Nhìn chung các giảng viên đều ủng hộ nội dung và phương pháp tiến hành các thực nghiệm. Các giảng viên đều cho rằng việc đẩy mạnh việc sử dụng CNTT vào dạy học là điều cần thiết, đã đến lúc phải bắt tay vào thực hiện chứ không phải chỉ trên các diễn đàn khoa học. Tuy nhiên, để việc sử dụng CNTT vào dạy học cần rất nhiều đến sự nỗ lực của mỗi giảng viên, sinh viên và đặc biệt là nhận thức của các nhà lãnh đạo, quản lí giáo dục. Các điều kiện về cơ sở vật chất, đặc biệt là điều kiện phịng máy vi tính, phịng kết nối mạng internet là điều rất quan trọng cho kết quả của các tiết thực nghiệm. Tại trường Đại học Tây Bắc, các điều kiện nói trên nhìn chung đều được đáp ứng đủ. Giảng viên dạy thực nghiệm nắm vững nội dung, mục đích, yêu cầu của các tiết dạy học thực nghiệm và rất nhuần nhuyễn trong thực hiện các hoạt động dạy học. Chính họ cũng nhận thấy rằng sau các thực nghiệm, kiến thức môn học, kiến thức về nghiệp vụ sư phạm và kĩ năng sử dụng CNTT hỗ trợ cho dạy học được nâng cao lên một bậc mới. Các sinh viên cũng tự nhận thấy: các phẩm chất như năng động, sáng tạo, khả năng hợp tác được bồi dưỡng, rèn luyện một cách hiệu quả hơn. Bởi vậy sinh viên rất hứng thú được học tập với sự hỗ trợ của CNTT, háo hức với các giờ học thực nghiệm, cố gắng tìm tịi, sáng tạo trong các hoạt động học tập, có ý thức sưu tầm nghiên cứu các tài liệu tham khảo, có thái độ hợp tác thân ái với nhau trong các giờ học để hoàn thành nhiệm vụ học tập.
3.4.2. Đánh giá các kết quả thực nghiệm về mặt định tính
Giảng viên cũng như sinh viên đều đánh giá nội dung các thực nghiệm vừa sức, hấp dẫn, có tác dụng mở rộng và khắc sâu kiến thức môn học, giúp sinh viên được rèn luyện nghiệp vụ sư phạm nhiều hơn, cụ thể và tỉ mỉ hơn; Sử dụng CNTT là kỹ năng không thể thiếu được đối với người giáo viên trong xã hội hiện nay.
Giảng viên dạy thực nghiệm cũng đã dự tính được một số khó khăn khi tổ chức thực nghiệm và đã cùng với nhóm nghiên cứu đề tài bàn bạc các phương án trợ giúp cho sinh viên, như giao nhiệm vụ chuẩn bị trước ở nhà một số nội dung, gợi ý trước một số vấn đề khó, cung cấp trước kiến thức về máy tính và
phần mềm máy tính. Giảng viên phải chuẩn bị kỹ càng hệ thống câu hỏi gợi ý trong tiết dạy thực nghiệm, phân chia các nhóm học tập sao cho trong mỗi nhóm đều có những hạt nhân có thể giúp cả nhóm giải quyết được các khó khăn gặp phải. Thực tế cho thấy, sinh viên có thể gặp những khó khăn về kiến thức, nên nếu giảng viên cần chuẩn bị trước những phương án hỗ trợ thì các tiết dạy học mới đạt hiệu quả cao.
Việc vận dụng các phương pháp dạy học tích cực kết hợp với sử dụng CNTT là vấn đề khơng cịn mới mẻ. Hơn thế nữa, cả hai công việc này đều là những cơng việc khó khăn, địi hỏi người giảng viên phải rất cơng phu thiết kế giờ dạy, phải nắm vững lí luận và các phương pháp dạy học, đồng thời cũng phải có trình độ, kinh nghiệm nhất định về sử dụng CNTT. Mặc dù vậy, các giảng viên dạy thực nghiệm, cũng như các giảng viên được phỏng vấn đều đồng ý cao với việc sử dụng các biện pháp trong các thực nghiệm. Có thể nói: các thực nghiệm đã đạt kết quả tốt.
3.4.3. Đánh giá các kết quả thực nghiệm về mặt định lượng
Bảng tổng hợp kết quả các thực nghiệm: Nội dung 1: Lớp Các kết quả Lớp thực nghiệm K53 ĐH Toán Lớp đối chứng K53 CĐ Tốn Điểm trung bình X 382/57 6,7 382/76 5,02 Độ lệch chuẩn 2 2,46 1,42 Số bài có điểm 5 51 54 Tỷ lệ 95% 72% Nội dung 2: Lớp Các kết quả Lớp thực nghiệm K53 ĐH Toán Lớp đối chứng K53 CĐ Tốn Điểm trung bình X 328/57 5,75 395/76 5,18
Độ lệch chuẩn 2 0,063 1,94
Số bài có điểm 5 48 52
Tỷ lệ 87,5% 66,7%
Gọi H là là giả thiết, "Kết quả kiểm tra của lớp thực nghiệm không cao hơn kết quả kiểm tra của lớp đối chứng" và K là đối thiết : "Kết quả kiểm tra của lớp thực nghiệm cao hơn kết quả kiểm tra của lớp đối chứng". Ta có bảng kiểm định giả thiết như sau:
Thực nghiệm Số liệu
Nội dung 1 Nội dung 2
n1 57 57 n2 76 76 Điểm trung bình X1 6,7 5,75 Điểm trung bình X2 5,02 5,18 Độ lệch chuẩn 12 2,46 0,063 Độ lệch chuẩn 22 1,42 1,94 UTN = 2 2 2 1 2 1 2 1 n n X X 5,65 2,65 Mức ý nghĩa 0,05 0,05 U 1,96 1,96 So sánh 5,65>1,96 2,65>1,96 Kết luận Bác bỏ H, chấp nhận K Bác bỏ H, chấp nhận K
Kết quả kiểm định cho phép kết luận: kết quả kiểm tra của lớp thực nghiệm cao hơn kết quả kiểm tra của lớp đối chứng.
- Việc sử dụng CNTT trong dạy học mơn Đại số tuyến tính là khả thi và hiệu quả.
- Việc sử dụng CNTT kết hợp với những phương pháp dạy học tích cực trong mơn Đại số tuyến tính vừa tăng cường tính tích cực, tự giác hoạt động của sinh viên vừa tăng cường tương tác trong quá trình dạy học vừa nâng cao hiệu quả dạy học môn học này.
KẾT LUẬN
Đề tài đã thu được những kết quả chính sau đây:
1. Góp phần làm sáng tỏ cơ sở lí luận của việc sử dụng CNTT trong dạy học ở Đại học, những triển vọng và những tác động của CNTT trong quá trình đào tạo ở các trường Đại học; Phân tích thực trạng sử dụng CNTT trong dạy - học mơn Đại số tuyến tính ở trường Đại học Tây Bắc.
2. Đề xuất và thiết kế được 2 nhóm biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng CNTT trong dạy học môn Đại số tuyến tính ở trường trường Đại học Tây Bắc, bao gồm:
- Sử dụng phần mềm Maple trong một số nội dung của Đại số tuyến tính. - Dạy và học trực tuyến
Những biện này nhằm phát huy tính tích cực nhận thức, tính chủ động sáng tạo của sinh viên, đáp ứng yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học trong các nhà trường.
3. Những biện pháp trên đây phần nào đã được kiểm nghiệm bằng thực nghiệm sư phạm. Kết quả thực nghiệm chứng tỏ giả thuyết khoa học là chấp nhận được, các biện pháp đã đề xuất có tính khả thi và hiệu quả.
4. Đề tài là một tài liệu tham khảo bổ ích cho các đồng nghiệp và các em sinh viên trong khoa Toán – Lý – Tin ở trường Đại học Tây Bắc.
5. Những kết quả của đề tài có thể là tài liệu tham khảo để mở rộng ra nghiên cứu áp dụng cho các môn học khác.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Hoàng Ngọc Anh (2008), Ứng dụng công nghệ thơng tin phát huy tính tích
cực học tập của người học, Tạp chí Khoa học trường Đại học Sư phạm Hà Nội,
số 8, tr 11 - 16.
2. Hoàng Ngọc Anh (2010), Luận án Tiến sĩ: sử dụng đa phương tiện trong môn
phương pháp dạy học Toán ở trường ĐHSP.
2. Bùi Văn Nghị - Hoàng Ngọc Anh (2009), Sử dụng công nghệ thông tăng
cường tương tác trong các giờ học phương pháp dạy học mơn Tốn, Tạp chí
Giáo dục, số 205, tr 41 - 42.
3. Nguyễn Bá Kim (1998), Phương pháp dạy học mơn Tốn, Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội.
4. Nguyễn Bá Kim (2000), Phương pháp dạy học mơn Tốn, Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội.