HS tham gia quét dọn di tích

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực ở các trường trung học phổ thông huyện kinh môn, tỉnh hải dương (Trang 70 - 113)

KẾT LUẬN CHƢƠNG 2

Qua tìm hiểu điều kiện tự nhiên, địa lý, kinh tế - xã hội và thực trạng xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực của các trường THPT huyện Kinh Môn tỉnh Hải Dương chúng tôi rút ra một số kết luận như sau:

1. Huyện Kinh Môn là trung tâm kinh tế, văn hố của vùng phía Đơng Nam của tỉnh Hải Dương. Sau gần 50 năm kể từ khi thành lập, đời sống của nhân dân huyện ngày càng được nâng cao cả về mặt vật chất lẫn tinh thần. Điều đó khẳng định có sự đóng góp khơng nhỏ của ngành giáo dục trong q trình tự vươn lên đổi mới, tạo nguồn nhân lực có chất lượng cao đáp ứng yêu cầu cơng nghiệp hố và hiện đại hoá đất nước.

2. Công tác quản lý xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực của Hiệu trưởng các trường THPT của huyện Kinh Môn bước đầu đã thu được

những kết quả tốt đẹp: Giúp thầy và trị tìm được tiếng nói chung trong việc nâng cao chất lượng dạy và học. Nhiều hoạt động tập thể, trò chơi dân gian, tìm hiểu, chăm sóc và phát huy giá trị các di tích lịch sử văn hoá ở địa phương... đã được triển khai trong các trường. Kết quả rõ nét nhất từ phong trào là “bộ mặt” các trường đã có nhiều thay đổi: Trường lớp xanh, sạch, đẹp hơn; hệ thống nước sạch, cơng trình vệ sinh được cải thiện rõ rệt; quan hệ giữa thầy, cô giáo với học sinh, giữa học sinh với học sinh trở nên thân thiện hơn; các trường đã chú trọng hơn trong việc rèn luyện kỹ năng sống, kỹ năng giao tiếp, ứng xử cho học sinh. Thơng qua hoạt động của Đồn, các đồn viên ký cam kết không vi phạm kỷ luật, tích cực tham gia bảo vệ mơi trường, phát động các phong trào.

Tuy nhiên, vì là năm đầu tiên thực hiện phong trào nên vẫn cịn có nhiều hạn chế như: Nhận thức của HS và đặc biệt là CMHS về trường học thân thiện, học sinh tích cực là chưa đầy đủ. PPDH chưa phát huy được tính sáng tạo, tích cực, chủ động của HS; GV chưa thực sự là người tổ chức hiệu quả việc hướng dẫn, kích thích HS ham mê học tập và tham gia các hoạt động GD. Hiện tượng HS học để đối phó, nhồi nhét, chạy theo bằng cấp, thành tích cịn phổ biến. Các cơng tác như giáo dục kỹ năng sống; tổ chức các hoạt động vui chơi lành mạnh; HS tham gia tìm hiểu, chăm sóc các di tích lịch sử cách mạng tại địa phương vẫn đang trong thời kỳ xuất phát điểm nên chưa tạo ra được những chuyển biến rõ nét.

 Nguyên nhân

Có nhiều nguyên nhân dẫn tới những tồn tại trên, trong đó chủ yếu là do là những năm đầu thực hiện phong trào nên các trường còn lúng túng khi thực hiện (xác định trò chơi dân gian, thời gian tổ chức trò chơi, nhận chăm sóc di tích và nội dung tun truyền...), cịn trơng chờ vào hướng dẫn của cấp trên; CSVC – TBDH còn thiếu và chưa đồng bộ.

3. Trong điều kiện hiện nay, nhà trường muốn thực hiện tốt phong trào “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” thì Hiệu trưởng phải biết vận dụng triệt để các nguồn lực bên trong và khai thác tối đa các nguồn lực bên ngoài. Đây là vấn đề quan trọng mang ý nghĩa thiết thực, góp phần khơng nhỏ cho sự thành công của phong trào trong mỗi nhà trường.

Để thực hiện tốt phong trào “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” Hiệu trưởng nhà trường cần:

- Nâng cao nhận thức của CBQL, GV, NV và đặc biệt là nhận thức của HS và CMHS về phong trào này;

- Xây dựng trường lớp xanh, sạch, đẹp, an toàn

- Tổ chức dạy và học có hiệu quả phù hợp với đặc điểm lứa tuổi của HS, giúp các em tự tin trong học tập.

- Rèn luyện kỹ năng sống cho HS

- Tổ chức các hoạt động tập thể vui tươi, lành mạnh

- Tổ chức cho HS tham gia tìm hiểu chăm sóc và phát huy giá trị các di tích lịch sử, văn hóa, cách mạng ở dịa phương.

- Tổ chức chỉ đạo đánh giá, rút kinh nghiệm nhân điển hình tạo dựng phong trào

CHƢƠNG 3

BIỆN PHÁP QUẢN LÝ XÂY DỰNG TRƢỜNG HỌC THÂN THIỆN, HỌC SINH TÍCH CỰC Ở CÁC TRƢỜNG THPT HUYệN KINH MƠN

TỉNH HảI DƯƠNG

3.1. Các nguyên tắc đề xuất biện pháp

Từ những căn cứ lý luận và thực tiễn đã nêu (trong chương 1và chương 2), việc đề xuất những biện pháp quản lý xây dựng mơ hình trường học thân thiện, học sinh tích cực ở các trường THPT hun Kinh Môn tỉnh Hải D-ơng phải đảm bảo các nguyên tắc sau

3.3.1. Đảm bảo tính thực tiễn

Các biện pháp phải thể hiện và cụ thể hoá đường lối, phương châm giáo dục của Đảng và Nhà nước, phù hợp với chế định giáo dục của ngành trong quản lý. Các biện pháp phải phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh, các nguồn lực phục vụ cho việc xây dựng THTT, HSTC trên cơ sở tuân thủ nghiêm ngặt các quy chế của Bộ GD&ĐT.

Đặc biệt, các tư tưởng chỉ đạo nhiệm vụ và chủ trương định hướng phát triển giáo dục trong thời kỳ CNH, HĐH đã được xác định trong văn kiện Đại hội Đảng IX, Đại hội Đảng X và kết luận của Bộ chính trị số 242 – TB/TW; Chỉ thị 40/2008/CT – BGD&ĐT ngày 22/7/2008 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT về việc phát động phong trào thi đua “Xây dựng THTT, HSTC” trong các trường phổ thông giai đoạn 2008 - 2013. Xuất phát từ việc phân tích thực trạng, trên cơ sở mục tiêu, yêu cầu, nội dung quản lý xây dựng THTT, HSTC các giải pháp đưa ra cần sát hợp với thực tiễn giáo dục của địa phương.

3.1.2. Đảm bảo tính hiệu quả

Các biện pháp đưa ra phải đạt hiệu quả cao trong quá trình quản lý nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện HS THPT. Xuất phát từ cơ sở thực tiễn hiện nay, những chỉ thị về xây dựng THTT, HSTC để đề ra các biện pháp

quản lý nhằm tháo gỡ những vướng mắc, khắc phục khó khăn và những yếu kém, bất cập trong cơng tác quản lý hiện nay, nhằm mục đích xây dựng được mơ hình THTT, HSTC.

3.1.3. Đảm bảo tính đồng bộ

Yêu cầu này là do bản chất quá trình quản lý ở các nhà trường, trong đó tập trung vào việc lập kế hoạch, chỉ đạo hoạt động xây dựng THTT, HSTC; phối hợp với các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường tạo ra môi trường GD lành mạnh.

Đảm bảo tính đồng bộ của các biện pháp phải chú ý đến các yếu tố tác động tham gia vào các biện pháp như yếu tố chính sách, bộ máy tổ chức và đội ngũ nhân lực, CSVC và TBDH, yếu tố mơi trường nói chung và mơi trường dạy học nói riêng, yếu tố cơng nghệ thông tin và tryền thông vận dụng vào xây dựng THTT, HSTC.

Thực hiện cuộc vận động xây dựng THTT, HSTC phải được kết hợp với các cuộc vận động lớn của ngành, phải được triển khai hợp lý tránh chồng chéo.

3.1.4. Đảm bảo tính bền vững

Yêu cầu này địi hỏi các biện pháp đề xuất phải có khả năng áp dụng vào thực tiễn hoạt động quản lý của Hiệu trưởng các trường THPT một cách thuận lợi, trở thành hiện thực và đem lại hiệu quả cao trong việc thực hiện các chức năng quản lý của hiệu trưởng vào xây dựng THTT, HSTC

Các biện pháp phải phát huy được tính tích cực của các chủ thể tham gia xây dựng trường học thân thiện, phải kích thích được ý thức tự giác rèn luyện của học sinh. Các biện pháp phải có căn cứ khách quan và có khả năng thực hiện một cách rộng rãi và được điều chỉnh ngày càng hoàn thiện. Đặc biệt cuộc vận động xây dựng THTT, HSTC cần phải được thực hiện một cách kiên trì bền bỉ trong nhiều năm và phải coi đây là điểm tựa quan trọng để xây dựng văn hố nhà

trường. Vì lợi ích lâu dài, vì chất lượng thực chất, cuộc vận động xây dựng THTT, HSTC cần phải được phát triển bền vững, tuyệt đối tránh hình thức, chỉ ồn ào sơi nổi trong thời gian đầu sau đó tắt lịm dần.

3.2. Các biện pháp quản lý xây dựng trƣờng học thân thiện, học sinh tích cực ở các trƣờng trung học phổ thông huyện Kinh Môn tỉnh Hải Dƣơng

Từ những căn cứ về lý luận và thực tiễn trong hoạt động quản lý ở trường THPT, dựa trên các nguyên tắc trong việc đề xuất các biện pháp đã nêu, chúng tôi xin đưa ra các biện pháp quản lý chủ yếu ở các trường THPT nhằm xây dựng THTT, HSTC. Mỗi biện pháp được trình bày gồm: ý nghĩa, nội dung và cách tiến hành của biện pháp.

3.2.1. Biện pháp quản lý nâng cao nhận thức của CBQL, GV, NV, HS, cha mẹ học sinh và cộng đồng về THTT, HSTC mẹ học sinh và cộng đồng về THTT, HSTC

Ý nghĩa

Xây dựng THTT, HSTC ở các trường THPT trước hết đòi hỏi đội ngũ CBQL, GV, NV phải có đủ phẩm chất, năng lực cần thiết. Mỗi CBQL, GV, NV phải nhận thức đúng đắn vai trị của mình trong cơng cuộc xây dựng THTT, HSTC thì mới nâng cao được hiệu quả thực hiện phong trào này trong mỗi nhà trường. Đây là việc làm đầu tiên để tạo nên nhận thức đúng đắn trong mỗi CBQL, GV, NV.

Cha mẹ HS và HS là lực lượng đông đảo nhất tham gia vào công cuộc xây dựng THTT, HSTC. Như vậy để triển khai có hiệu quả mơ hình này phải nâng cao nhận thức cho CMHS và HS về mục đích, nội dung, yêu cầu của THTT, HSTC; phải làm cho CMHS và HS hiểu đúng để họ yên tâm ủng hộ.

Vì vậy, biện pháp có ý nghĩa tác động làm thay đổi, nâng cao nhận thức cho đội ngũ GV, CBQL, NV, CMHS, HS và cộng đồng giúp họ nhận thức đầy đủ và đúng đắn về tầm quan trọng, tính cần thiết của phong trào xây dựng THTT, HSTC.

Mục tiêu quan trọng nhất là biến mong muốn làm cho HS “mỗi ngày đến trường là một ngày vui” thấm sâu vào nhận thức, tình cảm và hành động của các thế hệ giáo viên, học sinh và các các bậc phụ huynh.

Đây là biện pháp mở đường cho các biện pháp khác, bởi vì nó là cơ sở làm cho đối tượng hiểu mà tự nguyện hành động vì mục tiêu chung. Công cuộc xây dựng THTT, HSTC lần này là một nhiệm vụ địi hỏi phải có sự đồng tâm nhất trí, đồn kết phấn đấu của cả đội ngũ CBQL, GV, NV, HS trong nhà trường và cộng đồng xã hội. Do đó phải làm cho họ hiểu đúng, tạo niềm tin để dẫn tới thành công.

Nội dung

Trước hết người cán bộ quản lý giáo dục phải nhận thức rõ vai trị của mình trong việc xây dựng THTT, HSTC. Khoa học chứng minh rằng trong các công cuộc đổi mới, các nhà quản lý là một trong những nhân tố quyết định sự thắng lợi. Do đó, Họ phải nghiên cứu trước và kỹ hơn những điều cần biết về THTT, HSTC (mục đích, nội dung, yêu cầu của THTT, HSTC; các văn bản, chỉ thị của Bộ GD&ĐT, Sở GD&ĐT...) để có thể nắm vững một cách sâu sắc về sự cần thiết và đúng đắn của phong trào này, trên cơ sở đó phổ biến tới tồn thể GV, NV, HS ,CMHS để mọi người cùng hiểu về phong trào. Khi họ đã nắm vững một cách sâu sắc vấn đề này thì có thể lường trước những tình huống xảy ra, từ đó thận trọng và có cách giải thích hợp lý trước những thắc mắc của GV, NV, CMHS, HS về mơ hình này cũng như hướng dẫn của cấp trên trong quá trình triển khai thực hiện.

Cách tiến hành

* Đối với CBQL

- Xác định mục tiêu, nội dung, lĩnh vực cần nâng cao nhận thức cho đội ngũ CBQL, GV, NV, HS và CMHS

truyền, tổ chức hội thảo, tư vấn, hoạt động ngoại khoá...

- Dự kiến các nguồn lực (con người, phương tiện, kinh phí, thời gian,...) - Sưu tầm và nghiên cứu đầy đủ các văn bản hướng dẫn việc thực hiện phong trào xây dựng THTT, HSTC.

- Tăng cường giao lưu, trao đổi và rút kinh nghiệm với các CBQL của các trường THPT trong huyện và trong toàn tỉnh về vấn đề trên để làm sáng tỏ những vướng mắc mà người CBQL gặp phải trong quá trình thực hiện.

- Khơng ngừng bồi dưỡng nâng cao trình độ, năng lực nghiệp vụ quản lý của mình.

* Đối với GV

Để nâng cao nhận thức cho đội ngũ GV, NV về THTT, HSTC người CBQL cần thực hiện tốt các việc sau:

- Tổ chức các lớp tập huấn, bồi dưỡng, tuyên truyền, các buổi thảo luận cho GV, NV thấm nhuần mục đích, yêu cầu, nội dung của THTT, HSTC;

- Tổ chức hội thảo trao đổi thống nhất về nhận thức và chương trình hành động.

* Đối với CMHS, HS và cộng đồng

- Đầu năm học, CBQL nhà trường phải xây dựng kế hoạch tuyên truyền, tư vấn cho CMHS và HS về mục đích, nội dung, yêu cầu của THTT, HSTC.

- Tham mưu với chính quyền địa phương, xin phép tổ chức cho cán bộ địa phương, cha mẹ HS, HS nghe báo cáo, thảo luận về THTT, HSTC theo địa bàn phường, xã.

- Kết hợp với đài phát thanh của xã, phường để tổ chức phát thanh các văn bản về phong trào xây dựng THTT, HSTC.

- Niêm yết các văn bản chỉ thị về xây dựng THTT, HSTC ở nơi thuận tiện, dễ thấy nhất trong trường để CMHS và HS có thể tham khảo.

buổi sinh hoạt lớp và cho CMHS trong các buổi họp phụ huynh.

3.2.2. Biện pháp tổ chức xây dựng trường lớp xanh, sạch, đẹp, an toàn Ý nghĩa Ý nghĩa

Nhu cầu an toàn với con người là một trong năm nhu cầu trọng yếu. Trong thang nhu cầu của con người mà nhà tâm lý học Maslow nêu ra thì nhu cầu an tồn được xếp ở vị trí thứ 2. Vị trí 1: Tồn tại sinh thể Vị trí 2: An tồn Vị trí 3: Giao lưu Vị trí 4: Được khẳng định Vị trí 5: Được phát triển

Trong nhà trường Hiệu trưởng phải thiết lập được môi trường dạy học an toàn cho thầy và trị, phát triển tiếp là mơi trường xanh, sạch, đẹp, có giá trị giáo dục thẩm mĩ cao cho HS. Vì một mơi trường xanh, sạch, đẹp là dấu ấn thiêng liêng trong tâm hồn người học ngay trong khi học và còn theo bước trưởng thành suốt cuộc đời.

Nội dung nghiên cứu khoa học

1- Bảo đảm trường an tồn, sạch sẽ, có cây xanh, thống mát và ngày càng đẹp hơn, lớp học đủ ánh sáng, bàn ghế hợp lứa tuổi HS.

2 - Tổ chức để HS trồng cây vào dịp đầu xuân và chăm sóc cây thường xuyên.

3 - Có đủ nhà vệ sinh được đặt ở vị trí phù hợp với cảnh quan trường học, được giữ gìn vệ sinh sạch sẽ.

4 - HS tích cực tham gia bảo vệ cảnh quan môi trường, giữ vệ sinh các cơng trình cơng cộng, nhà trường, lớp học và cá nhân.

Cách tiến hành

đẹp hơn, lớp học đủ ánh sáng, bàn ghế hợp lứa tuổi HS.

- Có kế hoạch xây dựng nhà trường an toàn và sạch sẽ, có quy hoạch trồng cây xanh trong khuôn viên nhà trường hợp với yêu cầu sư phạm và tác dụng giáo dục thẩm mĩ.

- Không để tụ điểm buôn bán gần trường. Trường hợp đang có phải làm tờ trình lên chính quyền dịa phương xin giải toả các tụ điểm này khỏi khu vực trường.

- Đảm bảo cho mơi trường đất, nước, khơng khí ở khu vực trường được trong sạch. Nhà trường phải có nguồn nước sạch cho GV và HS. Hiệu trưởng nhà trường cần liên hệ với các tổ chức dân số, gia đình, bảo vệ trẻ em, mơi trường của địa phương đề nghị sự giúp đỡ thực hiện các mục tiêu đề ra.

- Đảm bảo lớp học đủ ánh sáng. Khi phát hiện lớp học nào không đủ ánh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực ở các trường trung học phổ thông huyện kinh môn, tỉnh hải dương (Trang 70 - 113)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)