Hiệu trưởng trường THCS là người trực tiếp điều hành việc huy động các nguồn lực đảm bảo cho lộ trình phấn đấu xây dựng trường chuẩn quốc gia, có vai trị sau đây:
- Đưa ra định hướng chiến lược và quyết định các kế hoạch huy động nguồn lực phát triển nhà trường.
- Quyết định cơ cấu nhân lực và các nguồn lực khác cho huy động nguồn lực phát triển nhà trường.
- Giữ vai trò điều phối trung tâm trong thiết lập, phát triển mối quan hệ với các đối tác cung cấp nguồn lực cho nhà trường.
- Tư vấn, đàm phán, nhà đầu tư, người huấn luyện viên, người tổng kết, kiểm soát các nguồn lực đã được huy động để phát triển trường THCS đạt chuẩn quốc gia.
- Thường xuyên báo cáo kết quả đạt được, những khó khăn, giải pháp, kiến nghị đề nghị đối cơ quan quản lý cấp trên để tiếp tục tham mưu cùng nhà trường tháo gỡ khó khăn rút kinh nghiệm để việc huy động nguồn lực thật sự hiệu quả.
- Làm tốt công tác tham mưu cho chính quyền địa phương thành lập Ban chỉ đạo xây dựng trường chuẩn quốc gia cấp xã. Trưởng ban là đồng chí Chủ tịch UBND xã, Phó trưởng ban và các thành viên là đại diện của ngành giáo dục, các ban ngành cấp xã.
- Tuyên truyền để nâng cao nhận thức: Cấp uỷ, chính quyền địa phương, các đoàn thể xã hội, nhân dân và cán bộ, giáo viên phải nhận thức sâu sắc việc xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia là một yêu cầu cấp thiết, tất yếu để nâng cao chất lượng giáo toàn diện cho bậc THCS trong giai đoạn hiện nay mà đối tượng được thụ hưởng trước hết chính là con em họ.
- Xây dựng được một lộ trình vừa mang tính cụ thể vừa mang tính ổn định lâu dài cả trong quy hoạch và xây dựng. Nhà trường đăng kí xây dựng chuẩn căn cứ trên các tiêu chí của trường chuẩn phải xây dựng được đề án cụ thể làm cái gì trước, cái gì sau, biết ưu tiên những điều kiện nào về CSVC, về con người để học sinh được thụ hưởng trước hết nhằm nâng cao chất lượng, tạo sức thuyết phục đối với phụ huynh học sinh. Đề án phải được thơng qua chính quyền địa phương, được nhân dân đóng góp ý kiến. Có thể coi đây như là bài học về cơng khai kế hoạch, xã hội hố kế hoạch trong xây dựng trường chuẩn quốc gia. Thực tế cho thấy khi nhân dân, các cấp, các ngành, các đoàn thể thấy được sự cấp thiết của một hạng mục cơng trình cho con em họ thụ hưởng để nâng cao chất lượng thì họ sẵn sàng đầu tư xây dựng.
- Phải tham mưu được cho các cấp uỷ địa phương ra Nghị quyết chuyên đề về xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia trên địa bàn mình, từ đó mà trình Hội đồng nhân dân các cấp công khai phương án thu chi, xây dựng và giám sát.
- Phân công cán bộ chỉ đạo theo từng khu để chịu trách nhiệm cả trong định hướng, chỉ đạo và kiểm tra đánh giá. Đặc biệt là tham mưu để xã phân cơng các đồng chí trong cấp uỷ, chính quyền địa phương tham gia chỉ đạo và chịu trách nhiệm. Nên coi kết quả chỉ đạo trường chuẩn là một tiêu chí thi đua của cá nhân các đồng chí được phân cơng.
1.6. Các yếu tố ảnh hƣởng tới xây dựng phát trƣờng Trung học cơ sở đạt chuẩn quốc gia.
1.6.1. Yếu tố bên trong.
- Đội ngũ quản lý: Trường chuẩn quốc gia yêu cầu CBQL đạt chuẩn về trình độ chun mơn. Nếu CBQL đạt chuẩn hoặc trên chuẩn thì dễ dàng tạo ra uy tín thực chất, chỉ có uy tín thực chất về chun mơn thì BGH mới quản lý được hoạt động dạy học và giáo dục của nhà trường. Nếu trình độ chuyên môn của CBQL chưa đáp ứng yêu cầu của trường chuẩn quốc gia thì việc lãnh đạo, quản lý, triển khai, thực hiện xây dựng trường chuẩn quốc gia sẽ gặp khó khăn. CBQL có trình độ quản lý tốt, năng động, dám nghĩ, dám làm,
tâm huyết với việc quản lý nhà trường, có quan hệ đối ngoại tốt, quy tụ được sự ủng hộ của Hội đồng sư phạm nhà trường, địa phương, PHHS, các lực lượng xã hội khác thì việc xây dựng trường chuẩn quốc gia sẽ được tiến hành thuận lợi, nhanh chóng và hiệu quả. Ngược lại, nếu năng lực CBQL về mọi mặt cịn hạn chế và khơng có sự quyết tâm thì khó xây dựng được trường đạt chuẩn quốc gia.
- Đội ngũ GV: Trường chuẩn quốc gia yêu cầu ĐNGV đều đạt chuẩn về trình độ chun mơn. Nếu tỷ lệ GV đạt chuẩn, trên chuẩn thấp thì việc thực hiện xây dựng trường chuẩn quốc gia sẽ gặp khó khăn. Số lượng và chất lượng ĐNGV tác động trực tiếp đến cơng tác QL tồn diện trong việc xây dựng trường chuẩn quốc gia. Nếu nhà trường được bố trí đủ số GV dạy các mơn theo quy định thì chất lượng sẽ nâng lên. Ngược lại, nếu khơng có đủ số GV được dạy đủ ở các mơn thì chất lượng khó đạt chuẩn. Chất lượng GD của nhà trường không thể vượt quá tầm ĐNGV của trường đó. Phẩm chất và năng lực ĐNGV là yếu tố quan trọng trong quá trình xây dựng nhà trường đạt chuẩn quốc gia. Nếu ĐNGV đạt chuẩn và trên chuẩn về trình độ có tỷ lệ cao thì việc QL hoạt động dạy - học và GD theo chuẩn sẽ đạt hiệu quả cao, chất lượng giáo dục của nhà trường có thể đáp ứng được yêu cầu trường chuẩn quốc gia.
- Học sinh: Lứa tuổi học sinh THCS các em rất hiếu động, nếu số HS/lớp vượt quá mức cho phép thì dẫn tới sự quán xuyến, quan sát, theo dõi, giúp đỡ kịp thời của giáo viên tới từng học sinh bị hạn chế sẽ ảnh hưởng tới chất lượng giáo dục của lớp, của trường. Còn với học sinh vùng nơng thơn, vùng có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn thì mức độ nhận thức và kiện kiện học tập của các em cịn gặp nhiều khó khăn.
- Cơ sở vật chất, nguồn lực: Đây là một trong các tiêu chuẩn của trường chuẩn quốc gia và cũng là yếu tố có ảnh hưởng khơng nhỏ đến việc xây dựng, quản lý trong quá trình xây dựng để đạt được các tiêu chuẩn khác. Nếu nhà trường được giao đủ diện tích đất theo quy định trường chuẩn thì có thể quy hoạch tổng thể nhà trường theo chuẩn quốc gia. Nguồn lực tài chính đáp ứng
được u cầu thì việc hồn thiện CSVC theo tiêu chuẩn của trường sẽ kịp tiến độ, lộ trình xây dựng trường chuẩn quốc gia sẽ kịp với kế hoạch đề ra.
- Chất lượng giáo dục: Kết quả các hoạt động giáo dục và hiệu quả đào tạo của nhà trường tạo nên thương hiệu, uy tín của nhà trường; đồng thời, căn cứ vào đó, các cấp quản lí giáo dục sẽ đánh giá được việc thực hiện mục tiêu giáo dục, nhiệm vụ đã đề ra đối với mỗi cá nhân, tập thể trong nhà trường và xét đạt hay không đạt tiêu chuẩn của trường chuẩn quốc gia. Nếu kết quả các hoạt động giáo dục và hiệu quả đào tạo của nhà trường thấp sẽ ảnh hưởng tới việc đáp ứng tiêu chuẩn của trường chuẩn quốc gia.
- Cơ chế làm việc: Nếu nhà trường có cơ chế làm việc và tạo điều kiện thuận lợi cho các cá nhân và tổ chức trong nhà trường thì sẽ phát huy hết tiềm năng và thế mạnh của các tổ chức và cá nhân trong nhà trường từ đó hiệu quả cơng việc sẽ được hoàn thành theo kế hoạch. Ngược lại nếu khơng có cơ chế làm việc phù hợp với điều kiện và hồn cảnh của đơn vị thì sẽ khơng đạt được kết quả đã đề ra.
1.6.2. Yếu tố bên ngoài.
- Điều kiện về kinh tế, văn hóa - xã hội: Điều kiện kinh tế, văn hóa - xã hội của địa phương sẽ tác động sâu sắc đến tình hình GD, trong đó có vấn đề xây dựng nhà trường đạt chuẩn quốc gia. Kinh tế địa phương phát triển tạo điều kiện ban đầu đẩy nhanh tốc độ xây dựng nhà trường đạt chuẩn quốc gia. Song điều kiện kinh tế không phải là điều kiện quyết định thành công việc xây dựng trường chuẩn quốc gia, chỉ cần người dân hiểu rõ về XHHGD, sẵn sàng cùng nhà trường, ủng hộ mọi hoạt động của nhà trường thì quản lý việc xây dựng trường chuẩn quốc gia sớm thành công.
- Môi trường giáo dục: Mơi trường trong và ngồi nhà trường sẽ tác động đến học sinh ở mọi nơi, mọi lúc góp phần giáo dục đạo đức, kỹ năng sống, hình thành phẩm chất, nhân cách cho học sinh. Môi trường giáo dục tốt sẽ nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện thuận lợi cho quá trình xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia. Cịn nếu mơi trường giáo dục khơng tốt thì kết quả chất lượng GD của
nhà trường sẽ giảm và có thể khơng đáp ứng yêu cầu về tiêu chí của trường chuẩn quốc gia. Vì vậy, các em ln cần có sự quan tâm, giúp đỡ, quán xuyến thường xuyên, liên tục của gia đình, các lực lượng xã hội, giáo viên ở trường, ở lớp. Nếu HS được gia đình, các lực lượng xã hội và GV quan tâm tạo điều kiện mọi mặt, động viên, khen ngợi, khích lệ kịp thời thì các em sẽ cố gắng học tập tốt, chất lượng GD được nâng cao.
- Chính quyền địa phương: Nơi nào chính quyền địa phương các cấp quan tâm đến phong trào giáo dục và xây dựng trường chuẩn thì nơi đó việc xây dựng trường chuẩn và các hoạt động khác sẽ gặp thuận lợi rất nhiều.
- Chính sách của Nhà nước về xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia: Bộ GD&ĐT, Bộ Tài chính đã ban hành các Thơng tư, văn bản quy định và hướng dẫn huy động XHHGD. Đây là cơ sở pháp lí để các nhà trường huy động XHHGD thuận lợi, hợp pháp. Song quy chế về huy động XHHGD là tùy tâm, tự nguyện, không cào bằng. Vì vậy, nhiều PHHS và các tổ chức đồn thể, xã hội làm ngơ, khơng hưởng ứng phong trào XHHGD. Do đó, việc huy động XHHGD để xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia gặp khó khăn. Một số tiêu chí về chất lượng giáo dục cịn áp dụng chung trong cả nước chính vì vậy mà nơi vùng núi, vùng nơng thơn cịn gặp nhiều khó khăn.
Tiểu kết chƣơng 1
Trong thời đại khoa học và công nghệ ngày nay mọi hoạt động đều phải chuẩn hóa tạo thuận lợi cho sự phối hợp giữa các bộ phận, các ngành sản xuất, cho các địa phương, vùng miền và cho các quốc gia trong giao lưu kinh tế, văn hóa, khoa học, cơng nghệ và giáo dục.
Chuẩn hóa giáo dục là một yêu cầu tất yếu của xã hội hiện đại. Trường chuẩn quốc gia là mơ hình giáo dục tiên tiến, hình mẫu để các trường, các địa phương phấn đấu xây dựng.
Bộ tiêu chuẩn quốc gia được xây dựng toàn diện về các mặt: bộ máy quản lý nhà trường, về đội ngũ giáo viên, về chất lượng giáo dục, về cơ sở vật chất, tài chính và sự phối hợp của các lực lượng giáo dục cùng tham gia xây dựng nhà trường.
Quản lý xây dựng trường chuẩn quốc gia là quản lý việc huy động các nguồn lực xây dựng nhà trường theo 5 tiêu chuẩn mà Bộ GD&ĐT ban hành. Quản lý xây dựng trường chuẩn quốc gia là cơng việc của Đảng bộ, chính quyền địa phương, của ngành giáo dục và đào tạo, trong đó ngành giáo dục và đào tạo đóng vai trị là chủ thể trực tiếp vừa làm tham mưu, vừa trực tiếp tổ chức huy động các lực lượng cùng tham gia.
Phòng giáo dục và đào tạo và hiệu trưởng trường THCS là những người chịu trách nhiệm chính trong việc xây dựng trường chuẩn quốc gia ở địa phương mình và ở trường mình. Tinh thần trách nhiệm và năng lực công tác của họ là điều kiện đảm bảo cho sự thành công.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1 Bộ Giáo dục và Đào tạo (2000), Quyết định số 04/2000/QĐ-BGDĐT ngày
01 tháng 3 năm 2000.
2 Bộ Giáo dục và Đào tạo (2007), Quyết định số 07/2007/QĐ-BGDĐT ngày
02 tháng 4 năm 2007.
3 Bộ Giáo dục và Đào tạo (2011), Thông tư số 12/2011/TT-BGDĐT ngày 28
tháng 3 năm 2011.
4 Bộ Giáo dục và Đào tạo (2011), Thông tư số 58/2011/TT-BGDĐT ngày 02
tháng 12 năm 2011.
5 Bộ Giáo dục và Đào tạo (2001), Quyết định số 27/2001/QĐ-BGDĐT ngày
05 tháng 7 năm 2001.
6 Bộ Giáo dục và Đào tạo (2012), Thông tư số 47/2012/TT-BGDĐT ngày 07
tháng 12 năm 2012.
7 Bộ Giáo dục và Đào tạo (2003), Quyết định số 01/2003/QĐ-BGDĐT ngày
02 tháng 01 năm 2003.
8 Bộ Giáo dục và Đào tạo (2004), Quyết định số 32/2004/QĐ-BGDĐT ngày
29 tháng 4 năm 2004.
9 Bộ Giáo dục và Đào tạo (2008), Quyết định số 37/2008/QĐ-BGDĐT ngày
16 tháng 7 năm 2008.
10 Bộ Giáo dục và Đào tạo (2009), Thông tư số 29/2011/TT-BGDĐT ngày 22
tháng 10 năm 2009.
11 Bộ Giáo dục và Đào tạo (2009), Thông tư số 30/2011/TT-BGDĐT ngày 22
tháng 10 năm 2009.
12 Bộ Giáo dục và Đào tạo (2013), Văn bản số 791HD-/BGDĐT ngày 25 tháng 06 năm 2013.
13 Nguyễn Hữu Châu (2007), Những vấn đề cơ bản về chương trình và quá trình dạy học , Nxb Giáo dục.
14 Nguyễn Quốc Chí-Nguyễn Thị Mỹ Lộc (2010), Đại cương khoa học quản
15 Nguyễn Đức Chính (chủ biên) (2015), Quản lý chất lượng trong giáo dục,
Nxb Giáo dục
16 Nguyễn Đức Chính (2015), Phát triển chương trình giáo dục, Nxb Đại
học Quốc gia Hà Nội.
17 Chính phủ nƣớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2012), Chiến lược phát triển giáo dục 2011 – 2020, ban hành kèm theo Quyết định số
711/QĐ-TTg ngày 13/6/2012 của Thủ tướng Chính phủ.
18 Đảng cộng sản Việt Nam (1992), Văn kiện đại nghị quyết lần thứ 4 Ban chấp hành Trung ương khóa VII. Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội
19 Đảng cộng sản Việt Nam (1996), Văn kiện Hội nghị lần thứ 2 Ban chấp hành Trung ương khóa VIII. Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội
20 Đảng cộng sản Việt Nam (2002), Văn kiện Hội nghị lần thứ 6 Ban chấp hành Trung ương khóa IX. Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội
21 Đảng cộng sản Việt Nam (2013), Văn kiện Hội nghị lần thứ 8 (Nghị quyết số
29-NQ/TW ngày 04/11/2013 về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào
tạo) Ban chấp hành Trung ương khóa XI. Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội
22 Đảng cộng sản Việt Nam (2016), Văn kiện đại hội đại biểu tồn quốc lần
thứ XII. Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
23 Vũ Cao Đàm (2009), Phương pháp luận nghiên cứu khoa học,Nxb Giáo dục.
24 Nguyễn Tiến Đạt (2015), So sánh Giáo dục Việt Nam với các nước,Nxb
Giáo dục, Hà Nội
25 Phạm Minh Hạc (1986), Một số vấn đề giáo dục và khoa học giáo dục.
Nxb Giáo dục, Hà Nội.
26 Đặng Xuân Hải (2015), Quản lý sự thay đổi trong giáo dục, Nxb ĐHQG Hà Nội.
27 Nguyễn Trọng Hậu (2015), Tổ chức, quản lý cơ sở giáo dục và nhà trường
– Tập bài giảng Cao học quản lý giáo dục.
28 Đặng Thành Hƣng (2005). Chuẩn và chuẩn hóa trong giáo dục, những vấn đề lý luận và thực tiễn, Viện chiến lược và chương trình giáo dục, Hà Nội.
29 Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh (2004), Giáo trình Tâm lý học xã hội trong hoạt động lãnh đạo quản lý, Nxb Lý luận Chính trị
30 Trần Kiểm (2016), Quản lý và lãnh đạo nhà trường hiệu quả (Tiếp cận năng lực), Nxb Đại học sư phạm, Hà Nội
31 Đặng Bá Lãm (1999), Chính sách và kế hoạch trong quản lý giáo dục,
Nxb Giáo dục
32 Nguyễn Thị Mỹ Lộc (chủ biên- 2013), Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về
lãnh đạo và quản lý giáo dục trong thời kỳ đổi mới, Nxb Văn hóa-Thơng tin
33 Nguyễn Thị Mỹ Lộc (chủ biên-2015), Quản lý giáo dục Một số vấn đề lý