Duncan Green, Từ đói nghèo đến quyền lực: Làm thế nào để người dân có trách nhiệm và Nhà nước hoạt động hiệu quả có thể làm thay đổi thế giới, Oxfam UK, tháng 6/2008.

Một phần của tài liệu BIẾN đổi KHÍ hậu, sự THÍCH ỨNG và NGƯỜI NGHÈO (Trang 53 - 54)

làm thay đổi thế giới, Oxfam UK, tháng 6/2008.

43 Khảo sát trực tuyến tồn cầu của cơng ty Nielsen, Quan tâm hàng đầu và thứ hai trong thời gian 6 tháng tới đây: Trái đất nóng lên, 4/6/2007, trang 1. 4/6/2007, trang 1.

52

Việt Nam: BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU, SỰ THÍCH ỨNG VÀ NGƯỜI NGHÈO

người dân, đưa Việt Nam đứng thứ 121 trên toàn thế giới về lượng khí thải tính trên đầu người. Nếu tính tồn bộ lượng GHG thì Việt Nam đã thải 1,6 tấn trên một đầu người vào năm 2000, xếp thứ 155 trên toàn thế giới, so với 10,5 tấn trên một đầu người ở các nước trong liên minh châu Âu, 11 tấn ở Anh, 25,8 tấn ở Ôxtralia, và 10,8 tấn ở Nhật Bản.44

Các quốc gia đang phát triển khơng có đủ ngân sách cho các hoạt động thích ứng trên tồn quốc, và những quốc gia này cũng không thể chịu những chi phí này một mình. Nhiều quốc gia đang phát triển góp phần ít nhất đối với việc biến đổi khí hậu nhưng lại phải chịu nhiều tổn thất từ những tác động của nó. Oxfam dự tính rằng hoạt động về thích ứng ở tất cả các quốc gia đang phát triển sẽ tốn ít nhất là 50 tỷ đô la một năm, và sẽ cịn hơn thế rất nhiều nếu lượng

khí nhà kính thải ra không giảm đi với tốc độ đủ để có thể giữ cho trái đất khơng nóng thêm q 2oC. Các quốc gia có lượng khí thải lớn và thu nhập cao phải chịu trách nhiệm về việc gây ra biến đổi khí hậu, và họ cũng đủ khả năng hỗ trợ các quốc gia khác trong việc giải quyết những tác động của biến đổi khí hậu. Đây là khoản hỗ trợ tài chính mới thêm vào cam kết từ lâu của họ là sẽ dành 0,7% thu nhập quốc dân cho Hỗ trợ phát triển chính thức (ODA).45 Tuy nhiên tới nay, Mỹ, EU, Nhật Bản, Ôxtralia, và Canada - những quốc gia chịu trách nhiệm chính về việc hỗ trợ tài chính cho các hoạt động thích ứng mới chỉ hỗ trợ một phần rất nhỏ so với yêu cầu. Những cam kết của các quốc gia này cần phải được thực hiện khẩn trương để cộng đồng quốc tế thực hiện nghiêm túc công tác hỗ trợ phát triển phục hồi do tác động của khí hậu.

Điều cuối cùng, như đã được nhấn mạnh trong bản báo cáo này, công tác lập kế hoạch đối với sự biến đổi khí hậu phải được xây dựng dài hạn, và lồng ghép một cách có hệ thống vào tất cả các ngành phát triển mũi nhọn và các Bộ ngành quan trọng. Lý do là vì tất cả cơng tác quản lý rủi ro thiên tai, xố đói giảm nghèo và phát triển bền vững đều gắn kết chặt chẽ với nhau. Các chính sách cơng nhằm giảm đói nghèo, giảm bớt tổn thất, chi phí trung và dài hạn, và lập kế hoạch về biến đổi khí hậu đều phải kết hợp với nhau. Oxfam và nhiều tổ chức phát triển khác tại Việt Nam hiện đã lồng ghép các chương trình quản lý rủi ro thiên tai vào các chương trình sinh kế và phát triển, đồng thời sẵn sàng phối hợp chặt chẽ hơn với Chính phủ để đảm bảo tương lai phát triển của Việt nam có khả năng phục hồi với tác động của biến đổi khí hậu.

44 Tất cả các số liệu được trích dẫn từ CAIT (Cơng cụ các chỉ số phân tích khí hậu), có tại http://cait.wri.org.

Một phần của tài liệu BIẾN đổi KHÍ hậu, sự THÍCH ỨNG và NGƯỜI NGHÈO (Trang 53 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(56 trang)