Phân tích định tính

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp văn học: Rèn luyện cho sinh viên sư phạm kỹ năng tổ chức thực hành thí nghiệm thông qua dạy môn phương pháp dạy học Sinh học I (Trang 58 - 61)

Chƣơng 3 THỰC NGHIỆM SƢ PHẠM

3.7. KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM

3.7.2.2. Phân tích định tính

Bên cạnh kết quả thu đƣợc từ các bài tập trƣớc, giữa và sau thực nghiệm. Chúng tôi tiến hành những cuộc phỏng vấn nhỏ đối với SV trƣớc khi có chƣơng trình rèn luyện và sau khi đƣợc tham gia vào chƣơng trình rèn luyện để so sánh và rút ra một số kết luận và các vấn đề sau:

Qua kết quả bài kiểm tra trƣớc, giữa và sau thực nghiệm cho thấy hiệu quả của chƣơng trình rèn luyện. Sự tiến bộ rõ rệt đã chứng tỏ SV lĩnh hội tốt phần cơ sở lý thuyết GV cung cấp và đã từng bƣớc hình thành đƣợc kỹ năng. Sự thành thạo các kỹ năng sẽ đƣợc hồn thiện dần qua q trình rèn luyện.

Điều này đƣợc chứng minh qua kết quả các bài kiểm tra giữa và sau thực nghiệm của các em nhƣ sau:

- Đối với câu hỏi kiểm tra giữa thực nghiệm: Hãy xác định mục tiêu kiến thức của bài "Thực hành: Thí nghiệm co và phản co nguyên sinh", Sinh học 10 cơ bản. Hãy đưa ra những cơ sở khoa học cho sự xác định của em

Nhóm SV Phùng Thị Huyền, Lị Văn Khố, Nguyễn Thị Bích Ngọc và Nguyễn Văn Tuệ Lớp SP Sinh K51 đƣa ra câu trả lời của mình nhƣ sau: Mục tiêu kiến thức của bài "Thực hành: Thí nghiệm co và phản co nguyên sinh", Sinh học 10 cơ bản đó là củng cố các kiến thức về cấu trúc tế bào đã đƣợc học ở các bài trƣớc; cơ sở khoa học cho sự xác định của em: không xác định đƣợc. Tuy nhiên để tìm đƣợc cơ sở khoa học cho sự xác định mục tiêu kiến thức địi hỏi SV có sự xác định vị trí của bài thực hành trong cấu trúc nội dung chƣơng trình cũng nhƣ xác định đƣợc kiến thức cơ bản của bài thực hành đó.

Cũng nhƣ đã kết luận ở phần định lƣợng, việc hình thành các kỹ năng mà đề tài chúng tôi hƣớng đến rèn luyện cho SV không chỉ phụ thuộc vào việc lĩnh hội cơ sở lý thuyết hay chƣơng trình rèn luyện mà cịn phụ thuộc vào độ sâu về kiến thức chuyên ngành của SV. Khi đã nắm vững cơ sở lý thuyết, nắm vững các bƣớc thực hiện kỹ năng nhƣng SV vẫn khơng thể trả lời đƣợc chính xác các bài tập đƣa ra là do kiến thức chuyên môn của các em chƣa thật vững chắc và sâu sắc.

- Ví dụ: khi đƣợc hỏi: "Hãy xác định mục tiêu kiến thức của bài "Thực hành:

Thí nghiệm co và phản co nguyên sinh", Sinh học 10 cơ bản. Hãy đưa ra những cơ sở khoa học cho sự xác định của em", SV Nguyễn Thanh Thuỷ mục tiêu kiến thức của bài

"Thực hành: Thí nghiệm co và phản co nguyên sinh", Sinh học 10 cơ bản đó là củng cố các kiến thức về vận chuyển các chất qua màng sinh chất đã đƣợc học ở các bài trƣớc; cơ sở khoa học cho sự xác định của em: bài thực hành " Thí nghiệm co và phản co nguyên sinh" đƣợc học sau khi đã học xong các kiến thức cơ bản về tế bào, qua chƣơng trình lý thuyết HS đã có kiến thức về sự vận chuyển các chất qua màng sinh chất, biết đƣợc sự vận chuyển thụ động, vận chuyển chủ động ... cũng nhƣ biết đƣợc

hiện tƣợng co và phản co nguyên sinh ở tế bào và bài thực hành giúp HS chứng thực những gì đã đƣợc học bằng thực hành thí nghiệm.

Câu trả lời bên trên cho chúng ta thấy rõ: SV Thuỷ nắm rõ cơ sở lý thuyết và các bƣớc thực hiện kỹ năng.

* Thói quen tư duy hệ thống

Tƣ duy hệ thống: là tƣ duy toàn diện và động, chú ý vào quan hệ hơn là sự việc, chú ý vào các quá trình hơn là sự phức tạp chi tiết. Tƣ duy hệ thống phải làm sao để quy cái phức tạp thành cái đơn giản nhƣng cốt lõi hơn, đơn giản hoá những cái phức tạp.

Sau thực nghiệm, chúng tôi tiến hành một số bài phỏng vấn nhỏ về tác động của chƣơng trình rèn luyện đến sự thay đổi tƣ duy của SV. Khi đƣợc hỏi về "tác động của chƣơng trình rèn luyện đến tƣ sự thay đổi thói quen tƣ duy". SV Nơng Thị Hồi lớp SP Sinh K51 đã trả lời "sau khi đƣợc rèn luyện các kỹ năng, em thấy mình có nhiều thay đổi trong cách tƣ duy về kiến thức chuyên ngành, cũng nhƣ kỹ năng tổ chức hoạt động thực hành thí nghiệm cho HS. Nếu nhƣ trƣớc đây em không chú ý nhiều đến nhiều các cơ sở khoa học của các kiến thức, kỹ năng, thái độ ... trong một bài thực hành cũng nhƣ việc sắp xếp các bƣớc tổ chức một bài thực hành cịn chƣa hợp lý. Thì bây giờ em đã làm tốt đƣợc các việc đó khơng những giúp cho kiến thức chuyên môn của em trở nên sâu sắc hơn mà còn giúp cho kỹ năng tổ chức của em thành thạo hơn. Điều này giúp em thuận lợi rất nhiều trong việc soạn giáo án và tập giảng bài thực hành thí nghiệm."

KẾT LUẬN CHƢƠNG 3

1. Qua kết quả phân tích định lƣợng và phân tích định tính đã phần nào khẳng định đƣợc tính hiệu quả, khoa học và đúng đắn của biện pháp và chƣơng trình rèn luyện cho SV kỹ năng tổ chức thực hành thí nghiệm.

2. Qua chƣơng trình rèn luyện đã bƣớc đầu hình thành cho SV đƣợc các kỹ năng, đồng thời cũng hình thành cho các em ý thức vận dụng các kỹ năng này vào thực tế khi soạn bài và tập giảng bài thực hành.

3. Tuy nhiên, do bị hạn chế về mặt thời gian, cho nên không phải tất cả các SV đều có đƣợc các kỹ năng mà chúng tôi đã rèn luyện. Thế nhƣng, chúng tôi tin chắc rằng: mặc dù chƣa thực sự thành tạo nhƣng các em cũng có ý thức tự rèn luyện và thực hành trong thực tế các kỹ năng sau khi đã tham gia vào chƣơng trình rèn luyện. Bởi vì, hầu hết các em đều thấy đƣợc ý nghĩa, tầm quan trọng của các kỹ năng trên.

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp văn học: Rèn luyện cho sinh viên sư phạm kỹ năng tổ chức thực hành thí nghiệm thông qua dạy môn phương pháp dạy học Sinh học I (Trang 58 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(74 trang)