0
Tải bản đầy đủ (.doc) (44 trang)

Cuối năm 1924, Nguyễn Ái Quốc đến Quảng Châu (Trung Quốc), Ngườ

Một phần của tài liệu TUYỂN TẬP 10 ĐỀ THI THỬ ĐH MÔN SỬ CÓ ĐÁP ÁN CHI TIẾT (Trang 38 -44 )

tìm hiểu tổ chức Tâm tâm xã, chọn một số thanh niên tích cực thành lập Cộng

sản đoàn (2-1925). Tháng 6-1925, thành lập Hội Việt Nam cách mạng thanh niên. Báo Thanh niên là cơ quan ngôn luận của Hội. Đây là một tổ chức yêu

nước có khuynh hướng cộng sản, một tổ chức quá độ để tiến lên thành lập Đảng, một bước chuẩn bị có ý nghĩa quyết định về mặt tổ chức cho sự ra đời của Đảng. Hội có hệ thống tổ chức chặt chẽ, từ cơ quan lãnh đạo cao nhất là Tổng bộ đến chi bộ. Đến năm 1929, Hội có khoảng 1700 hội viên.

0,5

- Mở nhiều lớp huấn luyện chính trị, đào tạo một đội ngũ cán bộ. Từ năm 1925 đến năm 1927, Nguyễn Ái Quốc đã đào tạo được 75 người, đa số là thanh niên, học sinh, trí thức yêu nước. Họ "học làm cách mạng, học hoạt động bí mật", rồi bí mật về nước hoạt động, tuyên truyền lý luận giải phóng dân tộc và tổ chức nhân dân. Một số sang học trường Đại học Phương Đông Matxcơva (Liên Xô), hoặc vào trường Quân sự Hoàng Phố (Trung Quốc).

0,5

c. Sáng lập Đảng Cộng sản Việt Nam

- Chủ động triệu tập và chủ trì Hội nghị thành lập Đảng: khi nhận được tin Hội Việt Nam cách mạng thanh niên phân liệt thành hai nhóm cộng sản, Nguyễn Ái Quốc đã rời Xiêm sang Trung Quốc; chủ động triệu tập đại biểu của Đông dương cộng sản đảng và An Nam cộng sản đảng để bàn về việc thống nhất đảng. Hội nghị bắt đầu họp ngày 6-1-1930 tại Cửu Long (Hương Cảng, Trung Quốc). Ngày 8-2-1930, các đại biểu về nước.

0,25

- Nguyễn Ái Quốc đã thống nhất được các tổ chức cộng sản thành một đảng duy nhất là Đảng cộng sản Việt Nam.

0,25 - Soạn thảo Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng, bao gồm Chính cương

vắn tắt, Sách lược vắn tắt, được Hội nghị thành lập Đảng thông qua. Đó là

cương lĩnh giải phóng dân tộc đúng đắn và sáng tạo. Độc lập, tự do là tư tưởng chủ yếu của Cương lĩnh.

0,5

Câu II 2,0 điểm

Đảng Cộng sản Đông Dương có những chủ trương như thế nào trong quá trình lãnh đạo cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa phát xít.

- Đảng Cộng sản Đông Dương lãnh đạo nhân dân đấu tranh chống chủ nghĩa phát xít qua hai giai đoạn với hai phong trào cách mạng khác nhau: phong trào dân chủ 1936-1939 và phong trào giải phóng dân tộc 1939-1945.

- Chủ trương của Đảng trong phong trào dân chủ 1936-1939 được đề ra tại Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương (7-1936): xác định nhiệm vụ trực tiếp, trước mắt là đấu tranh chống chế độ phản động thuộc địa, chống phát xít, chống nguy cơ chiến tranh, đòi tự do, dân sinh, dân chủ, cơm áo và hoà bình. Phương pháp đấu tranh là kết hợp các hình thức công khai và bí mật, hợp pháp và bất hợp pháp; thành lập Mặt trận thống nhất nhân dân phản đế Đông Dương (sau đổi thành Mặt trận Dân chủ Đông Dương) nhằm tập hợp rộng rãi mọi lực lượng dân chủ chiống phát xít ở Đông Dương.

0,75

- Chủ trương của Đảng trong phong trào giải phóng dân tộc 1939-1945: + Bước chuyển hướng quan trọng mở đầu tại Hội nghị tháng 11-1939 và hoàn chỉnh tại Hội nghị tháng 5-1941 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, đặt nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu, tạm gác khẩu hiệu cách mạng ruộng đất, thành lập Mặt trận thống nhất dân tộc phản đề Đông Dương (1- 1939), Mặt trận Việt Minh (5-1941), nhằm tập hợp mọi lực lượng dân tộc vào cuộc đấu tranh giành độc lập tự do; đồng thơid đè ra chủ trương khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền

+ "Phát động cao trào kháng Nhật cứu nước mạnh mẽ để làm tiền đề tiến cho cuộc tổng khởi nghĩa" (bản Chỉ thị Nhật, Pháp bắn nhau và hành động của

chúng ta ngày 12-3-1945 của Ban Thường vụ Trung ương Đảng).

+ Phát động tổng khởi nghĩa giành chính quyền (Hội nghị toàn quốc của Đảng họp tại Tân Trào ngày 14 và 15-8-1945).

0,75

Câu III 2,0 điểm

Nêu nhiệm vụ và mục tiêu chủ yếu của từng kế hoạch Nhà nước 5 năm ở Việt Nam từ năm 1986 đến năm 2000.

- Nhiệm vụ và mục tiêu của kế hoạch Nhà nước 5 năm (1986-1990) được đề ra tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng (12-1986). Nội dung chủ yếu là: tập trung sức người sức của thực hiện bằng được nhiệm vụ, mục tiêu của ba chương trình kinh tế lớn: lương thực – thực phẩm, hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu.

0,75

- Nhiệm vụ và mục tiêu chủ yếu của kế hoạch Nhà nước 5 năm (1991-1995) được Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII của Đảng (6-1991) đề ra là: đẩy lùi và kiểm soát được lạm phát, ổn định, phát triển và nâng cao hiệu quả sản xuất xã hội. Ổn định và từng bước cải thiện đời sống của nhân dân; bắt đầu có tích lũy từ nội bộ nền kinh tế.

0,50

- Nhiệm vụ và mục tiêu của kế hoạch Nhà nước 5 năm (1996-2000) được Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của Đảng (7-1996) đề ra là: đẩy mạnh công cuộc đổi mới một cách toàn diện và đồng bộ, tiếp tục phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa, vận hành theo cơ chế thị trường, có sự quản lý của Nhà nước; phấn đấu đạt và vượt mục tiêu tăng trưởng kinh tế nhanh, hiệu quả cao và bền vững đi đôi với giải

quyết những vấn đề bức xúc về xã hội. Cải thiện đời sống nhân dân. Nâng cao tích lũy từ nội bộ nền kinh tế.

IV.a 3,0 điểm

Phong trào giải phóng dân tộc sau Chiến tranh thế giới thứ hai có góp phần làm thay đổi bản đồ chính trị thế giới hay không? Vì sao?

- Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, một cao trào giải phóng dân tộc đã dấy lên mạnh mẽ ở các nước Á, Phi và Mĩ Latinh, làm cho bản đồ chính trị thế giới có những thay đổi to lớn và sâu sắc.

0,75

- Có thể khẳng định như trên vì:

+ Thắng lợi của phong trào giải phóng dân tộc đã xoá bỏ ách thống trị của chủ nghĩa thực dân, làm cho hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc và chế độ phân biệt chủng tộc kéo dài nhiều thế kỉ sụp đổ hoàn toàn.

0,75

+ Đưa tới sự ra đời của hơn 100 quốc gia độc lập. Các quốc gia độc lập ngày càng tích cực tham gia và có vai trò quan trọng trong đời sống chính trị thế giới với ý chí chống chủ nghĩa thực dân, vì hoà bình, độc lập dân tộc và tiến bộ xã hội.

0,75

+ Góp phần vào quá trình làm "xói mòn" và tan rã trật tự thế giới hai cực Ianta được thiết lập sau Chiến tranh thế giới thứ hai.

0,75

Câu IV.b Có đúng hay không khi cho rằng các nước Mĩ, Anh và Pháp phải chịu một phần trách nhiệm về sự bùng nổ cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai? Vì sao?

- Thủ phạm gây ra cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai là chủ nghĩa phát xít, nhưng các nước Mĩ, Anh và Pháp phải chịu một phần trách nhiệm về sự bùng nổ cuộc chiến tranh.

0,50

- Vì thái độ cụ thể của các nước này lúc đó như sau:

+ Mĩ là nước giàu mạnh nhất, nhưng lại theo "chủ nghĩa biệt lập" ở Tây bán cầu, không tham gia Hội Quốc liên và không can thiệp vào các sự kiện ở bên ngoài châu Mĩ.

0,50

+ Anh và Pháp vừa lo sợ sự bành trướng của phát xít, vừa thù ghét chủ nghĩa cộng sản, nên không liên kết với Liên Xô để chống phát xít, mà thực hiện chính sách nhượng bộ phát xít để đổi lấy hoà bình.

0,50

+ Tại Hội nghị Muy - ních (9-1938), không có Tiệp Khắc và Liên Xô tham dự, Anh và Pháp đã kí một hiệp định trao vùng Xuy - đét của Tiệp Khắc cho Đức, để đổi lấy sự cam kết của Hít - le về việc chấm dứt mọi cuộc thôn tính ở châu Âu.

0,50

- Như vậy, trước hành động xâm lược của liên minh phát xít (phe trục), các nước Mĩ, Anh và Pháp đều không hợp tác với Liên Xô để chống phát xít và nguy cơ chiến tranh, hơn nữa còn có hành động dung dưỡng chủ nghĩa phát xít.

Đề số 10

I. PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH (7,0 điểm )Câu I (2,5 điểm) Câu I (2,5 điểm)

Phong trào yêu nước Việt Nam đầu thế kỉ XX phát triển trong những điều kiện lịch sử như thế nào?

Câu II (2,5 điểm)

Phân tích sự kết hợp đấu tranh quân sự với đấu tranh ngoại giao để kết thúc cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của nhân dân Việt Nam.

Câu III (2,0 điểm)

Trong việc thực hiện Kế hoạch 5 năm (1976 – 1980), Việt Nam đã đạt được những thành tựu và còn những hạn chế gì?

II. PHẦN RIÊNG (3,0 điểm)

Thí sinh chỉ được làm một trong hai câu: IV.a hoặc IV.b

Câu IV.a (3,0 điểm) - Theo chương trình cơ bản

Có đúng không khi khẳng định rằng Mĩ và các nước đồng minh của Mĩ đã khởi động cuộc chiến tranh lạnh từ những năm 1947-1949?

Câu IV.b (3,0 điểm ) - Theo chương trình nâng cao

Có đúng không khi khẳng định rằng phong trào giải phóng dân tộc đã làm cho thế kỉ XX trở thành một "thế kỉ giải trừ chủ nghĩa thực dân"? Vì sao? Việt Nam có vai trò như thế nào trong phong trào đó?

Đáp án và thang điểm

Đáp án Điểm

I. PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH (7,0 điểm)Câu I Câu I

2,5 điểm

Phong trào yêu nước Việt Nam đầu thế kỉ XX phát triển trong những điều kiện lịch sử như thế nào?

2,50

- Phong trào Cần vương, một phong trào đấu tranh vũ trang chống Pháp cuối thế kỉ XIX thất bại, thể hiện sự bất lực của hệ tư tưởng phong kiến trước nhiệm vụ giải phóng dân tộc do lịch sử đặt ra.

0,50

- Thực dân Pháp tiến hành Chương trình khai thác thuộc địa lần thứ nhất, có ảnh hưởng đến tình hình kinh tế Việt Nam.

0,50 - Về xã hội: sự phân hoá giai cấp bắt đầu diễn ra, các giai cấp nông dân và

địa chủ phong kiến ít nhiều có biến đổi; giai cấp công nhân ra đời nhưng còn nhỏ yếu. Tư sản và tiểu tư sản mới chỉ là những tầng lớp nhỏ bé.

0,50

- Tư tưởng tư sản từ bên ngoài ảnh hưởng vào Việt Nam: tư tưởng dân chủ tư sản phương Tây (qua tân thư, tân báo); cuộc cải cách Minh Trị (Nhật Bản); tư tưởng cải cách chính trị, văn hoá của Khang Hữu Vi và Lương Khải Siêu hối cuối thế kỉ XIX ở Trung Quốc; Cách mạng Tân Hợi (1911).

- Trong lúc các giai cấp tư sản và tiểu tư sản chưa ra đời, các trí thức phong kiến đã tiếp thu tư tưởng tư sản làm vũ khí chống Pháp, dấy lên một phong trào yêu nước sôi nổi, rộng lớn với hai xu hướng chủ yếu là bạo động và cải cách.

0,50

Câu III 2,5 điểm

Phân tích sự kết hợp đấu tranh quân sự với đấu tranh ngoại giao để kết thúc cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của nhân dân Việt Nam (1945-1954).

- Để làm thất bại kế hoạch quân sự Nava, Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng (9-1953), chủ trương mở cuộc tiến công chiến lược đông – xuân 1953-1954, đánh vào những nơi có tầm quan trọng về chiến lược nhưng địch tương đối yếu, buộc địch phải phân tán lực lượng đối phó với ta, tạo điều kiện để ta tiêu diệt thêm một bộ phận quan trong sinh lực địch, giải phóng đất, giải phóng dân.

0,50

- Đồng thời với tiến công quân sự, Đảng và Chính phủ chủ trương đẩy mạnh cuộc đấu tranh ngoại giao, mở ra khả năng giải quyết cuộc chiến tranh Đông Dương bằng con đường hoà bình. Tháng 11-1953, Chủ tịch Hồ Chí Minh tuyên bố: “Nếu Chính phủ Pháp đã rút ra được bài học trong cuộc chiến tranh mấy năm nay, muốn đi đến đình chiến ở Việt Nam bằng cách thương lượng và giải quyết các vấn đề Việt Nam theo lối hoà bình thì nhân dân và Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hoà sẵn sàng tiếp ý muốn đó”.

0,75

- Cuộc tiến công chiến lược đông – xuân 1953-1954 làm cho kế hoạch Na không thể thực hiện được theo dự kiến. Hội nghị ngoại trưỏng bốn nước Liên Xô, Mĩ, Anh, Pháp họp tại Béclin (1-1954) thoả thuận sẽ triệụ tập một hội nghị quốc tế tại Giơnevơ để giải quyết vấn đề Triều Tiên và lập lại hoà bình ở Đông Dương. Tuy nhiên, Pháp nuôi hi vọng kết thúc chiến tranh trên thế mạnh, nên tăng cường xây dựng Điện Biên Phủ thành một tập đoàn cứ điểm mạnh nhất Đông Dương. Bộ Chính trị quyết định mở chiến dịch Điện Biên Phủ. Trung ương Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ: “Chiến dịch này là một chiến dịch lịch sử của quân đội ta, ta đánh thắng chiến dịch này có ý nghĩa quân sự và chính trị quan trọng”.

0,75

- Ngày 7-5-1954, quân đội và nhân dân Việt Nam giành thắng lợi hoàn toàn trong chiến dịch Điện Biên Phủ, giáng đòn quyết định vào ý chí xâm lược của thực dân Pháp, làm xoay chuyển cục diện chiến tranh, tạo điều kiện thuận lợi cho cuộc đấu tranh ngoại giao tại Hội nghị Giơnevơ về Đông Dương (từ ngày 8-5-1954 đến 21-7-1954), kết thúc cuộc kháng chiến lâu dài và anh dũng của dân tộc.

0,50

Câu III 2,0 điểm

Trong việc thực hiện Kế hoạch 5 năm (1976 – 1980), Việt Nam đã đạt được những thành tựu và còn những hạn chế gì ?

- Khôi phục và phát triển kinh tế:

+ Nông nghiệp: Diện tích gieo trồng tăng thêm gần 2 triệu ha nhờ khai hoang, thâm canh, tăng vụ; trang bị thêm nhiều máy kéo các loại.

0,25 + Công nghiệp: Nhiều nhà máy được gấp rút xây dựng (cơ khí, điện, xi

măng …); 0,25

+ Giao thông vận tải: Khôi phục và xây dựng mới hàng nghìn km cầu đường… Tuyến đường sắt Thống Nhất từ Hà Nội đi Thành phố Hồ Chí Minh được khôi phục sau 30 năm gián đoạn.

0,25 - Cải tạo xã hội chủ nghĩa ở miền Nam: xóa bỏ giai cấp tư sản mại bản,

chuyển các xí nghiệp tư bản vừa và nhỏ thành xí nghiệp quốc doanh hoặc công tư hợp doanh; đưa nông dân vào con đường làm ăn tập thể; sắp xếp và tổ chức lại công nghiệp và thương nghiệp.

0,50

- Văn hóa giáo dục: Xóa bỏ những biểu hiện văn hóa phản động, xây dựng nền văn hóa mới cách mạng; phát triển hệ thống giáo dục từ mầm non, phổ thông đến đại học…

0,25

b. Hạn chế

- Kinh tế mất cân đối, sản xuất chậm phát triển, thu nhập quốc dân thấp. 0,25 - Đời sống nhân dân gặp nhiều khó khăn, có nhiều hiện tượng tiêu cực. 0,25

Câu IV.a Mĩ và các nước đồng minh của Mĩ đã khởi động cuộc chiến tranh lạnh từ những năm 1947-1949 như thế nào ?

3,00

Mĩ và các nước đồng minh của Mĩ đã khởi động chiến tranh lạnh, thể hiện qua ba sự kiện sau:

- Sự kiện được xem là khởi đầu cho chính sách chống Liên Xô, gây nên tình trạng chiến tranh lạnh của Mĩ là thông điệp của Tổng thông Truman tại Quốc hội Mĩ (3-1947), khẳng định: Sự tồn tại của Liên Xô là nguy cơ đối với nước Mĩ.

1,00

- Tháng 6-1947, Mĩ đề ra "Kế hoạch Mácsan" để giúp các nước Tây Âu phục hồi kinh tế, nhằm tập hợp các nước này vào liên minh quân sự chống Liên Xô và các nước Đông Âu. Việc thực hiện kế hoạch này đã tạo ra sự phân chia đối lập về kinh tế và chính trị giữa các nước Tây Âu tư bản chủ nghĩa và các nước Đông Âu xã hội chủ nghĩa.

1,00

- Tháng 4-1949, Mĩ thành lập Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO). Đây là liên minh quân sự lớn nhất của các nước tư bản phương Tây do Mĩ cầm đầu nhằm chống Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu.

1,00

Câu IV.b 3,0 điểm

Có đúng không khi khẳng định rằng phong trào giải phóng dân tộc đã

Một phần của tài liệu TUYỂN TẬP 10 ĐỀ THI THỬ ĐH MÔN SỬ CÓ ĐÁP ÁN CHI TIẾT (Trang 38 -44 )

×