Tính định mức phụ liệu

Một phần của tài liệu đồ án thiết kế sản phẩm váy áo cho bé (Trang 99 - 101)

- Silvatol(Thuỵ sĩ) dùng để tẩy dầu mỡ thuộc diện dung môi Tẩm

d. Các nguyên phụ liệu khác

2.2.5.2. Tính định mức phụ liệu

 Tính định mức chỉ

Định mức chỉ may được tính toán dựa trên 2 phương pháp

- Đo chiều dài số m chỉ thực tế và khảo sát may cụ thể trên sản phẩm

- Đo chiều dài các loại đường may trên sản phẩm và tính theo hệ số đã qua khảo sát thử nghiệm

Phương pháp tính tiêu hao chỉ cho một sản phẩm theo chiều dài đường may

Với mỗi loại đường may máy một kim, máy vắt sổ 3 chỉ, máy vắt sổ 5 chỉ... ta tiến hành xác định tiêu hao chỉ trên 1 mét đường may theo đúng mật độ mũi may và độ dày nguyên liệu như tiêu chuẩn đã quy định.

Ta may trên loại vải có độ dày như nguyên liệu, mật độ mũi may theo tiêu chuẩn quy định một đường may dài 1 mét. Sau đó tháo chỉ đường may và đo tiêu hao chỉ cho 1 mét đường may ấy.

Đó là một hệ số cố định cho một loại nguyên liệu có độ dày nhất định, loại đường may nhất định với mật độ may nhất định. Trên sản phẩm ta đo chiều dài đường may các loại đem nhân với hệ số tương ứng thì ta tìm được tiêu hao chỉ cho một sản phẩm. Các cỡ khác ta xác định

bằng cách so sánh cỡ này với cỡ chuẩn có đường may các loại hơn kém bao nhiêu, từ đó tính ra số mét phải cộng vào hay trừ đi.

Theo công thức :

L = ΣLđm = Σ ( L đmttế . K ) + T Trong đó - Lđm :chiều dài một đường may

- Lđmttế: chiều dài một đường may thực tế đo trên sản phẩm

(m)

- K : hệ số đường may (phụ thuộc vào số lớp vải, độ dầy vải, mật độ mũi may)

- T : tiêu hao theo thiết bị (máy cắt chỉ tự động, không cắt chỉ tự động)

Một phần của tài liệu đồ án thiết kế sản phẩm váy áo cho bé (Trang 99 - 101)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(145 trang)
w