BÀI 2 : THIẾT KẾ THỰC HÀN KHUNG
4. Thực hành hàn khung
- Bước 1: Cắt các thanh sắt theo kích thước được quy định trước trong bảng vẽ kỹ thuật sau đó uốn tạo hình theo yêu cầu.
- Bước 2: Tạo hình khung cửa bằng cách hàn các thanh sắt lại với nhau.
- Bước 3: Làm phẳng các mối hàn bằng cách dùng máy chà nhám để mài
các thanh sắt sao cho mối hàn không bị lộ.
- Bước 4: Phủ matit ATM vào vị trí vừa chà nhám nhằm làm phẳng vị trí
chà nhám, ngăn chặn nước mưa khơng thâm nhập vào trong các thanh sắt, chống hiện tượng gỉ sét giúp thanh sắt phẳng đẹp hơn.
- Bước 5: Chà bóng và bằng các vị trí vừa phủ matit giúp thanh sắt bằng, bóng, dễ sơn hơn, màu sơn được đẹp và bền hơn.
- Bước 6: Lau sạch khung cửa vừa hoàn thiện, sơn chống gỉ sét sản phẩm
bằng máy sơn, sơn và xăng công nghiệp nhằm giúp cửa sắt bền đẹp, chống chọi được với các tác nhân thời tiết.
Những chú ý khi thực hiện cách hàn khung sắt
Hàn khung sắtcũng như hàn sắt cơ bản, muốn thực hiện tốt cần chú ý những điều sau:
- Thiết lập dòng điện: Thực hiện cách hàn khung sắt làm sao cho hiệu quả nhất thì điều cần chú ý đầu tiên chính là: Tùy theo điện cực sử dụng mà thiết bịi sử dụng cần thiết lập dòng điện một chiều thuận hay nghịch theo dòng điện. Đảm bảo thiết lập đúng trước khi hàn khung sắt.
- Cần linh hoạt điều chỉnh độ dài hồ quang để thực hiện đúng cách hàn khung sắt: Trong kỹ thuật hàn khung sắt cơ bản thì độ dài hồ quang hàn khơng nên vượt quá đường kính hàn khung. Nếu độ dài hồ quang quá ngắn
có thể gây hồ quang khơng ổn định, làm tắt hồ quang, vũng hàn đông cứng nhanh hơn và tạo vảy hàn cao hơn.
- Điều chỉnh góc que hàn: Đối với hàn bề mặt thì góc que hàn nên để từ 5 đến 15 độ theo hướng chuyển động và vị trí đứng nên để góc que hàn từ 0-15 độ (ngược chiều với que hàn).