Các cạm bẫy của các hệ sốngắn hạn

Một phần của tài liệu Giáo trình phân tích tài chính doanh nghiệp (Trang 39 - 41)

IV. Các chỉ tiêu đánh giá tình hình tài chính

4.1.5 Các cạm bẫy của các hệ sốngắn hạn

Lưu ý rằng, các hệ số ngắn hạn mang tính thời điểm vì cơ sở dữ liệu là bảng cân đối kế tốn được lập vào một ngày nhất định. Để "cải thiện" và tạo "hình ảnh đẹp" vào ngày báo cáo, các nhà quản trị cĩ thể trang điểm để trơng cĩ vẻ hấp dẫn hơn. Ví dụ ngưng nhập hàng vào các ngày cuối kỳ, thu "tạm thời" các khoản nợ nội bộ…

Mặt khác, các cơng ty đang tăng trưởng (tăng doanh thu) thường cĩ hệ số thanh tốn ngắn hạn thấp (tăng hàng tồn kho, thiếu tiền, tăng

khoản phải thu, nợ phải trả…), trong khi ngược lại, các cơng ty đang khơng thuận lợi trong phát triển qui mơ hoạt động kinh doanh (dư tiền, trả bớt nợ, giảm tài sản lưu động…) cĩ hệ số thanh tốn ngắn hạn cao. Đặc biệt cĩ những cơng ty kinh doanh theo mùa vụ, tỉ như phải chuẩn bị hàng bán dịp Tết Nguyên đán (tháng 1, 2 năm sau), buộc phải tồn kho rất lớn vào thời điểm lập báo cáo (31/12 năm nay); các cơng ty phát hành sách giáo khoa cho mùa tựu trường; các cơng ty lương thực thu mua lúa gạo vào mùa gặt, v.v… là những doanh nghiệp mang tính thời vụ cao.

Ví dụ: khảo sát sự thay đổi của hệ số ngắn hạn khi tăng (và giảm) một khoản bằng nhau trong tài sản lưu động và nợ ngắn hạn như sau.

Chỉ tiêu

Ban đầu Cùng tăng 200 Cùng giảm 200 Tài sản lưu động 2000 2200 1800

Nợ ngắn hạn 1000 1200 800

Hệ số thanh tốn ngắn hạn 2.00 1,83 2,25

- Cùng tăng 200, ví dụ mua hàng nhập kho tiền nợ lại người bán

- Cùng giảm 200, ví dụ dùng tiền mặt hay chứng khốn hoặc thương phiếu trả nợ vay ngắn hạn.

Một phần của tài liệu Giáo trình phân tích tài chính doanh nghiệp (Trang 39 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)