Một số bài học rút ra từ thực tiễn

Một phần của tài liệu RÈN KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH LỚP 12 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LAI CHÂU QUA MÔN ĐỊA LÍ KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC (Trang 54 - 95)

CHƯƠNG 3 : THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM

3.7.Một số bài học rút ra từ thực tiễn

Thông qua kết quả nghiên cứu từ thực tiễn, tác giả xin rút ra một số bài học như sau.

Thứ nhất, đa phần các em HS lớp 12 tại các trường trung học phổ thông

trên địa bàn tỉnh Lai Châu rất hạn chế về kiến thức kỹ năng sống, HS ở đây mới chỉ bước đầu làm quen với kiến thức KNS, sự vận dụng KNS vào thực tiễn chưa cao, vì vậy cần phải đẩy mạnh hoạt động giáo dục KNS, công việc này phải tiến hành liên tục, và thường xuyên thì mới thu được kết quả cao.

Thứ hai, từ kết quả phiếu điều tra thu được và sự so sánh đối chiếu giữa

lớp thực nghiệm và lớp đối chứng cho thấy các em được trang bị kỹ năng sống thì rất hào hứng, tích cực vận dụng liên hệ thực tiễn và bước đầu phát huy được hiệu quả kiến thức KNS, điển hình như: Kỹ năng ứng xử với môi trường tự nhiên trong thời kỳ biến đổi khí hậu; kỹ năng sử dụng hiệu quả tài nguyên môi trường; kỹ năng chăm sóc bảo vệ mơi trường, kỹ năng phịng tránh thiên tai và hành vi gây hại đến môi trường sống, kỹ năng chung sống với môi trường tự nhiên khắc nghiệt... các kỹ năng này cần phải triển khai, mở rộng hơn nữa đối với các khối lớp khác nhau trên địa bàn tỉnh Lai Châu qua mơn Địa Lí.

Với việc trang bị hệ thống các kiến thức KNS qua mơn Địa lí cho HS tác giả mong rằng dạy học mơn Địa lí có lồng ghép kiến thức KNS bước đầu tạo nên sự thay đổi trong nhận thức của HS đối với các vấn đề liên quan đến tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ mơi trường… Từ đó, giúp HS vận dụng hệ thống kiến thức đó vào thực tiễn cuộc sống ngay tại địa bàn tỉnh Lai Châu được hiệu quả hơn, đồng thời giúp học sinh có những suy nghĩ tích cực trong việc bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và mơi trường, góp phần tạo nên sự phát triển bền vững của địa phương và đất nước trong tương lai.

KẾT LUẬN

Đổi mới giáo dục đang là vấn đề mang tính thời sự, thu hút sự quan tâm của Đảng, toàn dân. Đổi mới giáo dục là đổi mới nội dung, phương pháp dạy học, trong đó đổi mới theo hướng lồng ghép nội dung giáo dục KNS vào từng môn học cụ thể nhằm trang bị một số kỹ năng cần thiết cho HS đang được triển khai mạnh mẽ.

Rèn kỹ năng sống là một nhiệm vụ quan trọng và cấp bách của hệ thống giáo dục, là kết quả của giáo dục, đồng thời là nhiệm vụ quan trọng của mọi hoạt động trong nhà trường. Có nhiều KNS cần được lồng ghép trong các bài dạy Địa lí ở trường phổ thơng. Các kỹ năng như: Kỹ năng sử dụng hiệu quả tài nguyên mơi trường; kỹ năng chăm sóc, bảo vệ mơi trường, kỹ năng phịng tránh thiên tai và một số hành vi gây hại đến môi trường sống… Rèn các KNS sẽ giúp cho các em thay đổi từ nhận thức đến hành vi. Trên cơ sở đó, hình thành nên nền tảng quan trọng giúp các em biết ứng dụng các kiến thức đã học vào thực tiễn sản xuất sau này để có thể sử dụng và khai thác hợp lí các nguồn tài nguyên, đảm bảo sự phát triển bền vững của xã hội.

Rèn kỹ năng sống cho học sinh THPT trên địa bàn tỉnh Lai Châu qua mơn Địa lí lớp 12 là quá trình thiết kế, vận hành đồng bộ các thành tố của hoạt động giáo dục theo quan điểm tích hợp. Nguyên tắc được xác định là dựa trên các ưu thế của nội dung trong chương trình Địa lí lớp 12 để rèn KNS cho HS ở các trường THPT trên địa bàn tỉnh Lai Châu, nhưng vẫn phải đảm bảo nội dung chính của bài học cũng như cách tiếp cận của từng HS.

Kết quả nghiên cứu từ thực tiễn của đề tài đã chứng minh đa phần học sinh THPT trên địa bàn tỉnh Lai Châu chưa có những KNS cơ bản hoặc có nhưng thiếu vững chắc. Các nhà hoạt động về giáo dục đã nhận thức được rõ bản chất, mức độ cần thiết để giáo dục KNS cho học sinh nhưng còn lúng túng về phương thức, biện pháp cũng như nội dung lồng ghép cho phù hợp với từng đối tượng cụ thể.

Đề tài không chỉ dừng lại ở việc trang bị hệ thống các kỹ năng cơ bản mà tác giả còn tiến hành thiết kế giáo án có lồng ghép nội dung giáo dục KNS để tiến hành thực nghiệm tại một số trường THPT trên địa bàn tỉnh Lai Châu. Kết quả thực nghiệm rất khả quan, ở tất cả các lớp thực nghiệm số lượng HS được hỏi rất thích và thích học nội dung giáo dục có lồng ghép KNS ln cao hơn so với lớp đối chứng. Điều này đã chứng tỏ ưu thế của bài học có lồng ghép nội dung giáo dục KNS so với bài học bình thường khơng lồng ghép KNS. Đây là cơ sở thuận lợi cho việc đổi mới phương pháp giáo dục trong nhà trường THPT trên địa bàn tỉnh Lai Châu.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Nguyễn Ngọc Bảo, Bùi Văn Quân (2006), Hỏi đáp Giáo dục học, Tập 1,

NXB Đại học Sư phạm Hà Nội.

2. Nguyễn Thanh Bình (2006), Giáo dục kĩ năng sống, Chuyên đề cao học,

ĐHSP Hà Nội.

3. Nguyễn Thanh Bình (2006), Giáo dục kĩ năng sống, Giáo trình dành cho sinh viên Cao đẳng sư phạm, NXB Đại học Sư phạm Hà Nội.

4. Nguyễn Thanh Bình, Nguyễn Kim Dung, Lưu Thu Thủy, Vũ Thị Sơn (2003),

Những nghiên cứu và thực hiện chương trình giáo dục kĩ năng sống ở Việt Nam,

Viện Chiến lược và Chương trình giáo dục, Hà Nội.

5. Lê Kim Dung (2003), Chương trình thực nghiệm giáo dục sống khỏe mạnh và

kĩ năng sống với sự hỗ trợ của UNICEF, Báo cáo tại hội thảo “Chất lượng giáo

dục và kĩ năng sống” từ 23-25/10/2003, Hà Nội.

6. Dương Tự Đam (1999), Gia đình trẻ và việc hình thành nhân cách thanh

niên, NXB Thanh Niên.

7. Vũ Cao Đàm (1999), Phương pháp luận nghiên cứu khoa học, NXB Khoa

học kỹ thuật, Hà Nội.

8. Phạm Minh Hạc (chủ biên) (2001), Phát triển toàn diện con người trong thời

kỳ cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.

9. Nguyễn Văn Lê, Nguyễn Sinh Huy (2000), Giáo dục học đại cương, NXB (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Giáo dục, Hà Nội.

10. Phạm Đình Nghiệp (2000), Giáo dục tư tưởng cách mạng cho thế hệ trẻ Việt

Nam trong tình hình mới, NXB Thanh Niên.

11. Đào Thị Oanh (2008) Một số cơ sở tâm lí học của việc giáo dục kĩ năng sống

cho học sinh, Bài viết cho Đề tài KHCN cấp Bộ, Mã số 2007-17-57, Hà Nội.

12. Nguyễn Thị Oanh (2005), Kĩ năng sống cho tuổi vị thành niên, NXB Trẻ.

13. Nguyễn Đức Thạc (2004), Rèn luyện kĩ năng sống một hướng tiếp cận mới

về chất lượng giáo dục đào tạo, Tạp chí Giáo dục, số 81/2004, Hà Nội.

14. Trần Thời (1998), Kĩ năng thanh niên tình nguyện, NXB Khoa học xã hội,

Hà Nội.

15. Huỳnh Khái Vinh (2001), Một số vấn đề về lối sống, đạo đức, chuẩn giá trị

PHỤ LỤC

CÁC GIÁO ÁN THỰC NGHIỆM

Phụ lục 1

Bài 6: ĐẤT NƯỚC NHIỀU ĐỒI NÚI I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

1. Về kiến thức

- Biết được các đặc điểm nổi bật của cấu trúc địa hình Việt Nam, nhấn mạnh phần lớn diện tích nước ta là đồi núi nhưng chủ yếu là đồi núi thấp.

- Hiểu được sự phân hố địa hình đồi núi Việt Nam, đặc điểm của mỗi vùng và sự khác nhau giữa các vùng.

2. Về kĩ năng

- Xác định 4 vùng địa hình đồi núi, đặc điểm của các vùng trên bản đồ.

- Xác định được vị trí các dãy núi, khối núi, các dạng địa hình chủ yếu mơ tả trong bài học.

3. Về thái độ

- Có ý thức học tập và rèn luyện, có cách nhìn tồn diện về đất nước đồng thời rèn lòng yêu quê hương đất nước.

II. PHƯƠNG PHÁP/KỸ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC CĨ THỂ SỬ DỤNG

- Kiến tạo lại; nhóm nhỏ, tranh luận, thuyết trình tích cực...

III. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC

- Bản đồ Địa lý tự nhiên Việt Nam. - Atlát địa lý Việt Nam.

- Một số hình ảnh về cảnh quan các vùng địa hình đất nước ta.

IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1. Khám phá: GV hướng dẫn học sinh quan sát bản đồ Địa lý tự nhiên Việt (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nam để trả lời:

? Màu chiếm phần lớn trên bản đồ địa hình là màu gì, nó thể hiện dạng địa hình nào?

GV: Đồi núi chiếm 3/4 lãnh thổ, nhưng chủ yếu là đồi núi thấp là đặc điểm cơ bản của địa hình nước ta. Sự tác động qua lại của địa hình tới các thành phần tự nhiên khác hình thành nên đặc điểm chung của tự nhiên nước ta - đất nước nhiều đồi núi.

2. Kết nối

Hoạt động của GV và HS Nội dung chính

Hoạt động 1: Tìm hiểu đặc điểm chung của địa hình nước ta.

Hình thức (theo cặp/Nhóm).

Bước 1: GV yêu cầu HS nhắc lại cách phân loại núi theo độ cao (núi thấp cao dưới 1000m, núi cao cao trên 2000m) sau đó chia HS ra thành các nhóm, giao nhiệm vụ cho các nhóm.

GV đặt câu hỏi: Đọc SGK mục 1, quan sát hình 6.1, Atlát địa lí Việt Nam hãy: - Nêu các biểu hiện chứng tỏ núi chiếm phần lớn diện tích nước ta nhưng chủ yếu là đồi núi thấp.

- Kể tên các dãy núi hướng tây bắc đông nam, các dãy núi hướng vòng cung.

- Chứng minh địa hình nước ta rất đa dạng và phân chia thành các khu vực. Bước 2: HS trong các nhóm trao đổi bổ xung cho nhau.

Bước 3: Một HS chỉ trên bản đồ để chứng minh núi chiếm phần lớn diện tích nước ta nhưng chủ yếu là đồi núi thấp kể cả các dãy núi hướng tây bắc - đông nam, các dãy núi hướng vòng cung. Một HS chứng minh địa hình nước ta rất đa dạng và phân chia thành

1. Đặc điểm chung của địa hình

a. Địa hình đồi núi chiếm phần lớn diện tích nhưng chủ yếu là đồi núi thấp.

Địa hình cao dưới 1000m chiếm 85% núi trung bình 14% núi cao chỉ có 1%. Đồng bằng chỉ chiếm 1/4 diện tích đất đai.

b. Cấu trúc địa hình nước ta khá đa dạng

Hướng tây bắc - đông nam và hướng vòng cung

- Địa hình già trẻ lại và có tính phân bậc rõ rệt

- Địa hình thấp dần từ tây bắc xuống đơng nam

- Cấu trúc gồm 2 hướng chính

+ Hướng TB - ĐN: Từ hữu ngạn sông Hồng đến Bạch Mã.

+ Hướng vòng cung: Vùng núi Đông Bắc và Trường Sơn Nam

c. Địa hình vùng nhiệt đới ẩm gió mùa (sẽ học kỹ ở bài sau)

d. Địa hình chịu tác động mạnh mẽ của con người

nhiều khu vực.

Các HS khác bổ sung ý kiến.

GV đặt câu hỏi: Hãy giải thích vì sao

nước ta đồi núi chiếm phần lớn diện tích nhưng chủ yếu là đồi núi thấp?

(Vận động uốn nếp, đứt gãy, phun trào mắc ma từ giai đoạn cổ kiến tạo đã làm xuất hiện ở nước ta quang cảnh đồi núi đồ sộ, liên tục. Trong giai đoạn Tân kiến tạo, vận động tạo núi Anpi diễn ra không liên tục theo nhiều đợt nên địa hình nước ta chủ yếu là đồi núi thấp, địa hình phân thành nhiều bậc, cao ở Tây bắc thấp dần xuống Đông nam. Các đồng bằng chủ yếu là đồng bằng chân núi, ngay đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long cũng được hình thành trên một vùng núi cổ bị sụt lún nên đồng bằng thường nhỏ). GV hỏi: Hãy lấy ví dụ chứng minh tác

động của con người tới địa hình nước ta. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Chuyển ý: GV chỉ trên bản đồ Địa lý tự nhiên Việt Nam khẳng định: Sự khác nhau về cấu trúc địa hình ở các vùng lãnh thổ nước ta thành các khu vực địa hình khác nhau.

Hoạt động 2: Tìm hiểu đặc điểm các

khu vực địa hình. (nhóm).

Bước 1: GV chia HS ra thành các nhóm, giao nhiệm vụ cụ thể cho từng nhóm. (xem phiếu học tập phụ lục). Nhóm 1: Trình bày đặc điểm địa hình vùng núi Đơng Bắc.

2. Các khu vực địa hình

a. Khu vực đồi núi * Vùng núi Đông Bắc

- Giới hạn: Vùng núi phía tả ngạn sơng Hồng

- Chủ yếu là đồi núi thấp.

Nhóm 2: Trình bày đặc điểm địa hình vùng núi Tây Bắc.

Nhóm 3: Trình bày đặc điểm địa hình vùng núi Bắc Trường Sơn.

Nhóm 4: Trình bày đặc điểm địa hình vùng núi Nam Trường Sơn.

Lưu ý: Với HS khá, giỏi GV có thể yêu cầu HS trình bày như một hướng dẫn viên du lịch (mời bạn đến thăm vùng núi Đông Bắc...).

Bước 2: HS trong nhóm trao đổi, đại diện các nhóm trình bày, các nhóm trao đổi bổ sung ý kiến.

Bước 3: GV nhận xét, đánh giá phần trình bày của HS.

GV đặt câu hỏi cho các nhóm:

- Địa hình vùng Đơng Bắc có ảnh hưởng như thế nào tới khí hậu.

- Địa hình vùng Tây Bắc có ảnh hưởng như thế nào tới sinh vật.

Hoạt động 3: So sánh các vùng đồi

núi nước ta.

Hình thức (nhóm).

Bước 1: GV chia HS ra thành các nhóm giống như hoạt động 2, nhiệm vụ của các nhóm sẽ được hốn đổi cho nhau.

Nhóm 1: Dùng các cụm từ ngắn để so sánh đặc điểm địa hình vùng núi Tây Bắc với cả nước .

Nhóm 2: Dùng các cụm từ ngắn để so sánh đặc điểm địa hình vùng núi Đơng Bắc với cả nước.

bắc và đông chụm lại ở Tam Đảo. - Hướng nghiêng: Cao ở Tây bắc thấp dần xuống Đông nam.

* Vùng núi Tây Bắc:

- Giới hạn: Nằm ở giữa sông Hồng và sông Cả.

- Địa hình cao nhất nước ta, dãy Hồng Liên Sơn (Phanxipang 3143m).

- Các dãy núi hướng Tây bắc - Đông nam, xen giữa là các cao nguyên đá vôi (cao nguyên Sơn La, Mộc Châu).

* Vùng núi Bắc Trường Sơn

- Giới hạn: Từ sông Cả tới dãy Bạch Mã. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Hướng tây bắc - đông nam.

- Các dãy núi song song, so le, cao ở hai đầu ở giữa có các vùng núi đá vơi (Quảng Bình, Quảng trị).

* Vùng núi Trường Sơn Nam

- Các khối núi Kontum, khối núi cực nam tây bắc, sườn tây thoải, sườn đông dốc đứng.

- Các cao nguyên đất đỏ bazan: Playku, Đắck Lăck, Mơ Nông, Lâm Viên bề mặt bằng phẳng, độ cao xếp tầng 500 - 800 – 1000 m.

Nhóm 3: Dùng các cụm từ ngắn để so sánh đặc điểm địa hình vùng núi Nam Trường Sơn với cả nước.

Nhóm 4: Dùng các cụm từ ngắn để so sánh đặc điểm địa hình vùng núi Bắc Trường Sơn với cả nước.

Bước 2: HS trong các nhóm trao đổi, đại diện các nhóm lên bảng viết.

Với HS trung bình hoặc kém, GV có thể làm mẫu 1 vùng rồi chia nhóm để HS có thể so sánh 3 vùng cịn lại.

(Vùng núi Đông Bắc: núi thấp, nhiều dãy núi hướng vòng cung nhất, cao ở tây bắc, thấp dần xuống đông nam... Vùng núi Tây Bắc: Cao nhất ở nước ta, hướng tây bắc - đông nam, xen giữa các dãy núi là các cao nguyên đá vôi... Vùng núi Bắc Trường Sơn: Gồm các dãy núi song song, so le nhau dài nhất, hướng tây bắc - đông nam, cao ở hai đầu, thấp ở giữa...

Vùng núi Nam Trường Sơn: Có nhiều cao nguyên xếp tầng nhất nước ta, sườn tây thoải, sườn đông dốc...)

Bước 3: Các nhóm cử đại diện đánh giá phần trình bày của nhóm bạn. GV chuẩn kiến thức.

3. Đánh giá

1. Khoanh tròn ý em cho là đúng nhất

1.1. Khu vực có địa hình cao nhất nước ta là

A. Tây Bắc. C. Bắc Trường Sơn. B. Đông Bắc. D. Tây Nguyên.

1.2. Đặc điểm nổi bật của địa hình nước ta là A. Địa hình chủ yếu là đồng bằng châu thổ. B. Địa hình đồi núi chiếm phần lớn diện tích.

C. Chủ yếu là địa hình cao ngun chiếm phần lớn diện tích.

2. Hãy ghép đơi các vùng địa hình ở cột bên trái phù hợp với đặc điểm ở cột bên phải

Một phần của tài liệu RÈN KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH LỚP 12 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LAI CHÂU QUA MÔN ĐỊA LÍ KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC (Trang 54 - 95)