2.6.1. Khái quát về thương mại điện tử B2B
Giao dịch thương mại điện tử giữa doanh nghiệp và doanh nghiệp (Business to Business- B2B) là một loại hình giao dịch phổ biến nhất trong tất cả các loại giao dịch thương mại. Thương mại điện tử B2B là các giao dịch được thực hiện bằng sử dụng phương tiện điện tử qua Internet, Intranet và Extranet, được thực hiện giữa các thành viên của chuỗi quản lý cung cấp hàng hóa/ dịch vụ, hay giữa các đơn vị kinh doanh với bất kỳ một đối tác kinh doanh khác.
Đơn vị kinh doanh ở đây có thể là bất kỳ một tổ chức nào: Tổ chức tư hay công, tổ chức kinh doanh thu lợi nhuận hay phi lợi nhuận.
Đặc điểm chính của thương mại điện tử là các công ty cố gắng tự động hóa quá trình giao dịch trao đổi và hoàn thiện quá trình này.
Thương mại điện tử B2B được thực hiện trực tiếp giữa người mua và người bán hoặc thông qua một đối tác kinh doanh trực tiếp thứ ba. Đối tác trung gian này có thể là tổ chức, là người hoặc một hệ thống điện tử.
Đặc điểm chung của các hoạt động B2B nằm trong chuỗi cung cấp của công ty sản xuất hoặc thương mại.
Thương mại điện tử B2B giúp cho quá trình giao dịch trong chuỗi cung cấp hiệu quả hơn do việc đem lại ít sự thay đổi, hoặc thay đổi hoàn hảo hơn và loại trừ những người trung gian.
TMĐT B2B có 2 loại giao dịch cơ bản: Mua hàng ngay lập tức(Spot buying)và mua hàng chiến lược (strategic sourcing).
Spot buying đề cập tới mua hàng hóa và dịch vụ theo giá thị trường, mức giá được xác định bởi cung và cầu trên thị trường biến động. Người mua và người bán thường không biết nhau. Mua bán chứng khoán và mua bán hàng hóa là ví dụ của Spot buying. Ngược lại Strategic sourcing liên quan tới hợp đồng dài hạn và luôn dựa vào thỏa thuận giữa người mua và người bán. Spot buying có thể có nhiều giá trị kinh tế hơn nếu được hỗ trợ bởi sàn giao dịch của bên thứ ba, trong đó strategic sourcing có hiệu quả hơn thông qua quá trình quản lý chuỗi cung cấp hàng hóa.
2.6.2. Đối tượng tham gia và các thông tin giao dịch trong TMĐT B2B
Đối tượng tham gia vào thương mại điện tử B2B Bên bán hàng;
Bên mua hàng;
Trung gian: Nhà cung cấp dịch vụ thứ ba cung cấp dịch vụ như sàn giao dịch hay
dịch vụ quản lý chuỗi cung cấp;
Cổng giao dịch: Cổng đặt giá và thỏa thuận giá như đấu giá, đấu thầu;
Dịch vụ thanh toán: Cung cấp giải pháp chuyển tiền từ người mua đến người bán;
Người cung cấp hậu cần: Đóng gói, lưu trữ, vận chuyển và các giải pháp hậu cần khác cần thiết phục vụ cho quá trình hoàn thành giao dịch.
Mạng Internet, Intranet hay Extranet;
Giao thức giao dịch: EDI hay XML
Dịch vụ khác như dịch vụ an ninh, tìm kiếm, môi giới người bán và người mua.
Quá trình hợp tác trong nội bộ : kết nối với hệ thống ERP, cơ sở dữ liệu. Các
thông tin giao dịch trong thương mại điện tử B2B
Sản phẩm: Giá, đặc tính sản phẩm, bán hàng. Khách hàng: Tình trạng bán hàng và dự báo.
Nhà cung cấp: các loại sản phẩm, thời gian chờ và bán hàng.
Quá trình sản xuất: Công suất sản xuất, mức độ thống nhất trong sản xuất.
Vận chuyển.
Tồn kho: Lượng tồn kho, chi phí thực hiện tồn kho, địa điểm.
Chuỗi cung cấp: Những đối tác chính, vai trò của đối tác và trách nhiệm của đối
Đối thủ cạnh tranh: So sánh đối thủ cạnh tranh, sản phẩm cạnh tranh, thị phần thị
trường.
Bán hàng và tiếp thị: khuếch trương, nơi bán hàng.
Quá trình cung cấp hàng hóa và thực hiện: Mô tả quá trình, đo hiệu quả thực hiện,
chất lượng, thời gian phân phối, sự hài lòng khách hàng.
2.6.3. Các phương thức thương mại điện tử B2B
Phương thức lấy công ty làm trung tâm (một đối với nhiều, nhiều đối với một). Trong mô hình này, một công ty sẽ hoặc là làm tất cả các hoạt động bán hàng (một đối với nhiều- hay bên bán hàng) hay một công ty sẽ thực hiện toàn bộ hành vi mua hàng (bên mua hàng). Công ty tự kiểm soát toàn bộ hệ thống thông tin. Một vài phiên mua hàng và bán hàng được thực hiện ở đây.
Phương thức nhiều người bán/mua với nhiều người bán/mua. Phương thức này thực hiện ở sàn giao dịch điện tử, nơi mà nhiều người mua và nhiều người bán gặp nhau và trao đổi thông qua hệ thống điện tử với nhau. Có các loại sàn giao dịch điện tử khác nhau như cộng đồng giao dịch, sàn giao dịch thương mại và sàn giao dịch.
Ngoài ra còn có phương thức thuwogn mại điện tử khác như thương mại hợp tác (C-commerce), sự hội nhập của các thành viên trong chuỗi cung cấp.
Phương thức lấy công ty làm trung tâm
Bên bán hàng xây dựng trang web, kênh bán hàng riêng biệt thông qua mạng Extranet cho đối tác khách hàng là doanh nghiệp. Người bán hàng ở đây có thể là doanh nghiệp sản xuất bán hàng cho nhà bán buôn, bán lẻ hoặc đối tác kinh doanh lớn.Người bán hàng cũng có thể là nhà phân phối bán hàng cho người bán buôn, người bán lẻ và đối tác kinh doanh. Cả hai cách đều đề cập tới một người bán hàng và nhiều khách hàng tiềm năng.Trong phương thức này cả người tiêu dung cuối cùng và người tiêu dung là doanh nghiệp đều sử dụng cùng một thị trường.Phương thức tảo đổi giao dịch hàng hóa của B2B cũng giống như của B2C.
Phương thức giao dịch hàng hóa cho loại hình thương mại điện tử B2B cơ bản giống với B2C, điểm khác biệt cơ bản nằm ở trong quá trình giao dịch. Ví dụ, Trong thương mại điện tử B2B, khách hàng lớn có thể nhận được ca-ta-log về sản phẩm và giá cả theo yêu cầu của khách hàng này.Thông thường doanh nghiệp thường tách bạch giữa
tách bạch này là do quá trinh đáp ứng mặt hàng đó. Có ba phương thức bán hàng trực tuyến trong phương thức lấy công ty làm trung tâm: bán hàng từ ca-ta-log điện tử, bán theo kiểu đấu giá và bán trực tiếp theo mối quan hệ một-một.
Bán hàng trực tiếp từ ca-ta-log
Có thể sử dụng một ca-ta-log chung cho tất cá khách hàng hoặc cá nhân hóa từng ca-ta-log cho từng loại khách hàng khác nhau.
Cách thức này sẽ không thuận tiện cho khách hàng lớn và khách hàng thường xuyên của doanh nghiệp vì thông tin đặt hàng của người mua hàng được lưu trữ trong máy chủ của nhà cung cấp và nó cũng không dễ dàng tương thích được với hệ thống thông tin chung của người mua.Bán hàng trực tiếp từ ca-ta-log là cách thức người bán hàng cung cấp cho người mua giỏ mua hàng đã được cá thể hóa,giỏ mua hàng này giúp lưu trữ thông tin đặt hàng, thông tin mà được hợp nhất với thông tin của người mua hàng. Điều này đặc biệt quan trong khi người mua hàng tham quan một vài trang web trong một hoặc nhiều khu vực bán hàng. Rất nhiều người bán hàng cung cấp các trang khác nhau và ca-ta-log khác nhau cho khách hàng chính của họ.
Bán hàng trực tuyến có tác dụng giảm chí đơn đặt hàng và chi phí giấy tờ, tăng quay vòng đơn đặt hàng, giảm lỗi trong quá trình đặt hàng và định dạng sản phẩm, giảm chi phí tìm kiếm cho người mua hàng(chi phí tìm người bán hàng, chi phí so sánh giá cả), giảm chi phí tìm kiếm cho người bán hàng (chi phí quảng cáo), giảm chi phí quản lý hậu cần, tăng khả năng cá thể hóa sản phẩm và tăng khả năng đưa ra các mức giá khác nhau cho những khách hàng khác nhau (thông qua cá nhân hóa hoặc làm theo yêu cầu của khách hàng).
Hạn chế của bán hàng từ ca-ta-log là người bán hàng có thể gặp phải xung đột trong kênh phân phối này với hệ thống kênh phân phối hiện tại. Hạn chế khác là, nếu hệ thống truyền dữ liệu điện tử (EDI) truyền thống được sử dụng, chi phí cho khách hàng sẽ cao.Cuối cùng là số lượng đối tác kinh doanh trực tuyến phải đủ lớn thì mới cân bằng được hệ thống.
Đấu giá trong TMĐT B2B
Đấu giá tiến là cách thức hàng hóa được trưng bày trên trang đấu giá để bán. Đấu giá tiến làm tăng doanh thu, tạo ra các kênh bán hàng mới củng cố và mở rộng bán hàng trực tuyến.
Đấu giá tiến cho phép doanh nghiệp có thể thu xếp đối với hàng bị trả lại,mỗi hàng lỗi thời hoặc khối lượng hàng thừa nhanh chóng, dễ dàng. Bên cạnh đó, đấu giá tiến cũng làm tăng khả năng trang web đó được xem. Đấu giá tiến làm cho người xem phải sử dụng nhiều thời gian hơn trong web để xem và xem nhiều trang hơn so với những người không tham gia đấu giá. Đồng thời đấu giá tiến cũng duy trì thành viên và thu hút thành viên. Tất cả các giao dịch đấu giá đều làm tăng cường số lượng khách hàng đăng ký.
Các hình thức đấu giá tiến có thể là: bán từ trang web của chính doanh nghiệp (ví dụ tradeXchange.com) hoặc bán từ trang web của người trung gian (ví dụ ebay.com). Sử dụng đấu giá trực tiếp trên trang web sẽ tăng chi phí đầu tư cho hạ tầng cơ sở,chi phí hoạt động và chi phí dy trì trang web đấu giá. Tuy nhiên nó sẽ làm giảm chi phí phát sinh trong quá trình thực hiện đấu giá. Đối với trường hợp sử dụng trang web trung gian, doanh nghiệp không phải trả thêm chi phí về phần cứng, phần mềm hoặc nhân sự. Sở hữu và kiểm soát thông tin về đấu giá như: kiểm soát lượng người truy nhập web, xem web và dữ liệu về người đăng ký, tự đưa ra các tiêu chí cho đánh giá. Đặc biệt là thời gian tiếp cận thị trường nhanh.
Đấu thầu điện tử (E-procurement)
Đấu thầu điện tử trong B2B là phương thức người mua hàng sử dụng để mua hàng cho doanh nghiệp. Đó là việc tự động hóa và tổ chức lại các chức năng lặp đi lặp của quá trình mua hàng,chuyên viên thực hiện mua hàng sẽ có thể tập trung vào việc mua hàng một cách chiến lược nhằm đạt được các mục đích tăng năng suất của đơn vị mua hàng, cho phép người đặt hàng mua hàng từ máy tính mà không cần phải qua phòng mua hàng và làm giảm giá mua hàng thông qua giảm bớt các khâu mua hàng.Đấu thầu điện tử cũng cho phép giảm lượng mua hàng từ những người bán hàng mà không theo hợp đồng, hoàn thiện dòng thông tin và quản lý thong tin, hoàn thiện quá trình thanh toán. Bên cạnh đó doanh nghiệp có thể sắp xếp lại quá trình mua hàng sao cho nhanh gọn và đơn giản, giảm chi phí hành chính trên một đơn đặt hàng, tăng khả năng tìm kiếm nhà cung cấp hàng hóa dịch vụ nhanh hơn, rẻ hơn. Đấu thầu điện tử cho phép doanh nghiệp kết hợp quá trình mua hàng với việc quản lý ngân quỹ một cách hiệu quả và hợp lý giảm bớt lỗi của con người trong quá trình mua và vận chuyển.
Đấu thầu điện tử (E-procurement) là một biện pháp thực sự đơn giản trong sử dụng. Chi phí mua phần mềm và đầu tư cơ sở hạ tầng khác cho nguyên vật liệu điện tử ở