Nội dung quản lý phát triển các trƣờng THCS đạt chuẩn Quốc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển các trường trung học cơ sở đạt chuẩn quốc gia tại huyện tam nông, tỉnh phú thọ (Trang 36)

gia của Phòng Giáo dục và Đào tạo

1.7.1. Quy hoạch mạng lưới trường, lớp, học sinh

Phòng GD&ĐT cần chủ động xây dựng kế hoạch dài hạn, trung hạn, ngắn hạn nhằm phát triển hợp lý mạng lưới trường, lớp đáp ứng nhu cầu học tập của người dân, góp phần đào tạo nguồn nhân lực tại chỗ, dần tiến tới nguồn nhân lực chất lượng cao; cơ sở vật chất, thiết bị nhà trường đầu tư theo hướng kiên cố hóa, chuẩn hóa, từng bước hiện đại hóa đảm bảo khả năng phục vụ, đáp ứng nhu cầu học tập của toàn bộ học sinh trên địa bàn và tiến tới hoạt động 2 buổi/ngày tại trường và phát triển các trường học có tổ chức bán trú. Giảm dần số học sinh bình quân trên một đơn vị lớp.

Tham mưu UBND huyện chỉ đạo các xã, thị trấn xác định vị trí, bố trí quỹ đất phù hợp, thuận lợi dành cho mạng lưới trường học tại các địa phương sao cho phù hợp thực tiễn và mang tính ổn định lâu dài. Các trường học khi xây dựng, phát triển đảm bảo yêu cầu về cơ sở vật chất (trường lớp và trang thiết bị) theo tiêu chuẩn qui định của Nhà nước; mặt bằng các trường học được mở rộng, cải tạo và xây dựng mới phải theo tiêu chuẩn của trường đạt chuẩn Quốc gia, có mơi trường sư phạm thân thiện và khn viên, cảnh quan môi trường xanh-sạch-đẹp.

Chủ trì, xây dựng kế hoạch, đề án, đề nghị UBND huyện thí điểm mơ hình trường trường chất lượng cao, trường dịch vụ trình độ chất lượng cao, trường trọng điểm có cơ sở vật chất tương đương với các trường trong khu vực và trên thế giới.

1.7.2. Lập kế hoạch phát triển các trường chuẩn Quốc gia

Đây là việc làm hết sức quan trọng đối với các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương; Phịng GD&ĐT với vai trò chủ đạo được quy định tại Thông tư 47/2012/TT-BGD&ĐT trong việc tham mưu với Ủy ban nhân dân cấp huyện trong việc lập kế hoạch xây dựng, đầu tư cho các trường trung học cơ sở trên địa bàn để đạt chuẩn Quốc gia; qua kế hoạch xây dựng giúp Huyện ủy, HĐND, UBND huyện ban hành các nghị quyết, tập trung các nguồn lực, các cơ chế chính sách, lồng ghép các nguồn vốn, tránh được việc cào bằng, đầu tư dàn trải gây lãng phí và kém hiệu quả.

Việc lập kế hoạch của Phòng GD&ĐT sẽ giúp UBND huyện, các địa phương có cái nhìn tổng thể về việc phát triển giáo dục của các nhà trường, Ngành giáo dục sẽ chủ động hơn trong việc kiểm tra, rà soát theo các tiêu chuẩn của trường đạt chuẩn Quốc gia; hướng dẫn, tư vấn các nhà trường lộ trình để đạt được các tiêu chuẩn theo quy định.

Hằng năm, giúp UBND huyện tiến hành sơ kết, tổng kết, đánh giá phong trào xây dựng trường chuẩn Quốc gia cấp huyện.

1.7.3. Quy hoạch, phát triển đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên

- Phịng GD&ĐT cần chủ động làm tốt cơng tác dự báo và quy hoạch đội ngũ; xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng nhà giáo và cán bộ quản lý một cách khoa học, hợp lý vì hiện nay nội dung này chưa được chú trọng đúng mức, dẫn đến tình trạng thừa tổng thể (những đơn vị trường quá nhỏ dưới 05 lớp), thiếu cục bộ, chưa cân đối ban khoa đào tạo, hụt hẫng giữa các thế hệ nối tiếp.

+ Chú trọng đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý bảo đảm chuẩn hóa về chun mơn, nghiệp vụ nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thơng; góp phần thực hiện đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo theo Quyết định số 732/QĐ-TTg ngày 29/4/2016 của Thủ tướng Chính phủ; các văn bản của tỉnh, địa phương.

+ Bảo đảm năng lực đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý; thực hiện bồi dưỡng giáo viên và cán bộ quản lý được chuẩn hóa ngang tầm với các nước tiên tiến trong khu vực và trên thế giới, đáp ứng mục tiêu, yêu cầu đổi mới giáo dục và đào tạo.

+ Xây dựng lộ trình, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ có trình độ đại

học, sau đại học từng chuyên ngành, chun sâu lĩnh vực, vị trí cơng tác để có tầm thực hiện nhiệm vụ theo yêu cầu, góp phần làm tốt vai trị tham mưu.

- Thực hiện nghiêm túc đúng qui trình 3 khâu giữa cơng tác quy hoạch; đào tạo, bồi dưỡng và sử dụng cán bộ. Phải căn cứ vào Nghị quyết 42 của Bộ Chính trị, Nghị quyết 17/2014 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy để xây dựng quy hoạch, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng cán bộ thuộc phạm vi quản lý và đề xuất qui hoạch các chức danh cán bộ quản lý. Cán bộ trong diện qui hoạch phải là những người đáp ứng cơ bản tiêu chuẩn chức danh cán bộ, nhưng cần được tiếp tục hồn thiện thơng qua đào tạo, bồi dưỡng, rèn luyện và thử thách trong thực tiễn; mỗi chức danh quy hoạch phải có từ 2 đến 3 đồng chí và một đồng chí có thể quy hoạch từ 2 đến 3 chức danh, theo hướng “mở” và “động” (khơng khép kín, khơng hạn chế số người được định sẵn một cách chủ quan

như vừa qua nhiều nơi đã làm và được rà soát, điều chỉnh thường xuyên theo sự phát triển của cán bộ để kịp thời bổ sung nhân tố mới). Sau đào tạo nhất thiết phải gắn với bồi dưỡng, bố trí, sử dụng cán bộ, nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác quy hoạch, đào tạo cán bộ.

- Chỉ đạo các trường thực hiện nghiêm túc đánh giá, phân loại cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên theo Nghị định 56/2015/NĐ-CP về đánh giá phân loại viên chức; Thông tư 29/2009/TT-BGD&ĐT, Thông tư 30/2009/TT- BGD&ĐT về đánh giá chuẩn Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng, giáo viên; là cơ sở thực hiện bồi dưỡng, sử dụng bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm, luân chuyển hiệu trưởng, phó hiệu trưởng, giáo viên; xây dựng quy hoạch phát triển đội ngũ, tham mưu để có chế độ chính sách thỏa đáng đối với đội ngũ.

1.7.4. Chế độ chính sách đối với giáo dục

- Phịng GD&ĐT tham mưu UBND huyện thực hiện chính sách phân cấp QLGD theo phương thức tăng cường tự chủ và tự chịu trách nhiệm cho địa phương và các nhà trường; giúp cho các nhà trường chủ động hơn trong công tác quản lý các hoạt động của nhà trường, mặt khác đòi hỏi bản lĩnh của người quản lý trong điều kiện công tác tự chủ và tự chịu trách nhiệm (Nghị định 115/2010/NĐ-CP; Thơng tư 11/2015/TTLT-BNV-BGD&ĐT).

- Chính sách phát triển đội ngũ cán bộ quản lý, đội ngũ nhà giáo: Chỉ đạo, thực hiện nghiêm túc Chỉ thị 40-CT/TW ngày 15/6/2004 của Ban Bí thư TW Đảng; Nghị quyết 90 của thủ tướng Chính phủ sẽ có tác dụng rất lớn yêu cầu các cấp QLGD và từng cá nhân CBQL, GV phải phấn đấu theo hướng chuẩn hố để nâng cao chất lượng cơng tác.

- Tham mưu UBND huyện trong công tác luân chuyển cán bộ, coi đây là khâu đột phá trong công tác cán bộ. Vừa đẩy mạnh việc luân chuyển, vừa thận trọng, giải quyết tốt quan hệ giữa luân chuyển với ổn định và xây dựng đội ngũ cán bộ có chun mơn sâu; vừa coi trọng đáp ứng yêu cầu trước mắt, vừa coi trọng mục đích bồi dưỡng, rèn luyện, chuẩn bị đội ngũ cán bộ kế cận. Q trình thực hiện cơng tác ln chuyển cần có bước đi thích hợp, làm tốt

công tác tư tưởng, nêu rõ mục đích, yêu cầu luân chuyển đối với nơi đi, nơi đến và đối với cán bộ được luân chuyển, đồng thời theo dõi, giúp đỡ, tạo điều kiện cho cán bộ luân chuyển hoàn thành nhiệm vụ.

- Tham mưu UBND huyện thực hiện tốt khâu tuyển dụng, ưu tiên, khuyến khích trong tuyển dụng; có chính sách riêng thu hút sinh viên giỏi, xuất sắc về địa phương cơng tác để có được những cán bộ có đủ phẩm chất, năng lực, trình độ tay nghề đáp ứng ngay yêu cầu công việc hạn chế được rất nhiều trong việc đào tạo, đào tạo lại đội ngũ.

- Phòng GD&ĐT phối hợp chặt chẽ với các phịng chun mơn của UBND huyện thực hiện đầy đủ, kịp thời, chính xác, minh bạch các chế độ chính sách đối với đội ngũ CBQL, GV, NV; thực tế cho thấy: Chính sách, chế độ cơng bằng, hợp lý sẽ là một trong những nguyên nhân khơi dậy lòng nhiệt thành, sức cống hiến và sự đoàn kết của đội ngũ cán bộ; khuyến khích sự suy nghĩ sáng tạo, phát huy trách nhiệm và quyền hạn cá nhân, tạo điều kiện cho cán bộ trở thành người lãnh đạo và quản lý giỏi.

- Thực hiện và làm tốt công tác thi đua khen thưởng sẽ có tác động lớn đến sự hăng say, nhiệt huyết cống hiến vì sự nghiệp giáo dục địa phương.

Kết luận Chƣơng 1

Chương 1 của luận văn đã đưa ra được những vấn đề có tính lý luận những cơ sở pháp lý, là cơ sở cho người nghiên cứu, các nhà quản lý so sánh, nhìn nhận vấn đề có cơ sở khoa học hơn trong cơng tác phát triển các trường THCS đạt chuẩn Quốc gia; đặc biệt đối với cá nhân trong việc phân tích, đánh giá thực trạng của công tác phát triển trường THCS đạt chuẩn Quốc gia tại huyện Tam Nông, tỉnh Phú Thọ tại Chương 2.

Luận văn đã đề cập văn bản chính: Luật Giáo dục 2005, Điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường trung học phổ thơng có nhiều cấp học, Thơng tư 47/2012/TT-BGD&ĐT cơ bản đã có sự thống nhất, có mối liên hệ chặt chẽ với nhau. Trong đó, những yếu tố cơ bản nhất trong xây dựng trường THCS đạt chuẩn Quốc gia đó là:

- Nhận thức và sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, các ban, ngành đồn thể của địa phương; tập thể đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên trong mỗi nhà trường, các lực lượng xã hội trong và ngoài nhà trường trong công tác xây dựng trường đạt chuẩn Quốc gia;

- Phải lập được Quy hoạch phát triển giáo dục chung của huyện, các nhà trường; vì định hướng, tầm nhìn sẽ giúp cho việc quy hoạch mạng lưới trường, lớp trên địa bàn phù hợp; đầu tư có trọng điểm, tránh đầu tư dàn trải lãng phí. Có những giải pháp đối với một số nhà trường có quy mơ q nhỏ.

- Việc lập kế hoạch phát triển các trường đạt chuẩn Quốc gia cần được cụ thể, chi tiết cho từng năm và từng giai đoạn; kế hoạch phải được đưa vào chương trình hành động, Nghị quyết của Đảng bộ, chính quyền địa phương và nó phải là kế hoạch chiến lược phát triển của mỗi nhà trường THCS.

- Sử dụng có hiệu quả nguồn vốn đầu tư, ngân sách nhà nước; tham mưu lồng ghép các chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nơng thơn mới, chương trình kiên cố hóa trường lớp học; tập trung mua sắm thiết bị theo hướng chuẩn hóa, từng bước hiện đại hóa.

- Kết hợp với các lực lượng ở địa phương thực hiện xã hội hóa giáo dục, đẩy nhanh hơn nữa cơng tác xã hội hóa giáo dục; bởi lẽ xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia là sự huy động tổng hợp các nguồn lực của địa phương, là dịp để toàn dân cùng tham gia chăm lo cho giáo dục, tạo sự thống nhất và đồng thuận của toàn xã hội.

- Nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục theo chuẩn nghề nghiệp đáp ứng yêu cầu đổi mới, đảm bảo theo các tiêu chuẩn trường THCS đạt chuẩn Quốc gia.

- Trong kế hoạch phát triển các trường đạt chuẩn Quốc gia cần tăng cường việc kiểm tra, rà soát, đánh giá; kịp thời đưa ra các biện pháp cần thiết trong việc duy trì, củng cố, điều chỉnh các đơn vị trong việc xây dựng (đối với đơn vị xây mới) theo các tiêu chuẩn quy định; phát huy hiệu quả các trường đã đạt chuẩn quốc gia (đối với các đơn vị đã đạt chuẩn).

Như vậy, Năm tiêu chuẩn của trường THCS đạt chuẩn Quốc gia đã

được đề cập một cách toàn diện, đầy đủ và được điều chỉnh, bổ sung theo từng giai đoạn một cách phù hợp với sự phát triển chung của đất nước, các nước trong khu vực, tiêu chuẩn chung của thế giới; cần khẳng định rằng, chủ trương xây dựng trường THCS đạt chuẩn Quốc gia là một chủ trương đúng đắn, nhằm từng bước xây dựng nhà trường theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa cùng với sự phát triển của đất nước và xã hội. Việc xây dựng trường chuẩn Quốc gia nhằm đảm bảo cho học sinh được giáo dục một cách toàn diện trong một mơi trường giáo dục tốt nhất, an tồn, thân thiện, làm cơ sở cho việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực sau này.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Ban Bí thƣ Trung ƣơng Đảng (2004), Chỉ thị số 40/CT-TW ngày

15/6/2004 của Ban Bí thư Trung ương Đảng “Hướng dẫn về việc xây dựng,

nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục”.

2. Ban chấp hành Trung ƣơng Đảng (2013), Nghị quyết Hội nghị Trung

ương 8 khố XI về đổi mới căn bản, tồn diện giáo dục và đào tạo, Hà Nội.

3. Bộ Chính trị (2000), Chỉ thị 58/CT-TW ngày 17/10/2000 về đẩy mạnh ứng dụng và phát triển CNTT phục vụ sự nghiệp CNH, HĐH, Hà Nội.

4. Bộ GD&ĐT (2000), Quyết định số 04/2000/QĐ-BGDĐT ngày 01/3/2000 về

việc ban hành Quy chế thực hiện dân chủ trong hoạt động của nhà trường. 5. Bộ GD&ĐT (2001), Quyết định số 27/2001/QĐ-BGD&ĐT ngày

05/7/2001 Ban hành Quy chế công nhận trường trung học đạt chuẩn quốc gia (giai đoạn từ năm 2001 đến năm 2010), Hà Nội.

6. Bộ GD&ĐT (2003), “Quy định về tiêu chuẩn thư viện trường phổ thông” ban hành kèm theo Quyết định số 01/2003/QĐ - BGD&ĐT ngày

02/01/2003.

7. Bộ GD&ĐT (2005), Quyết định số 08/2005/QĐ - BGD&ĐT ngày

14/3/2005 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế công nhận

trường trung học đạt chuẩn quốc gia (giai đoạn từ năm 2001 đến năm 2010) Ban hành kèm theo Quyết định số 27/2001/QĐ - BGD&ĐT ngày 05/7/2001 của Bộ trưởng Bộ giáo dục và Đào tạo, Hà Nội.

8. Bộ GD&ĐT (2005), Quyết định số 20/2005/QĐ - BGD&ĐT ngày

24/6/2005 về việc phê duyệt Đề án Quy hoạch phát triển xã hội hóa giáo

dục giai đoạn 2005 - 2010, Hà Nội.

9. Bộ GD&ĐT (2007), Chỉ thị số 2516/CT-BGDĐT ngày 18/5/2007 của

Bộ trưởng Bộ GD&ĐT về việc thực hiện cuộc vận động “Học tập và làm

theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” trong ngành giáo dục.

10. Bộ GD&ĐT (2008), “Quy định về phịng học bộ mơn”, ban hành kèm theo Quyết định số 37/2008/QĐ-BGD&ĐT ngày 16/7/2008 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT.

11. Bộ GD&ĐT (2009), “Quy định Chuẩn hiệu trưởng trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thơng và trường phổ thơng có nhiều cấp học”

ban hành kèm theo Thông tư số 29/2009/TT-BGD&ĐT ngày 22/10/2009, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT.

12. Bộ GD&ĐT (2009), “Quy định chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học

cơ sở, giáo viên trung học phổ thông” ban hành kèm theo Thông tư số 30/2009/TT- BGD&ĐT ngày 22/10/2009 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT. 13. Bộ GD&ĐT (2011), Số 12/2011/TT-BGDĐT ngày 28 tháng 3 năm 2011

Ban hành Điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và

trường phổ thơng có nhiều cấp học, Hà Nội.

14. Bộ GD&ĐT (2012), “Quy chế công nhận trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thơng và trường phổ thơng có nhiều cấp học đạt chuẩn quốc gia” ban hành kèm theo Thông tư số 47/2012/TT-BGDĐT ngày 07/12/2012 của Bộ GD&ĐT.

15. Bộ GD&ĐT, Nhiệm vụ năm học 2010 - 2011, 2011-2012, 2012-2013,

2013-2014, 2014-2015, Hà Nội.

16. Nguyễn Phúc Châu (2010), Quản lý nhà trường, NXB ĐHSP Hà Nội.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển các trường trung học cơ sở đạt chuẩn quốc gia tại huyện tam nông, tỉnh phú thọ (Trang 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(46 trang)