Đánh giá, nhận xét và kiến nghị

Một phần của tài liệu 440 Cơ sở khoa học hình thành các mục tiêu xã hội trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội 2001 - 2010 & đánh giá tính khả thi… (Trang 26 - 31)

III. ĐÁNH GIÁ TÍNH KHẢ THI CỦA CÁC MỤC TIÊU XÃ HỘI TRONG CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI 2001

2. Đánh giá, nhận xét và kiến nghị

Nhìn chung, các định hướng và mục tiêu phát triển xã hội trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2001- 2010 đã được đưa ra dựa trên những căn cứ khoa học và phân tích đúng hướng của các nhà hoạch định chính sách. Các mục tiêu xã hội đã bám sát vào thực tiễn phát triển của Việt Nam, phù hợp với quan điểm và chủ trương của Đảng, dựa vào những dự báo dài hạn, vào bối cảnh quốc tế, và có tính đến những quy luật phát triển nội tại của nền kinh tế. Do vậy tính khả thi của các mục tiêu xã hội đã đề ra trong chiến lược là khá cao và mặc dù chỉ mới đi được một nửa chặng đường nhưng một số mục tiêu chúng ta đã đạt được vượt mức.

Tuy nhiên trong quá trình xây dựng chiến lược, có một số luồng ý kiến cho rằng việc đặt ra các mục tiêu xã hội sẽ ảnh hưởng đến việc đặt ra các mục tiêu kinh tế vì nguồn lực của xã hội thì có hạn nên khi đề cao vấn đề xã hội thì sẽ hạn chế nguồn lực để phát triển kinh tế. Đó là sự đánh đổi giữa phát triển kinh tế và công bằng xã hội. Trong khi đó nước ta đang cần tập trung mọi nguồn lực cho tăng trưởng kinh tế, tiến tới đạt mục tiêu là nước có mức thu nhập trung bình trên thế giới. Do vậy theo luồng ý kiến này thì những mục tiêu xã hội đặt ra trong chiến lược là cao và sẽ hạn chế khả năng tăng trưởng kinh tế. Những lập luận này là hoàn toàn có căn cứ và hợp lý. Tuy nhiên, ngay từ những năm đầu đổi mới, quan điểm của nước ta là luôn gắn phát triển kinh tế với công bằng xã hội, luôn cân nhắc hai lĩnh vực KT và XH. Mục tiêu cuối cùng của phát triển kinh tế là nâng cao phúc lợi và đời sống của nhân dân do vậy sự phát triển sẽ là không có ý nghĩa nếu đời sống của đại đa số người dân không được nâng cao. Quan điểm phát triển của chiến lược cũng đã nêu rõ: ưu tiên, tập trung nguồn lực phát triển kinh tế gắn với thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội.

Dự báo tính khả thi của các mục tiêu xã hội: cho tới nay hầu hết các mục tiêu đều đã hoàn thành trước thời hạn. Đến cuối kỳ chiến lược dự báo sẽ vượt mục tiêu ở hầu hết các chỉ tiêu. Thành tựu nổi bật nhất phải kể đến là những kết quả đạt được trong giảm nghèo. Việt Nam giảm nghèo nhanh hơn bất kỳ quốc gia nào trong khu vực, kể cả Trung Quốc. Từ năm 1990 đến 2000 số hộ nghèo giảm 3 điểm %/ năm, nhanh gấp đôi

tiến độ của Trung Quốc. Ngoài ra cũng phải kể đến những thành tựu khác trong các lĩnh vực y tế, giáo dục….

Sở dĩ đạt được những thành tựu tích cực và đáng khích lệ đó không phải do những mục tiêu đạt ra quá thấp mà do những nổ lực to lớn của chính phủ, nhân dân ta và sự giúp đỡ nhiệt tình của cộng đồng quốc tế. Với mục tiêu là giảm nghèo nhanh, chính phủ đã xây dựng chiến lược toàn diện về tăng trưởng và giảm nghèo(CPRGS), gắn mục tiêu tăng trưởng với xoá đói giảm nghèo, lồng ghép các mục tiêu xã hội vào trong các kế hoạch 5 năm. Thông qua các chương trình ưu tiên như chương trình 135… Nhà Nước đã thực hiện sự đầu tư có trọng điểm, ưu tiên nguồn lực. Bên cạnh huy động các nội lực để tập trung cho thực hiện các mục tiêu, nhà nước ta cũng đã tranh thủ tốt các ngoại lực như nguồn vốn viện trợ ODA, sự giúp đỡ của các tổ chức phi chính phủ( NGO)…

Tuy nhiên, dựa vào việc đạt được các mục tiêu chiến lược trong 5 năm 2001-2005 cho thấy việc đạt được các mục tiêu đó chưa thực sự tương xứng với khả năng. Các nguồn lực vẫn chưa khai thác và huy động thực sự hiệu quả. Do công tác dự báo còn nhiều hạn chế, chưa lường trước được những thay đổi xã hội đặc biệt là khi nước ta gia nhập WTO, hội nhập sâu hơn vào nền kinh tế khu vực và thế giới. Dẫn chứng cụ thể là việc đặt ra các chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế thấp trong kế hoạch 2006- 2010 ( g = 8.5%) trong khi đến năm 2007 tốc độ tăng trưởng kinh tế nước ta đã đạt được 8.5% , do đó chúng ta đã có một đợt điều chỉnh mục tiêu cho kế hoạch 2006 -2010 lên đạt tốc độ tăng trưởng từ 8.5 – 9%. Ngoài ra, khi hội nhập kinh tế đã nảy sinh một số vấn đề xã hội mới mà trong chiến lược chưa tính đến như vấn đề bất bình đẳng, vấn đề an toàn thực phẩm, sự du nhập của những luồng văn hoá, những lối sống mới… Những vấn đề đó đã ảnh hưởng không nhỏ tới đời sống xã hội của Việt Nam. Hội nhập kinh tế thế giới đi kèm với khoảng cách lớn hơn giữa các tầng lớp dân cư. Hiện nay đã có những dấu hiệu rõ ràng cho thấy khoảng cách giữa các vùng ngày càng lớn, hệ số GINI tăng qua các năm. Tác động giảm nghèo của tăng trưởng sẽ ít hơn khi bất bình đẳng gia tăng và Việt Nam sẽ thu được những kết quả chậm hơn về giảm nghèo. Do đó, sang giai đoạn 2006-2010 đã phải bổ sung thêm một số chương trình mục tiêu quốc gia để giải quyết những vấn đề nổi cộm này như chương trình mục tiêu quốc gia về an toàn thực phẩm….

Bên cạnh đó việc thực hiện các mục tiêu xã hội trong thời gian qua đã đạt được về lượng nhưng về chất thì còn một số vấn đề phải nói tới. Tuy đạt được thành tích đáng khích lệ trong lĩnh vực xoá đói giảm nghèo nhưng tính chất của giảm nghèo chưa bền vững, số hộ có nguy cơ tái nghèo vẫn khá cao, tiến bộ giảm nghèo của các dân tộc thiểu số ở Việt Nam rất chậm. Các dân tộc thiểu số nằm trong nhóm có nguy cơ tụt hậu. Đa số người Kinh và Hoa được hưởng lợi ích nhiều hơn từ tăng trưởng. Các dân tộc thiểu số, đặc biệt là vùng Tây Nguyên có ít tiến bộ hơn rất nhiều. Nếu tiếp tục xu hướng hiện nay thì tỷ lệ nghèo có thể là 15% hoặc 16% vào năm 2010. Điều đó cho thấy với các dân tộc thiểu số thì tăng trưởng kinh tế không là chưa đủ mà cần có những chính sách cụ thể hơn ưu tiên cho người dân tộc thiểu số như cải thiện cơ sở hạ tầng nông thôn, phân phối lại đất đai hiện nay do các nông trường nhà nước nắm giữ, thừa nhận hợp pháp các biện pháp canh tác nông nghiệp ở địa phương, cung cấp các dịch vụ xã hội cho đồng bào dân tộc thiểu số, đồng thời tăng cường sự đại diện của dân tộc thiểu số trong quá trình ra quyết định ở địa phương.

Trước những vấn đề đó ta thấy rằng thách thức lớn nhất trong thời gian tới của nước ta là làm thế nào để cân bằng giữa nhu cầu tăng trưởng kinh tế nhanh hơn và chất lượng tăng trưởng gắn liền với thực hiện các mục tiêu xã hội. Để đạt được mục tiêu đó trong kế hoạch 2006 – 2010 chính phủ đã đề ra các hoạt động cụ thể cho 5 năm tới nhằm đạt được các mục tiêu của chiến lược phát triển kinh tế xã hội giai đoạn 2001 – 2010. Đó là :

 Đẩy mạnh tăng trưởng và chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường

 Xoá đói giảm nghèo và đảm bảo hoà nhập xã hội

 Quản lý môi trường và tài nguyên thiên nhiên theo hướng bền vững

 Xây dựng hệ thống thể chế hỗ trợ thực hiện chiến lược

Việc thực hiện được 4 nội dung trên sẽ tạo đà cho Việt Nam trở thành quốc gia đạt mức thu nhập trung bình vào năm 2010 và đạt được những tiến bộ to lớn về xã hội. Muốn vậy cần phải huy động mọi nguồn lực cả trong và ngoài nước, đồng thời vai trò quản lý của nhà nước cần chú trọng hơn nữa. Trong việc thực hiện các mục tiêu xã hội nguồn lực ngân sách nhà nước là quan trọng nhất. Để nguồn ngân sách được sử dụng đúng mục đích và mang lại hiệu quả cao nhà nước cần có chính

sách phân bổ ngân sách phù hợp đi đôi với các biện pháp giám sát thực hiện để tránh thất thoát, lãng phí. Cần thiết chế lại cơ chế phân bổ công bằng hơn, đặc biệt trong các lĩnh vực xã hội. Cần ưu tiên đầu tư hơn cho các tỉnh nghèo. Hiện nay tuy rằng điều hoà ngân sách đã ưu tiên hơn cho các tỉnh nghèo nhưng các nguyên tắc và chuẩn mực làm cơ sở cho các quyết định này vẫn mang tính tình huống.

Một vấn đề nữa cũng cần phải đề cập tới là hiện nay nước ta còn ở giai đoạn đầu của công nghiệp hoá , do vậy trọng điểm phát triển xã hội cũng cần hướng vào hai lĩnh vực: giáo dục và khoa học kỹ thuật nhằm phục vụ trở lại cho quá trình phát triển. Nhưng tỷ lệ chi tiêu cho sự nghiệp giáo dục ở nước ta hiện nay vẫn là quá thấp, chất lượng giáo dục cũng đang là vấn đề được bàn cãi. Lĩnh vực khoa học kỹ thuật chưa thực sự gắn liền với đời sống sản xuất, chưa mang lại hiệu quả thiết thực và còn mang tính chất nghiên cứu là chủ yếu.

Trong giai đoạn hiện nay cũng cần chú trọng vào việc tuyên truyền giáo dục lối sống, đạo đức cho các tầng lớp dân cư trong xã hội. Một trong những yếu tố chi phối lớn tới việc thực hiện các mục tiêu xã hội nâng cao phúc lợi và tiến bộ xã hội chính là ý thức của mỗi người dân. Đặc biệt là khi hội nhập kinh tế kéo theo những vấn đề xã hội mới việc giáo dục ý thức cho người dân lại càng quan trọng.

KẾT LUẬN

Sau hơn nửa chặng đường thực hiện chiến lược phát triển kinh tế xã hội, xét riêng các mục tiêu xã hội đã được thực thi toàn diện và các mục tiêu đều có tính khả thi cao, những vấn đề xã hội bức xúc, nổi bật như nghèo đói cũng đã được giải quyết và đạt được những tiến bộ đáng khích lệ. Chỉ số HDI của Việt Nam liên tục tăng qua các năm, đời sống của nhân dân được cải thiện khá rõ rệt. Một thành công lớn của Việt Nam là tạo được sự phát triển cân đối nhịp nhàng giữa xã hội và kinh tế. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện chiến lược đã có một số vấn đề mới nổi cộm xuất hiện cẩn phải đánh giá để bổ sung nhằm thực hiện tốt cho những năm tiếp theo.

Một phần của tài liệu 440 Cơ sở khoa học hình thành các mục tiêu xã hội trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội 2001 - 2010 & đánh giá tính khả thi… (Trang 26 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(33 trang)
w