Phối hợp các lực lượng tham gia

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học ở huyện tủa chùa tỉnh điện biên (Trang 35 - 38)

1.4. Nội dung quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống trong trường tiểu

1.4.4. Phối hợp các lực lượng tham gia

* Giáo viên chủ nhiệm lớp

Đối với bậc học tiểu học, GVCN tham gia dạy hầu hết các mơn học trong chương trình. Vì vậy GVCN có thể giúp học sinh khơng chỉ nắm vững, nắm chắc nội dung bài học mà còn nhận thức được các giá trị đạo đức và nhân văn cao cả, hình thành các thái độ, hành vi ứng xử tốt đẹp trong cuộc sống.

Hoạt động dạy học cho học sinh tiểu học, việc dạy từ kiến thức lý thuyết của bài giảng đến thực tế cuộc sống người giáo viên phải tích hợp được nội dung giáo dục giá trị sống, kỹ năng sống vào bài giảng, khéo léo điều khiển giờ dạy, thầy trị cùng tích cực làm việc để có thể truyền tải và lĩnh hội đầy đủ nội dung kiến thức của bài học một cách nhẹ nhàng, vừa thông qua kiến thức của bài học để học sinh nhận thức được giá trị của cuộc sống, hình thành giá trị của bản thân, biết lắng nghe, chia sẻ với người khác, kỹ năng giao tiếp ứng xử, kỹ năng tư duy sáng tạo, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng thích ứng xã hội…

Bên cạnh đó, giáo viên chủ nhiệm là người gần gũi nhất với các em học sinh, giáo viên chủ nhiệm cũng chính là những người bạn tâm tình chia sẻ tâm tư tình cảm với các em học sinh, là người tổ chức cho các em các hoạt động tập thể, là cố vấn cho các hoạt động Đội. Giáo viên chủ nhiệm chính là vị thủ lĩnh tinh thần làm điểm tựa để tạo ra một tập thể lớp năng động, sáng tạo, biết học hết mình và chơi hết mình. Một tập thể lớp năng động sẽ tạo ra rất

nhiều thành viên năng động và sáng tạo… Giáo viên chủ nhiệm cần sáng tạo để tích hợp giáo dục giá trị sống và rèn luyện kỹ năng sống trong các hoạt động tập thể, các giờ sinh hoạt lớp theo một kịch bản linh hoạt.

Với vai trị đó giáo viên chủ nhiệm sẽ tạo ra được động lực thi đua, tạo môi trường thân thiện giữa thầy, cơ và trị, giữa các thành viên trong tập thể, giữa tập thể lớp với tổ chức Đội, với hội cha mẹ học sinh. Như vậy việc giáo dục giá trị sống và kỹ năng sống thông qua hoạt động của giáo viên chủ nhiệm sẽ giúp hoàn thiện nhân cách cho các em học sinh, tạo cho các em tự tin hơn khi gặp các tình huống trong của cuộc sống, cùng với hành trang tri thức các em vững bước vào tương lai.

GVCN là lực lượng quan trọng tham gia hoạt động GD KNS cho học sinh. Để đội ngũ giáo viên chủ nhiệm lớp thực thi tốt nhiệm vụ của mình, nhà quản lý cần lý phải chỉ đạo GVCN căn cứ kế hoạch tổng thể của nhà trường xây dựng kế hoạch giáo dục KNS phù hợp với từng khối lớp, triển khai kế hoạch và tổ chức hoạt động cho học sinh, quản lý phát huy hiệu quả của giờ sinh hoạt lớp, đôn đốc, kiểm tra đánh giá thi đua kết quả rèn luyện của học sinh; Quản lý tốt việc xây dựng kế hoạch và thực hiện các hoạt động thường xuyên của giáo viên như: soạn bài, giảng bài có lồng ghép GD KNS, xây dựng nội dung cho các tiết sinh hoạt lớp, sinh hoạt Đội (nội dung có đúng yêu cầu khơng, hình thức tổ chức, thời gian, vai trị của GV, ý thức tự quản của HS?)

* Đội TNTP Hồ Chí Minh

Ban phụ trách Đội TNTP HCM trong nhà trường tiểu học gồm cán bộ quản lý, tổng phụ trách và các giáo viên phụ trách chi đội, sao nhi đồng. Họ chính là người trực tiếp xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện các chương trình hoạt động của Đội TNTP HCM trong nhà trường. Đó là các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, các hoạt động theo chủ đề, chủ điểm về giáo dục truyền thống cách mạng, truyền thống văn hóa, giáo dục đạo đức, GTS, KNS, các hoạt động văn nghệ, thể dục thể thao…

Bằng các hoạt động tích cực và các phong trào hành động BPT Đội TNTP Hồ Chí Minh thực sự là đội ngũ tích cực trong cơng tác giáo dục, rèn luyện học sinh.

Để nâng cao được hiệu quả hoạt động giáo dục KNS của BPT Đội, nhà quản lý cần nhận thức đầy đủ các yếu tố có ảnh hưởng tới việc giáo dục KNS thông qua các hoạt động Đội ở nhà trường, từ đó có những biện pháp quản lý để tác động vào những yếu tố tích cực, phát huy hiệu quả giáo dục, khắc phục và hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực. Đồng thời quản lý tốt các giờ sinh hoạt chi đội, sinh hoạt sao nhi đồng, các tiết chào cờ đầu tuần, các hoạt động chủ điểm, chủ đề nhân các ngày lễ lớn trong năm, các hoạt động phối hợp với PHHS, với GVCN, GV bộ môn, với các tổ chức tập thể và cá nhân trong và ngoài nhà trường. Chỉ đạo BPT Đội xây dựng các tiêu chí đánh giá xếp loại thi đua về mức độ tham gia hoạt động của các chi đội và sao nhi đồng.

* Phối hợp với các lực lượng giáo dục khác

Để tạo nên sức mạnh tổng thể trong công tác giáo dục đạo đức cho học sinh nói chung và giáo dục KNS cho các em nói riêng, nhà trường cần huy động các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường tham gia vào quá trình giáo dục như Ban đại diện cha mẹ học sinh, các cấp ủy Đảng, chính quyền nơi học sinh cư trú, các cơ quan đoàn thể trên địa bàn như công an, y tế, đoàn thanh niên, hội phụ nữ, hội cựu chiến binh, hội chữ thập đỏ, nhà thiếu nhi, nhà văn hóa, trung tâm TDTT … Mỗi lực lượng đều có thế mạnh riêng, vì vậy quản lý tốt việc phối hợp các lực lượng trong và ngoài nhà trường để tổ chức tốt hoạt động GD KNS chính là thực hiện xã hội hóa GD, tạo môi trường GD tốt nhất cho học sinh. Có như vậy nhân cách và lý tưởng sống của các em được giáo dục và rèn luyện ở mọi lúc, mọi nơi, đồng thời giúp các em củng cố bổ sung và nâng cao thêm hiểu biết về các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội, hoàn thiện các tri thức đã được học trên lớp, mở rộng hiểu biết với thế giới xung quanh, biết vận dụng những tri thức đã học để giải quyết các vấn đề do đời sống thực tiễn đặt ra. Chính vì vậy để cơng tác giáo dục KNS cho học

sinh nhà trường đạt hiệu quả cao nhà trường cần tạo dựng được sự chung tay ủng hộ và tham gia của các lực lượng xã hội trong và ngoài nhà trường.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học ở huyện tủa chùa tỉnh điện biên (Trang 35 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)