Chƣơng 3 : THỰC NGHIỆM SƢ PHẠM
3.4. Kết quả thực nghiệm
3.4.1. Những thuận lợi và hạn chế khi tiến hành thực nghiệm
3.4.1.1. Thuận lợi
- HS ở lớp thực nghiệm và lớp đối chứng đều có lực học ngang nhau và ý thức học tốt.
- GV thực nghiệm được tạo điều kiện, có được sự ủng hộ nhiệt tình của Ban giám hiệu, các GV trong tổ bộ mơn Tốn, cũng như GV chủ nhiệm, GV bộ mơn giảng dạy tại lớp 12B2 và tồn thể HS lớp thực nghiệm.
- Thời điểm tiến hành thực nghiệm vừa đúng với tiến độ theo phân phối chương trình mơn Tốn lớp 12 theo quy định của Sở GD&ĐT.
3.4.1.2. Hạn chế
- Các hình thức KT, ĐG được thực nghiệm là mới mẻ so với những hình thức KT, ĐG thông thường vẫn được tiến hành tại lớp, do vậy, HS có
phần hơi chậm trong việc làm quen và gặp khó khăn trong việc thực hiện, hoàn thành các yêu cầu của GV thực nghiệm.
- Vì điều kiện về thời gian nên không thể tiến hành thực nghiệm tại nhiều lớp 12 của trường nên việc đánh giá kết quả thực nghiệm chưa đạt được sự chính xác như mong muốn.
- Vì những hình thức kiểm tra đánh giá là mới mẻ ngay cả với GV tiến hành thực nghiệm, cho nên từ việc biên soạn đề trong ngân hàng câu hỏi, đến việc xây dựng các đề kiểm tra cũng cịn có những hạn chế, ví dụ như nội dung các câu hỏi trong ngân hàng chưa thật sự phong phú, chưa thể hiện hết tất cả các dạng toán trong nội dung này; hay đề ra còn dài;... (hạn chế này đã được điều chỉnh bằng cách cho tiến hành kiểm tra lại với đề khác hợp lí hơn và có thể nói đã đạt kết quả mong muốn).
- Cịn có tình trạng HS đã làm sẵn đáp án cho từng câu hỏi trong ngân hàng câu hỏi và sao chép của nhau để làm tài liệu mà chưa có sự cố gắng trong việc tự ôn luyện, đầu tư thời gian để giải quyết các bài tập trong ngân hàng câu hỏi. Việc này có thể có ảnh hưởng khơng tốt đến các hoạt động tích cực, độc lập tự học cùa HS.
- Đối với hình thức kiểm tra tự chấm, hình thức viết tổng kết một nội dung đã học, cịn một bộ phận HS chưa tích cực hoạt động theo chỉ đạo, theo hướng dẫn của GV mà cịn đùn đẩy cơng việc cho các bạn khác trong nhóm, do vậy, tác dụng của hình thức KT, ĐG này chưa gây ảnh hưởng tích cực hết được đến toàn bộ HS trong lớp.
- Trong quá trình đánh giá các sản phẩm HS tự viết tổng kết ở nhà, đơi khi cịn lúng túng, mất thời gian trong việc tổ chức cho lớp thảo luận, có những HS chỉ quan tâm đến sản phẩm của nhóm mình, chưa đầu tư thời gian suy nghĩ, giải quyết các bài tập của nhóm khác nên hiệu quả của hình thức đánh giá này cịn đơi chút hạn chế.
3.4.2. Đánh giá kết quả các bài kiểm tra
3.4.2.1. Đánh giá định tính
- Đối với các bài kiểm tra bằng hình thức đánh giá cơng bằng thơng qua ngân hàng đề, qua quan sát, tham dò ý kiến của HS, qua kết quả bài kiểm tra, cho thấy nhiều HS đã tích cực tự học với ngân hàng câu hỏi, đồng thời cũng cho thấy sự hợp tác trong học tập của các em được phát huy. Nhiều HS đã nhận thấy hồn tồn có khả năng đạt điểm cao nếu tích cực tự học làm được hết bài trong ngân hàng câu hỏi và đa số các em đều đạt được mục đích.
- Thơng qua hình thức kiểm tra tự chấm, đa số HS rất hứng thú vì được tự mình đánh giá, cho điểm các bạn khác. Đây cũng là cơ hội để các em rèn luyện năng lực phân tích, đánh giá... Tuy nhiên, cịn một số bài kiểm tra của HS chưa được cho điểm chính xác do HS gặp khó khăn với những lời giải phức tạp, kĩ năng trình bày chưa tốt, hoặc thậm chí có em cịn vì bạn mình nên cho điểm cao hơn.
- Đối với hình thức viết tổng kết một nội dung đã học, nhìn chung, các nhóm đã biết phân tích, tổng hợp, tìm tịi các nội dung kiến thức đã học để có được sản phẩm của mình, đã có nhóm nêu được đầy đủ các yêu cầu của đề bài. Một hạn chế trong bài làm của HS là các ví dụ minh họa chưa phong phú mà đa số có dạng tương tự nhau. Ngồi ra, hình thức này cịn gặp khó khăn khi GV đánh giá, chấm điểm sản phẩm của HS vì tính tích cực, kết quả làm việc của các HS trong mỗi nhóm khơng giống nhau.
Đánh giá chung: Thơng qua quan sát, thăm dò ý kiến HS, qua kết quả các bài kiểm tra, có thể khẳng định rằng với những hình thức kiểm tra đánh giá mới được áp dụng, HS đã tích cực tự học hơn, có ý thức hơn, có nhiều điều kiện hơn trong việc hợp tác học tập. Kết quả cho thấy HS lớp thực nghiệm đã có sự tiến bộ rõ rệt về ý thức, tinh thần học tập trên lớp, cũng như các năng lực học tập.
* Kết quả các bài kiểm tra bằng hình thức đánh giá cơng bằng thông qua ngân hàng câu hỏi:
+ Bài kiểm tra 15 phút:
Điểm 4 5 6 7 8 9 10 Tổng
Tần số 0 2 2 4 15 12 9 44
Tần suất 0,0% 4,5% 4,5% 9,1% 34,1% 27,3% 20,5% 100% - Điểm trung bình: x = 8,36
- Độ lệch chuẩn: sx = 1,64
+ Bài kiểm tra 45 phút (Bài kiểm tra 45 phút số 1):
Điểm 4 5 6 7 8 9 10 Tổng
Tần số 1 2 1 5 16 10 9 44
Tần suất 2,3% 4,5% 2,3% 11,4% 36,4% 22,7% 20,5% 100% - Điểm trung bình: x = 8,25
- Độ lệch chuẩn: sx = 1,97
* Kết quả bài kiểm tra tự chấm:
+ Bài kiểm tra 15 phút:
Điểm 3 4 5 6 7 8 9 10 Tổng
Tần số 1 1 5 3 6 13 3 12 44
Tần suất 2,3% 2,3% 11,4% 6,8% 13,6% 29,5% 6,8% 27,3% 100% - Điểm trung bình: x = 7,80
- Độ lệch chuẩn: sx = 3,80
+ Bài kiểm tra 45 phút (Bài kiểm tra 45 phút số 2):
Điểm 5 6 7 8 9 10 Tổng
Tần số 3 2 12 8 10 9 44
- Điểm trung bình: x = 8,07 - Độ lệch chuẩn: sx = 2,20
* Kết quả bài kiểm tra 45 phút (Bài kiểm tra 45 phút số 3):
+ Lớp thực nghiệm: Điểm 6 7 8 9 10 Tổng Tần số 4 5 15 13 8 45 Tần suất 9,1% 11,4% 34,1% 29,5% 18,2% 100% - Điểm trung bình: x = 8,55 - Độ lệch chuẩn: sx = 1,34 + Lớp đối chứng: Điểm 5 6 7 8 9 10 Tổng Tần số 4 9 8 11 8 5 45 Tần suất 9,1% 20,5% 18,2% 25,0% 18,2% 11,4% 100% - Điểm trung bình: x = 7,73 - Độ lệch chuẩn: sx = 2,86
Nhận xét: Kết quả thống kê về điểm kiểm tra cho thấy điểm trung bình bài kiểm tra của lớp thực nghiệm cao hơn điểm trung bình của lớp đối chứng (8,55 so với 7,73). Độ lệch chuẩn về điểm kiểm tra của lớp thực nghiệm bé hơn độ lệch chuẩn về điểm kiểm tra của lớp đối chứng (1,34 so với 2,86). Điều đó cho thấy, nhìn chung, điểm số bài kiểm tra của học sinh lớp thực nghiệm cao hơn điểm số bài kiểm tra của học sinh lớp đối chứng, độ phân tán về điểm số của học sinh lớp thực nghiệm là nhỏ hơn, tức là kết quả kiểm tra ở lớp thực nghiệm đồng đều hơn so với lớp đối chứng.
Như vậy, qua phân tích kết quả các bài kiểm tra có thể thấy rằng quá trình sử dụng các hình thức KT, ĐG được đề xuất ở chương II, đặc biệt việc sử dụng ngân hàng câu hỏi với hình thức đánh giá cơng bằng đã có kết quả tốt
trong việc đánh giá năng lực học tập của HS, kết quả giảng dạy của GV, cũng như nâng cao chất lượng dạy học chương “Hàm số lũy thừa, hàm số mũ và hàm số lơgarit”.
3.4.3. Nhận xét chung
Q trình KT, ĐG HS sau khi được cùng thảo luận, xin ý kiến các GV trong tổ, trao đổi với HS, có thể nhận xét chung:
- Đánh giá được đúng kết quả học tập của HS sau khi học xong các nội dung của chương Hàm số lũy thừa, hàm số mũ và hàm số lơgarit, có thể căn cứ kết quả KT, ĐG để phân loại tương đối tốt các HS trong lớp.
- Quá trình đánh giá HS khơng chỉ dừng lại ở việc đánh giá thành quả học tập mà cịn kích thích HS tích cực học tập tốt hơn, rèn luyện nhiều năng lực khác nhau cho HS như kĩ năng hoạt động nhóm, kĩ năng thuyết trình,... Đồng thời, kết quả KT, ĐG cũng có thể làm căn cứ để GV điều chỉnh phương pháp giảng dạy, HS điều chỉnh cách học cho hợp lí hơn.
- Q trình KT, ĐG như đã thực hiện cịn tạo cơ hội cho HS có thể tự đánh giá mình, tự đánh giá lẫn nhau, có tác dụng tốt trong việc rèn luyện các kĩ năng, các tư duy lôgic cho HS như giúp cho HS có thể biết: So sánh các phương án giải quyết vấn đề; phát hiện lời giải có mâu thuẫn, sai lầm và chỉnh sửa được; biết phân tích, đánh giá các vấn đề cần giải quyết,…; quá trình này cũng giúp HS có thể học tập lẫn nhau, rèn luyện khả năng ngơn ngữ, khả năng diễn đạt các nội dung tốn học,…
Kết luận chƣơng III:
Quá trình thực nghiệm sư phạm đã giúp chúng ta kiểm chứng được: Mặc dù các hình thức kiểm tra đánh giá được đưa ra tương đối mới mẻ, song cũng đã kích thích được tính tích cực trong học tập của HS. Qua quan sát và thăm dò ý kiến HS, cho thấy, nhiều HS đã có ý thức tự học tốt, làm hầu hết bài trong ngân hàng câu hỏi, đặc biệt, trong q trình tự học thơng qua
ngân hàng câu hỏi, cịn cho thấy các em đã có tinh thần hợp tác cao, nhiều vấn đề khó khăn của HS trong lớp đều đã được các em cùng suy nghĩ và cùng giúp nhau giải quyết. Một ưu điểm lớn của phương pháp này đó là nhiều HS đều có khao khát được điểm 9, 10 trong bài kiểm tra và đã đạt được.
Hình thức kiểm tra tự chấm tuy có gặp nhiều khó khăn hơn khi tiếp cận do có một số HS chưa thể tự đánh giá, cho điểm nhanh và chính xác, hợp lí đối với các bài giải không giống trong đáp án GV đưa ra, nhưng cũng cho thấy bước đầu các em có thể rèn luyện năng lực đánh giá và có thể học hỏi thêm qua việc xem xét, đánh giá bài làm của các bạn khác. Bên cạnh đó, HS cũng nhận thấy hứng thú hơn khi chính mình là người được đánh giá, cho điểm người khác. Một hạn chế của hình thức đánh giá này là GV vừa mất thời gian tổ chức chữa bài kiểm tra, hướng dẫn HS chấm bài tại lớp, giải đáp các khúc mắc trong quá trình chấm bài, đồng thời vẫn phải kiểm tra lại kết quả làm việc của HS.
Đối với hình thức viết tổng kết nội dung đã học, tuy không huy động được tính tích cực học tập của tồn bộ các HS trong lớp do cịn một số em ỷ lại vào các bạn khác nhưng cũng đã đánh giá và giúp rèn luyện được năng lực, ý thức tự học của HS, đồng thời, đây cũng là biện pháp, là cơ hội để giúp HS được tự củng cố, khắc sâu kiến thức đã học.
Nói tóm lại, quá trình thực nghiệm và những kết quả rút ra sau quá trình thực nghiệm cho thấy rằng, mục đích thực nghiệm đã được hồn thành, tính khả thi và tính hiệu quả của các hình thức KT, ĐG được đề xuất trong chương II đã được khẳng định. Vận dụng các hình thức KT, ĐG đó vào việc dạy học nội dung “Hàm số mũ và lơgarit” trong chương trình mơn Tốn THPT sẽ có thể nâng cao hiệu quả của hoạt động dạy và học.
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. Kết luận
Luận văn đã hoàn thành và đạt được các kết quả chính sau đây:
1. Luận văn đã làm rõ một số vấn đề liên quan đến đo lường và đánh giá, nghiên cứu khái niệm mục tiêu và các mức độ mục tiêu trong lĩnh vực nhận thức, nghiên cứu quy trình xây dựng đề KT, ĐG kết quả học tập mơn Tốn và đề xuất một cách phân bậc mục tiêu nhận thức trong dạy học mơn Tốn trên cơ sở thang bậc nhận thức của Bloom.
2. Luận văn đã nghiên cứu nội dung “Hàm số mũ và lơgarit” trong chương trình mơn Tốn THPT và phân tích thực trạng hoạt động KT, ĐG trong dạy học mơn Tốn ở trường phổ thơng hiện nay. Từ đó đề xuất 3 hình thức KT, ĐG hiệu quả của hoạt động dạy học nội dung “Hàm số mũ và lơgarit” trong chương trình mơn Tốn THPT thơng qua việc đánh giá kết quả học tập của HS. Cụ thể, luận văn đã đề xuất các hình thức đánh giá:
- Đánh giá công bằng thông qua ngân hàng câu hỏi. - Đánh giá bằng hình thức kiểm tra tự chấm.
- Đánh giá thông qua hoạt động viết tổng kết một nội dung đã học của HS.
3. Đã tổ chức thực nghiệm sư phạm để minh họa tính khả thi và hiệu quả của các hình thức KT, ĐG kết quả học tập của HS.
4. Luận văn có thể làm tài liệu tham khảo cho GV Toán tại các trường THPT.
Những kết quả thu được cho phép kết luận rằng: Giả thuyết khoa học là có thể chấp nhận được, mục đích nghiên cứu đã được thực hiện, nhiệm vụ của luận văn đã hồn thành. Điều đó có nghĩa là: Việc sử dụng hình thức đánh giá cơng bằng thơng qua ngân hàng câu hỏi, đánh giá bằng hình thức kiểm tra tự chấm, đánh giá thông qua hoạt động viết tổng kết một nội dung đã học của
HS có thể góp phần nâng cao chất lượng dạy học nội dung “Hàm số mũ và lơgarit” nói riêng, chất lượng dạy học mơn Tốn THPT nói chung.
Do điều kiện thời gian, luận văn cũng cịn có những hạn chế nhất định, chẳng hạn như luận văn chưa xây dựng được một ngân hàng câu hỏi thực sự hợp lí, q trình thực nghiệm chưa được nhiều nên chưa thể thấy hết những hạn chế, những khó khăn trong cách thức tổ chức thực hiện các hình thức đánh giá để điều chỉnh cho hợp lí hơn.
Luận văn cũng đặt ra hướng nghiên cứu tiếp theo, đó là có thể xây dựng ngân hàng câu hỏi cho tồn bộ các chủ đề, các nội dung khác của mơn Tốn và vận dụng các hình thức KT, ĐG đã đề xuất vào mỗi nội dung này. Ngoài ra, luận văn cũng là một gợi ý cho việc nghiên cứu, đổi mới các hình thức KT, ĐG, góp phần nâng cao chất lượng dạy học.
2. Khuyến nghị
Sau khi nghiên cứu lí luận và thực nghiệm sư phạm, chúng tơi có một số đề xuất sau đây:
1. Để thực hiện tốt các bài dạy trong chương trình, cũng như cơng tác KT, ĐG kết quả học tập của HS, GV cần xác định rõ mục tiêu dạy học, đó là cơ sở để lựa chọn phương pháp dạy học phù hợp để góp phần nâng cao chất lượng dạy học.
2. Các GV bộ môn cần làm tốt việc phân loại câu hỏi, bài tập theo các mức độ nhận thức; cần thực hiện ra đề đúng theo quy trình xây dựng một đề kiểm tra; việc sử dụng ma trận đề kiểm tra giúp cho người ra đề có thể xây dựng đề theo ý muốn, dễ dàng thực hiện đúng mục tiêu dạy học.
3. Nhà trường, các tổ, nhóm chun mơn nên xây dựng hệ thống ngân hàng câu hỏi và bài tập hoàn chỉnh theo các mức độ nhận thức, có thể sử dụng ngân hàng câu hỏi này vừa làm công cụ để HS tự học, vừa làm công cụ để KT, ĐG kết quả học tập của HS.
4. Nhà trường, các tổ chun mơn nếu có điều kiện, có thể tổ chức cho các lớp trong một khối tiến hành các tiết kiểm tra 45 phút cùng một thời điểm, cùng một đề, đảm bảo công bằng cho HS, thực hiện tốt việc đánh giá theo chuẩn kiến thức kĩ năng và cũng là điều kiện thuận lợi để đánh giá, so sánh