CHƯƠNG 3 THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM
3.2. Phương pháp và nội dung thực nghiệm sư phạm
3.2.1. Chọn lớp thực nghiệm và lớp đối chứng
* Địa bàn và đối tượng thực nghiệm: trên 3 trường THPT huyện Ứng Hòa, thành phố Hà Nội (trường THPT Ứng Hòa A; trường THPT Ứng Hòa B; trường THPT Đại Cường - Ứng Hòa – Hà Nội).
* Lớp thực nghiệm và lớp đối chứng là:
Trường THPT
Lớp TN Lớp ĐC
GV thực hiện
Lớp Số HS Lớp Số HS
Ứng Hòa A 11A1 44 11A2 44 Nguyễn Văn Công
* Các bài dạy thực nghiệm:
+ Bài 1. Phân loại các chất điện li. + Bài 2. Axit, bazơ và muối.
+ Bài 3. Phản ứng trao đổi ion trong dung dịch các chất điện li.
+ Bài 4. Luyện tập. Phản ứng trao đổi ion trong dung dịch các chất điện li. * Các lớp thực nghiệm và đối chứng do từng GV dạy được chọn đều tương đương nhau về trình độ và khả năng học tập. Cả hai nhóm này đều học chương trình Hóa học 11 nâng cao, khơng phải là lớp chọn.
* Thực hiện cùng một bài dạy theo hai PP khác nhau (lớp ĐC theo phương pháp truyền thống, lớp TN dạy theo PP đàm thoại phát hiện; PPDH phát hiện và GQVĐ).
3.2.2. Trao đổi với giáo viên dạy thực nghiệm
Trước khi TNSP, chúng tôi đã gặp GV cùng dạy TN để trao đổi một số VĐ sau: - Nhận xét của GV về các lớp TN và ĐC đã chọn.
- Nắm tình hình học tập và khả năng tự học của các đối tượng HS trong các lớp TN. Mức độ nắm vững kiến thức cơ bản của HS.
- Tình hình học bài, chuẩn bị bài và làm bài tập của HS trước khi đến lớp. - Những yêu cầu về việc sử dụng PPDHPH và GQVĐ, hệ thống BTHH để phát triển năng lực GQVĐ cho HS trong quá trình dạy học.
- Thống nhất nội dung kiến thức trong mỗi bài học và bài kiểm tra ở lớp TN và ĐC là như nhau. PPDH ở lớp TN là sử dụng PPDH PH và GQVĐ, hệ thống BTHH nhằm bồi dưỡng năng lực GQVĐ cho HS, còn ở lớp ĐC tiến hành theo phương pháp truyền thống như thuyết trình, đàm thoại theo hướng giải thích…
- Cung cấp phiếu học tập, các bài kiểm tra… cho giáo viên.
3.2.3. Nội dung thực nghiệm sư phạm
Chúng tơi đã tiến hành TNSP vào học kì I của năm học 2014 – 2015. Ở các lớp ĐC GV sử dụng giáo án như vẫn dạy (theo phương pháp truyền thống). Với lớp TN tiến hành theo PPDHPH và GQVĐ; PPDH Đàm thoại PH.
Kiểm tra đánh giá: Nội dung kiểm tra: Toàn bộ kiến thức chương Sự điện li.
Hình thức kiểm tra: Tự luận và trắc nghiệm.
(Dương Thị Hồng Hạnh)
Ra đề trên giấy và in các đề kiểm tra 15 phút và 45 phút phát cho các GV tiến hành TN.
Để đánh giá kết quả TNSP, chúng tôi cho HS hai lớp ĐC và TN làm 1 bài kiểm tra 15 phút, 1 bài kiểm tra viết 45 phút. Nội dung các đề kiểm tra được trình bày ở phần phụ lục. Đề bài kiểm tra như nhau, cùng đáp án và cùng GV chấm.
- Chấm bài kiểm tra theo thang điểm 10, sắp xếp kết quả kiểm tra theo thứ tự từ thấp đến cao, phân thành 4 nhóm:
+ Nhóm giỏi đạt các điểm: 9, 10. + Nhóm khá đạt các điểm: 7, 8. + Nhóm trung bình đạt các điểm: 5, 6. + Nhóm yếu, kém đạt các điểm: dưới 5.
- Áp dụng lí thuyết thống kê tốn học để xử lý, phân tích kết quả TNSP. - So sánh kết quả kiểm tra giữa nhóm TN và nhóm ĐC, từ đó rút ra kết luận về tính khả thi của đề tài. Các câu hỏi kiểm tra và bài tập kiểm tra được xây dựng ở các mức độ tái hiện kiến thức, có sự vận dụng thao tác tư duy: so sánh, phân tích và vận dụng sáng tạo trong tình huống học tập khơng quen biết.