II. CHẾ ĐỘ TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI CỦA VIỆT NAM
2. Liên hệ tỷ giá hối đoái thả nổi vào Việt Nam
Trong những năm trở lại đây, để phù hợp với nền kinh tế của Việt Nam, nhà nước Việt Nam đã áp dụng cơ chế tỷ giá hối đoái thả nổi có sự quản lý của nhà nước.
- Từ năm 2005 – 2009, ngân hàng nhà nước vẫn tiếp tục duy trì chính sách ổn định tỷ giá + Trong năm 2005 -2007: kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam tăng nhảy vọt, đó là do khi mở cửa nền kinh tế, hàng nhập khẩu ồ ạt vào thị trường Việt Nam trong khi đó, hàng xuất khẩu vẫn loay hoay chưa tìm được thị trường đầu ra cho mình. Thâm hụt cán cân thương mại ở mức kỷ lục đạt 195,42% so với năm 2006. Tình hình này làm cho lượng dự trữ ngoại tệ của Việt Nam bị sụt giảm nghiêm trọng.
+ Trong năm 2008 – 2009, do chịu sự tác động của cuộc khủng hoảng tài chính thế giới, thị trường ngoại hối của Việt Nam đầy biến động, tỷ giá USD/VND tăng mạnh. Để giảm sức nóng trên thị trường ngoại hối, ngân hàng nhà nước đã có nhiều quyết định điều chỉnh tỷ giá (các lần điều chỉnh biên độ tỷ giá, điều chỉnh tỷ giá bình quân liên ngân hàng). Mặc dù sau mỗi lần điều chỉnh, tỷ giá chính thức đều lên kịch trần nhưng tỷ giá trên thị trường khơng chính thức (tỷ giá thị trường tự do) vẫn ln nằm ngồi biên độ cho phép của ngân hàng nhà nước, VND vẫn bị đánh giá cao so với giá thực, gây khó khăn cho các doanh nhiệp xuất khẩu. Đó là do cơ cấu hàng xuất
nhập khẩu của Việt Nam mất cân đối, hàm lượng chế biến trong hàng xuất khẩu thấp trong khi lại nhập khẩu nhiều hàng hóa tiêu dùng mà chưa chú trọng đến việc nhập khẩu để sản xuất hàng hóa trong nước . Ngồi ra, để giải quyết trước mắt lượng ngoại tệ cho nhập khẩu đồng thời hỗ trợ cho doanh nghiệp xuất khẩu nên ngân hàng nhà nước cho phép các ngân hàng thương mại cho các doanh nghiệp vay bằng ngoại tệ để bán lại cho ngân hàng lấy VND để thu mua hàng hóa trong nước, nên khi đến hạn trả nợ, cũng tạo ra sức ép lớn lên thị trường ngoại tệ.
- Từ năm 2010 – 2016: ngân hàng nhà nước đã điều chỉnh tỷ giá linh hoạt hơn, phù hợp với cơ chế thị trường.
+ Trong năm 2010- 2011: v iệc khống chế biên độ và các cam kết về biên độ biến động thường bị giới kinh doanh bóp méo thị trường và vẫn có thể dẫn đến các hoạt động đầu cơ.
+ 2011 – 2015: nhà nước ngân hàng đã linh hoạt và thành cơng trong sử dụng tín phiếu để can thiếp chống hiệu ứng lạm phát, đồng thời duy trì được giá trị VND và tăng dự trữ ngoại hối.
- Từ năm 2017 đến nay:
+ Trong năm 2017 – 2018: tỷ giá của đồng USD tăng làm ảnh hưởng đến các doanh nghiệp xuất nhập khẩu. Trong khi các doanh nghiệp chuyên xuất khẩu có lợi , tỷ giá tăng mang lại nhiều hoạt động tốt, sản xuất nhiều hơn, doanh thu tốt hơn, tạo nguồn hàng hóa dồi dào cung cấp ra thế giới hơn. Nước ta với lợi thế xuất khẩu các mặt hàng nơng sản từ đó tạo cho nơng dân có nhiều thuận lợi trong vấn đề trồng trọt, canh tác và sản xuất. Ngược lại với các doanh nghiệp xuất khẩu, các doanh nghiệp nhập khẩu lại là một khó khăn, đặc biệt đối với các doanh nghiệp chuyên mua nguyên vật liệu từ nước ngồi và thanh tốn bằng đồng đơ la. Khi đồng đô la tiếp tục tăng giá, làm cho sức mua của thị trường giảm, cá doanh nghiệp hạn chế nhập khẩu nguyên vật liệu, từ đó làm năng suất giảm đi.
+ Trong năm 2019, tình hình cung – cầu ngoại tệ có nhiều thuận lợi cho việc duy trì tỷ giá ổn định. Trong năm 2019, mặc dù tốc độ tăng trưởng xuất khẩu đã chậm lại đáng kể so với năm 2018 nhưng vẫn đạt mức 7,8% trong khi tốc độ tăng trưởng nhập khẩu chỉ đạt mức 7,4%. Tính chung năm 1019, cả nước xuất siêu trên 9,1 tỷ USD - mức kỷ lục từ trước đến nay. Bên cạnh thặng dư thương mại lớn, tình hình cung - cầu ngoại tệ cịn được hộ trợ bởi các vỗn đầu tư nước ngoài (trực tiếp và gián tiếp). Trên thực tế, đầu tư trực tiếp và gián tiếp nước ngoài liên tục tăng trong những năm trở lại đây, và điều đó khiến cho cán cân thanh tốn tổng thể ln đạt ở mức thặng dư. Nhờ nguồn cung ngoại tệ dồi dào, ngân hàng nhà nước có thể mua một lượng ngoại tệ lớn, ước tính khoảng 6,6 tỷ USD kể từ tháng 7/2019, từ đó nâng tổng dự trữ ngoại hối quốc gia lên mức 73 tỷ USD.
+ Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung leo thang trong năm 2019, khiến cho đồng nhân dân tệ (CNY) mất giá trị trung bình gần 5% só với đồng USD, tuy nhiên giá mua – bán USD tại các ngân hàng thương mại của nước ta vào cuối năm 2019 gần như không thay đổi so với cùng thời điểm năm 2018, dao động quanh mức 23.100 VND/USD (mua vào) và 23.250 VND/USD (bán ra). Diễn biến này trái ngược hoàn toàn so với những năm trước đây, khi tỷ giá VND/USD luôn theo sát những diễn biến trên thị trường tiền tệ quốc tế, đặc biệt là đồng CNY.
+ Kỳ vọng VND mất giá suy giảm do các chủ thể kinh tế ngày càng nhận thấy rằng, cán cân thương mại của Việt Nam những năm gần đây ít phụ thuộc vào vào những biến động của tỷ giá, trong đó có biến động của đồng nhân dân tệ ( từ năm 2015 trở lại đây, bất chấp việc đồng tiền CNY có những giai đoạn giảm giá rất mạnh nhưng đồng VND vẫn duy trì ổn định so với USD, cán cân thương mại tổng thể của Việt Nam vẫn tương đối cân bằng, thậm chí cịn thặng dư tương đối lớn trong những năm gần đây. Năm 2016, VND trung bình lên giá khoảng 5% so với CNY nhưng cán cân thương mại tổng thể của nước ta vẫn thặng dư 1,6 tỷ USD).
Từ đó ta có thể thấy rằng, việc áp dụng cơ chế tỷ giá hối đối thả nổi khơng những khơng khiến quốc gia bị tác động mạnh bởi các cú sốc thị trường tiền tệ bên ngồi, mà cịn giúp ngăn chặn tốt các cú sốc từ thị trường tiền tệ hàng hóa quốc tế.
Như vậy, điều hành chính sách tỷ giá hiện tại với mục tiêu tăng trưởng kinh tế trong bối cảnh hiện tại cần chú ý một số giải pháp sau:
Về mục tiêu dài hạn: Cần kiên trì các giải pháp thực hiện ổn định kinh tế vĩ mơ, mà trước hết là
duy trì mức lạm phát thấp. Việc kiểm soát chỉ số tăng giá tiêu dùng sẽ góp phần đưa tỷ lệ lạm phát xuống thấp, nâng cao năng lực cạnh tranh của hàng xuất khẩu, đồng thời hỗ trợ cho doanh nghiệp cắt giảm chi phí đầu vào. Bên cạnh đó, cần hồn chỉnh thị trường ngoại tệ liên ngân hàng nhằm giúp Nhà nước có biện pháp can thiệp khi cần thiết.
Về cơ chế điều hành tỷ giá: NHNN cần tiếp tục điều hành tỷ giá theo hướng linh hoạt, trong đó
tỷ giá VND cần được xác định theo một rổ tiền tệ chủ chốt, không nên neo VND theo USD. Cơ chế tỷ giá neo chặt vào USD có thể phát huy tác dụng trong giai đoạn chịu sự tác động của khủng hoảng tài chính thế giới.