Phân tích định tính

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tích hợp giáo dục sức khỏe sinh sản vị thành niên theo chủ đề trong dạy học chương sinh sản, sinh học 8 trường trung học cơ sở (Trang 59 - 114)

Chương 3 THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM

3.4.2. Phân tích định tính

Qua quá trình thực nghiệm, theo dõi tinh thần, thái độ học tập của HS cùng với việc xử lý số liệu định lượng cho phép chúng tôi đi đến nhận xét khái quát như sau:

Về hứng thú và mức độ tích cực học tập

Ở lớp TN, các bài giảng tích hợp giáo dục SKSS VTN đã tỏ ra có hiệu quả trong việc hấp dẫn, lơi cuốn HS vào các hoạt động nhận thức tự lĩnh hội kiến thức mới, có sự tiến bộ hơn so với ĐC không chỉ về kiến thức mà cả những kỹ năng tư duy. Ví dụ Khi dạy bài 63 “Cơ sở khoa học của các biện pháp tránh thai” mục II “Những nguy cơ khi có thai ở tuổi VTN” GV đặt câu hỏi “những nguy cơ khi có thai ở tuổi VTN là gì?) thì đa số HS ở lớp ĐC chỉ trả lời được những kiến thức được đề cập trong SGK mà chưa phân tích, chưa hiểu sâu để có thể khai thác kiến thức sâu hơn, rộng hơn từ các nội dung trong SGK; còn HS ở lớp TN thì đa số HS trả lời được tốt và từ nội dung kiến thức trong SGK HS đã khai thác được sâu hơn và liên hệ được với những vấn đề trong thực tế.

Về mức độ hiểu bài

Ở lớp TN HS hiểu bài sâu hơn và nắm bắt kiến thức tốt hơn. HS tích cực phát biểu ý kiến hơn, hoạt động nhóm sơi nổi hơn. Các em chủ động nghiên cứu trong SGK, trao đổi với các thành viên trong nhóm, tham khảo ý kiến của GV để giải quyết vấn đề. Nhiều HS có khả năng tư duy và khả năng phân tích vấn đề một cách sâu sắc.

Ở lớp ĐC: HS chăm chú nhiều hơn vào việc lắng nghe, ghi chép những gì GV giảng. Sự tương tác qua lại giữa GV và HS không nhiều do các em khơng chủ động phân tích nội dung bài học để giải quyết vấn đề. Khi GV đặt câu hỏi, HS trả lời nội

dung của SGK còn khi được hỏi về kiến thức liên hệ thì đa số khơng trả lời được.

Ví dụ: Ở đề kiểm tra trong thực nghiệm chúng tơi có đưa ra câu hỏi:

Câu 1. Mẹ và thai liên hệ với nhau nhờ bộ phận nào? Vai trò của nhau thai? Tại sao trong quá trình mang thai, người mẹ cần được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng?

Để trả lời câu hỏi này, HS phải hiểu được cụ thể vai trò của chất dinh dưỡng đối với cơ thể mẹ và thai nhi khi mang thai. Cụ thể, HS trả lời được các ý:

- Thai được nuôi dưỡng nhờ chất dinh dưỡng lấy từ mẹ qua nhau thai. - Dinh dưỡng tốt sẽ giúp cho người mẹ:

+ Có sức đề kháng chống lại bệnh tật + Khơng bị thiếu máu khi có thai

+ Con khơng bị nhẹ cân (suy dinh dưỡng): Mẹ được ni dưỡng tốt thì con cũng nhờ đó được hưởng các chất dinh dưỡng từ mẹ cung cấp; vì thế thai sẽ phát triển bình thường, khơng bị đẻ non, khi đẻ bà mẹ cũng ít phải can thiệp.

Ở lớp ĐC HS nắm được dinh dưỡng tốt sẽ giúp cho mẹ khỏe mạnh, khi đó thai sẽ phát triển tốt nhưng khơng hiểu được cụ thể và đầy đủ dinh dưỡng tốt sẽ giúp cho cơ thể người mẹ như thế nào vì vậy số HS trả lời đúng khơng nhiều, đa số các em không trả lời được cụ thể hoặc trả lời chưa đầy đủ (HS chỉ trả lời được dinh dưỡng tốt sẽ giúp cho người mẹ: khơng bị thiếu máu khi có thai, con khơng bị nhẹ cân mà không trả lời được dinh dưỡng tốt sẽ giúp cho người mẹ có sức đề kháng tốt, chống lại bệnh tật, khơng bị đẻ non, khi đẻ bà mẹ cũng ít phải can thiệp). Cịn ở lớp TN vấn đề này đã được chính các em thảo luận tìm hiểu dưới sự hướng dẫn của GV nên hiệu quả học tập cao hơn, đa số các em trả lời được đầy đủ, cụ thể về vai trò của chất dinh dưỡng đối với người mẹ khi mang thai.

Về khả năng vận dụng kiến thức

Ở lớp TN, khả năng vận dụng kiến thức của HS tốt hơn nhiều so với lớp ĐC. Ví dụ: Khi dạy kiến thức về hiện tượng kinh nguyệt, GV đưa ra câu hỏi: Một phụ nữ có chu kì kinh đều - 28 ngày, trong những ngày sau đây, ngày nào là ngày giao hợp “an tồn” tuyệt đối, khơng sợ có thai:

- Từ ngày thứ 1 đến ngày thứ 7 - Từ ngày thứ 8 đến ngày thứ 18 - Từ ngày thứ 18 đến ngày thứ 28

Muốn trả lời đúng được câu hỏi như trên, ngoài việc ghi nhớ kiến thức HS phải hiểu và vận dụng được cách tính chu kì kinh nguyệt.

Về ngun lý:

- Nỗn (trứng sau khi rụng) chỉ sống được 12 giờ nếu không thụ tinh sẽ chết. Do đó tính từ ngày phóng nỗn lùi về sau 1 ngày và để chắc chắn hơn, lùi về sau 2 ngày sẽ khơng có khả năng thụ thai.

- Tinh trùng chỉ sống được 72 giờ: Q ngày phóng nỗn 3 ngày sẽ khơng có khả năng thụ thai.

- Điều quan trọng là phải xác định được ngày phóng nỗn: ở người phụ nữ vịng kinh 28 ngày, nỗn có thể rụng từ ngày thứ 11 đến ngày thứ 16 sau ngày đầu có kinh của chu kỳ trước; hay nói khác đi là vào ngày thứ 17 đến ngày thứ 12 của chu kỳ sau, 6 ngày ấy cộng thêm 3 ngày về trước, và cộng thêm 2 ngày về sau gồm 11 ngày có khả năng thụ tinh, gọi là ngày khơng an tồn.

- Như vậy tính từ ngày đầu có kinh thì thời gian khơng an tồn được tính từ ngày thứ 8 đến ngày thứ 18 và tính ngược lại là ngày thứ 20 đến ngày thứ 10 trước khi có kinh lại.

Với câu hỏi trên, ở lớp ĐC đa số HS chọn cả 2 phương án trả lời những ngày an toàn tuyệt đối là từ ngày thứ 1 đến ngày thứ 7 và ngày thứ 18 đến ngày thứ 28 vì các em cho rằng một người phụ nữ có kinh nguyệt đều - 28 ngày thì theo lý thuyết ngày thứ 14 sẽ là ngày không an toàn. Ở lớp TN HS hiểu được nguyên lý và vận dụng được cách tính chu kỳ kinh nguyệt nên chỉ có một số ít HS chọn phương án trả lời những ngày an toàn tuyệt đối là ngày thứ 1 đến ngày thứ 7 và ngày thứ 18 đến ngày thứ 28, còn đa số HS chọn phương án trả lời ngày an toàn tuyệt đối là ngày thứ 18 đến ngày thứ 28.

Bên cạnh đó chúng tơi nhận thấy về độ bền kiến thức: Ở lớp TN HS nhớ kiến thức tốt hơn, bền hơn. Điểm số trung bình của lớp TN vẫn cao hơn hẳn so với lớp ĐC. Điều này chứng tỏ vai trị và hiệu quả dạy học của tích hợp giáo dục SKSS VTN đã góp phần nâng cao chất lượng dạy và học.

Kết luận chương 3

Qua kết quả phân tích thu được qua TN sư phạm về mặt định lượng và định tính cho thấy: việc tích hợp giáo dục SKSS VTN đã có ý nghĩa trong việc nâng cao hiệu quả học tập trên lớp của HS, góp phần nâng cao chất lượng dạy – học môn Sinh học.

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

1. Kết luận

Qua quá trình nghiên cứu đề tài "Tích hợp giáo dục sức khỏe sinh sản vị

thành niên theo chủ đề trong dạy học chương "Sinh sản" Sinh học 8 trường trung học cơ sở", chúng tôi rút ra một số kết luận như sau:

1.1. Đề tài đã góp phần hệ thống hóa cơ sở lí luận về dạy học tích hợp để định hướng cho việc tích hợp giáo dục SKSS VTN qua dạy học chương "Sinh sản", Sinh học 8 trường THCS. Điều tra làm rõ thực trạng hiểu biết của GV về dạy học tích hợp và thực trạng việc tích hợp giáo dục SKSS VTN trong dạy học Sinh học ở trường THCS, từ đó vận dụng thành cơng vào giáo dục SKSS VTN vừa giúp nâng cao chất lượng dạy học bộ mơn, vừa tích hợp giáo dục SKSS VTN cho HS có hiệu quả.

1.2. Xác định được mục đích, nội dung và địa chỉ tích hợp giáo dục SKSS VTN trong dạy học chương "Sinh sản" Sinh học 8 THCS đảm bảo cung cấp cho HS kiến thức, kỹ năng, thái độ và xu hướng hành vi bảo vệ SKSS.

1.3. Xác định các nguyên tắc, quy trình và đề xuất phương pháp tích hợp giáo dục SKSS VTN trong dạy học Sinh học đảm bảo thực hiện được mục tiêu giáo dục SKSS VTN cho HS.

1.4. Xây dựng được 05 chủ đề cần tích hợp trong dạy học chương "Sinh sản", Sinh học 8 trường THCS đảm bảo thực hiện tích hợp có hệ thống, khơng tràn lan tùy tiện, thích hợp với trình độ của người học, không gây quá tải ảnh hưởng đến việc tiếp thu nội dung chính.

1.5. Thiết kế 05 giáo án chương "Sinh sản", Sinh học 8 trường THCS minh họa tiến trình thực hiện phương pháp tích hợp giáo dục SKSS VTN và đã đưa vào thực nghiệm sư phạm để kiểm tra tính khả thi và hiệu quả của giả thuyết khoa học mà đề tài đã đặt ra. Kết quả định lượng và phân tích định tính đều cho thấy kết quả tri thức về SKSS của khối lớp TN đều cao hơn so với khối lớp ĐC.

2. Khuyến nghị

2.1. Cần nghiên cứu đưa lý luận dạy học tích hợp vào đào tạo giáo viên các cấp trong các trường sư phạm; đồng thời bồi dưỡng cho đội ngũ giáo viên ở các trường phổ thông về dạy học tích hợp nhằm đáp ứng yêu cầu giáo dục phổ thông theo hướng phát triển năng lực cho người học.

2.2. Tiếp tục nghiên cứu tích hợp các nội dung giáo dục đang nảy sinh ngày càng nhiều vào dạy học Sinh học, đặc biệt là giáo dục SKSS VTN trong dạy học Sinh học ở cấp THCS.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

A. Tài liệu tiếng việt

1. Ban chỉ đạo tổng điều tra dân số và nhà ở Trung ương (2010), Báo cáo tổng kết

điều tra dân số và nhà ở năm 2009, Hà Nội.

2. Bộ Giáo dục (2006), Bộ tài liệu giáo dục dân số/ sức khỏe sinh sản trong nhà

trường trung học phổ thông, (Tài liệu dành cho giáo viên), Hà Nội.

3. Bộ Giáo dục và Đào tạo - Ủy ban Dân số Gia đình và Trẻ em (2005), Giáo dục

dân số - sức khỏe sinh sản vị thành niên, Hà Nội.

4. Vũ Cao Đàm (2012), Phương pháp luận nghiên cứu khoa học, Nxb Giáo dục

Việt Nam, Hà Nội.

5. Bùi Hiển (2001), Từ điển Giáo dục học, Nxb Từ điển Bách khoa, Hà Nội.

6. Trần Bá Hồnh (2002), "Dạy học tích hợp", http//ioer.edu.vn.

7. Hoàng Phê (Chủ biên) (2004), Từ điển Tiếng Việt, Nxb Văn hóa Thơng tin, Hà Nội.

8. Nguyễn Minh Phương, Cao Thị Thặng (2002), "Xu thế tích hợp mơn học trong

nhà trường phổ thơng", Tạp chí Giáo dục (22), tr.12

9. Quốc hội (2005, Luật Giáo dục, Hà Nội.

10. Quỹ dân số Liên Hợp Quốc (2008), Kế hoạch chung về sức khỏe sinh sản, sức

khỏe tính dục và quyền sinh sản.

11. Dương Tiến Sỹ (1999), Giáo dục môi trường qua dạy học Sinh thái học lớp 11

phổ thông trung học, Luận án tiến sĩ giáo dục học, Trường Đại học Sư phạm

Hà Nội, Hà Nội.

12. Dương Tiến Sỹ (2000), Tích hợp giáo dục phịng chống ma túy - HIV/AIDS qua giảng dạy bài " Cây thuốc phiện " - Sinh học 7. Tạp chí NCGD. Số chuyên đề 350, trang 32.

13. Dương Tiến Sỹ (2001), "Giảng dạy tích hợp các khoa học nhằm nâng cao chất

lượng giáo dục và đào tạo", Tạp chí giáo dục (9), tr. 27-29.

14. Dương Tiến Sỹ (2002), "Phương thức và nguyên tắc tích hợp các môn học

15. Dương Tiến Sỹ (2003), "Tích hợp giáo dục sức khỏe sinh sản trong dạy -

học sinh học 8 (cơ thể người) ở trường trung học cơ sở", Tạp chí Giáo dục (63),

tr. 42-43.

16. Dương Tiến Sỹ (2007), "Phương pháp tích hợp giáo dục mơi trường qua dạy - học

sinh học 6 ở trường trung học cơ sở" Tạp chí Giáo dục (170) kỳ 2,tr. 40-41, 43.

17. Dương Tiến Sỹ (2007), "Sử dụng thí nghiệm ảo để tích hợp giáo dục môi trường trong dạy - học bài Quang hợp sinh học 6 ở trường trung học cơ sở",

Tạp chí Giáo dục (172), kỳ 2, , tr. 32- 34.

18. Dương Tiến Sỹ (2007), "Bước đầu xác định phương pháp giáo dục môi trường

qua dạy - học sinh học lớp 6 ở trường trường trung học cơ sở", Tạp chí Giáo

dục (160), kỳ 1, tr. 37-38.

19. Dương Tiến Sỹ (2013), "Xây dựng các chủ đề tích hợp nhằm phát triển năng

lực cho học sinh trong dạy học ở trường phổ thơng", Tạp chí Giáo dục (9), Số

đặc biệt), tr. 115-116. B. Tài liệu tiếng nước ngoài

20. Beane, J. (1995), "Curriculum Integration and the Disciplines of knowledge",

Phi DeltaKappan, Vol. 76 April, pp.616-622.

21. Drake, M.S., Burns, R. (2004), Meeting standards through integrated

curriculum, ASCD.

22. Loeep, F. L., (1999), "Models of curriculum integration", The journal of

Technology studies, Summer Volume.

23. Xavier Roegiers (1996 - Bản dịch), Khoa Sư phạm tích hợp hay làm thế nào để

phát triển các năng lực nhà trường. Nxb Giáo dục, Hà Nội (Người dịch: Đào

PHỤ LỤC

PHỤ LỤC 1

PHIẾU ĐIỀU TRA THỰC TRẠNG NHẬN THỨC CỦA GIÁO VIÊN VỀ DẠY HỌC TÍCH HỢP

Để có cơ sở đề xuất những biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả dạy học ở các trường phổ thơng hiện nay, xin thầy (cơ) vui lịng trao đổi một số ý kiến.

Câu 1. Theo thầy (cơ) thế nào là dạy học tích hợp?

....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... Câu 2. Thầy (cơ) hiểu thế nào về các mức độ tích hợp sau:

- Tích hợp: …………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………... ……………………………………………………………………………………….. - Kết hợp (Lồng ghép): ………………………………………........................ ………………………………………………………………………………………. ……………………………………………………………………………………….. - Liên hệ:.......................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... Câu 3. Xin thầy (cô) cho biết ý kiến của mình về vấn đề tích hợp giáo dục trong q trình giảng dạy các mơn học:

Rất cần thiết Cần thiết Không cần thiết Câu 4. Mục đích dạy học tích hợp:

- Vừa đảm bảo cung cấp tri thức khoa học cơ bản của mơn học, vừa tích hợp giáo dục các nội dung khác

- Đảm bảo cho HS nắm vững kiến thức - Tạo được niềm tin, hứng thú cho HS

- Phát huy được tính tích cực, tự giác, chủ động sáng tạo của HS trong quá trình học tập.

PHIẾU ĐIỀU TRA THỰC TRẠNG TÍCH HỢP GIÁO DỤC SỨC KHỎE SINH SẢN VỊ THÀNH NIÊN TRONG DẠY HỌC SINH HỌC

Câu 1. Theo thầy (cô), bộ môn Sinh học trong nhà trường THCS có thể tích hợp giáo dục những nội dung nào?

....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... Câu 2. Khi dạy học tích hợp trong Sinh học 8 thầy (cô) đã sử dụng phương pháp dạy học:

- Tích hợp và gạn lọc giá trị - Dạy học giải quyết vấn đề - Dạy học định hướng hành động - Dạy học hợp tác

Câu 3. Theo thầy (cô) cần thiết phải giáo dục SKSS VTN vì:

- Đó là những kiến thức cần thiết giúp học sinh có hành trang bước vào đời - Thực trạng nạo phá thai lứa tuổi vị thành niên hiện nay tại Việt Nam rất cao - Tỷ lệ người mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục ngày càng gia tăng - Ý kiến khác

Câu 4. Mức độ tích hợp giáo dục SKSS VTN trong quá trình giảng dạy của thầy (cô)?

Sử dụng thường xuyên

Thỉnh thoảng Không sử dụng

PHỤ LỤC 2

CÁC CHỦ ĐỀ GIÁO DỤC SỨC KHỎE SINH SẢN VỊ THÀNH NIÊN Chủ đề 1. Tuổi dậy thì

1. Sự thay đổi:

Bạn trai:

- Dương vật và tinh hoàn lớn dần lên

+ Tuyến sinh dục đực là một đơi tinh hồn treo lơ lửng trong bìu.

+ Tinh trùng được sinh ra từ các ống sinh tinh ở tinh hoàn và được trưởng thành ở mào tinh (một ống dẫn cuộn khúc chặt nằm ngay bên ngoài mỗi tinh hoàn). Tinh trùng rời khỏi mào tinh đổ vào các ống dẫn tinh (nơi chúng có thể được lưu trữ trong một thời gian). Mỗi một ống dẫn tinh uốn vòng quanh bàng quang trong khoang bụng, sau đó đổ vào một ống dẫn. Các ống dẫn lại đổ vào niệu đạo.

+ Lúc dậy thì là lúc cơ quan sinh dục thay đổi nhiều nhất. Bao tinh hoàn to

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tích hợp giáo dục sức khỏe sinh sản vị thành niên theo chủ đề trong dạy học chương sinh sản, sinh học 8 trường trung học cơ sở (Trang 59 - 114)