Nguyên tắc cơ bản của OFDM:

Một phần của tài liệu Tìm hiểu mạng thông tin di động sử dụng kỹ thuật MC-CDMA (Trang 35 - 36)

Chuyển đổi một chuỗi dữ liệu nối tiếp có tốc độ cao R thành N chuỗi con song song có tốc độ thấp hơn (R/N). N chuỗi con này được điều chế bởi N sóng mang phụ trực giao và được phát lên kênh truyền đồng thời.

Bản chất trực giao của các sóng mang phụ OFDM cho phép phổ của các chuỗi con sau điều chế chồng lấn lên nhau mà vẫn đảm bảo việc tách riêng biệt từng thành phần tại phía thu. Nhờ vậy mà hiệu quả sử dụng băng tần tăng đáng kể và

tránh được nhiễu giữa các sóng mang lân cận ICI (Inter-carrier Interference). Ta có thể thấy được điều này qua phổ của tín hiệu OFDM và tín hiệu FDM trên hình 3.2

Hình 3.2 Phổ của tín hiệu FDM và OFDM

Mặt khác, do chuỗi dữ liệu nối tiếp tốc độ cao được chia thành các chuỗi con có tốc độ thấp nên tốc độ ký hiệu của các chuỗi con nhỏ hơn rất nhiều so với tốc độ của chuỗi ban đầu, vì vậy các ảnh hưởng của nhiễu liên ký tự ISI, của hiệu ứng trễ trải đều được giảm bớt. Nhờ vậy có thể giảm độ phức tạp của các bộ cân bằng ở

phía thu. Ta sẽ nói thêm về phương pháp chống ISI được sử dụng trong hệ thống OFDM ở phần 3.1.5 .

ĐAMH Điện tử - Viễn thông 1 Chương 3: MC – CDMA

Tìm hiểu Hệ thống TTDĐ dùng kỹ thuật MC-CDMA Trang 33

= ∫Ts * j i(t)s (t)dt s

Một ưu điểm nữa của kỹ thuật OFDM là khả năng chống lại fading chọn lọc

tần số và nhiễu băng hẹp. Ở hệ thống đơn sóng mang, chỉ một tác động nhỏ của

nhiễu cũng có thể gây ảnh hưởng lớn đến tồn bộ tín hiệu (hình 3.3a). Nhưng đối

với hệ thống đa sóng mang, khi có nhiễu thì chỉ một phần trăm nhỏ của những sóng mang con bị ảnh hưởng (hình 3.3b), và vì vậy ta có thể khắc phục bằng các phương pháp mã hố sửa sai.

(a) (b) Hình 3.3 a. Tác động của nhiễu đối với hệ thống đơn sóng mang

Một phần của tài liệu Tìm hiểu mạng thông tin di động sử dụng kỹ thuật MC-CDMA (Trang 35 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(54 trang)