáo viên) A. Trình độ chuyên môn

1. Tuổi nghề

Từ 1 – 10 năm Từ 10 – 20 năm Trên 20 năm

2. Hệ đào tạo

Cao đẳng Đại học Trên đại học

3. Chất lượng giảng dạy

Trung bình Khá Giỏi

B. Đánh giá về chủ đề “Các đƣờng đồng quy trong tam giác”

1. Hiện đang dạy Toán 7 tại trường THCS Văn Quán

Có Không

2. Nội dung chủ đề “Các đường đồng quy trong tam giác” có phù hợp cho việc phát triển năng lực tư duy tốn học cho học sinh lớp 7 khơng?

Phù hợp Không phù hợp

3. Mức độ kiến thức chủ đề “Các đường đồng quy trong tam giác”

Dễ Trung bình Khó

PHIẾU ĐIỀU TRA SỐ 2 (Dành cho học sinh)

Lớp: ………. Điểm trung bình mơn Tốn HKI lớp 7: ……….

1. Hứng thú học tập mơn Tốn

Không hứng thú Bình thƣờng Hứng thú

2. Đánh giá mơn Tốn

Khó Bình thƣờng Dễ

3. Mức độ kiến thức của chủ đề “Các đường đồng quy trong tam giác”

Phụ lục 2. Hai giáo án dạy thực nghiệm sƣ phạm Giáo án 1

Tiết 60. LUYỆN TẬP

(Tiết trƣớc: §7. Tính chất đƣờng trung trực của một đoạn thẳng. §8. Tính chất ba đƣờng trung trực của tam giác)

I. Mục tiêu

1. Kiến thức

- HS củng cố kiến thức về tính chất đƣờng trung trực của một đoạn thẳng và tính chất ba đƣờng trung trực trong tam giác.

- HS biết vận dụng những kiến thức trên để giải bài tốn hình học.

2. Kỹ năng

- HS xác định và vẽ đƣợc đƣờng trung trực của một đoạn thẳng và đƣờng trung trực của một tam giác.

- HS phát biểu đƣợc tính chất đƣờng trung trực của một đoạn thẳng và tính chất đƣờng trung trực của một tam giác.

- HS rèn kĩ năng vẽ hình, phân tích bài tốn và vận dụng linh hoạt các tính

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển một số năng lực tư duy toán học cho học sinh lớp 7 trong dạy học chủ đề các đường đồng quy trong tam giác (Trang 90)