Ngại gặp gỡ trao đổi với giáo viên hướng dẫn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lí hoạt động nghiên cứu khoa học của học sinh các trường dân tộc nội trú tỉnh điện biên (Trang 55 - 128)

7) Giáo viên hướng dẫn không rõ ràng

8) Các giáo viên khác không ủng hộ học sinh sử dụng quá nhiều thời gian vào hoạt động nghiên cứu khoa học

9) Trình độ ngoại ngữ, tin học hạn chế 10) Bạn cùng nhóm nghiên cứu khơng hợp

11) Đã tham gia quá nhiều hoạt động của nhà trường

12) Không được ưu tiên khuyến khích như khi tham gia các hoạt động khác trong trường

13) Gia đình chỉ muốn học sinh tập trung vào học tập các mơn học trong chương trình

14) Cho rằng hoạt động NCKH không cần thiết với học sinh

Khi điều tra về mức độ gây khó khăn của các nguyên nhân (các mức độ từ 1 đến 5: trong đó mức độ 1 là ảnh hưởng ít nhất và mức độ 5 là ảnh hưởng nhiều nhất)

Bảng 2.5: Nguyên nhân gây khó khăn tới hoạt động NCKH của học sinh Nguyên

nhân

Mức ảnh hưởng của các nguyên nhân

Mức độ Thứ bậc Mức 1 Mức 2 Mức 3 Mức 4 Mức 5 SL % SL % SL % SL % SL % 1) 154 62,86 23 9,39 43 17,55 20 8,16 5 2,04 1,77 13 2) 9 3,67 16 6,53 48 19,59 77 31,43 95 38,78 3,95 1 3) 12 4,90 19 7,76 56 22,86 78 31,84 80 32,65 3,80 3 4) 12 4,90 21 8,57 78 31,84 56 22,86 78 31,84 3,68 4 5) 88 35,92 78 31,84 34 13,88 26 10,61 19 7,76 2,22 9 6) 128 52,24 12 4,90 34 13,88 56 22,86 15 6,12 2,26 8 7) 111 45,31 29 11,84 37 15,10 55 22,45 13 5,31 2,31 7 8) 135 55,10 53 21,63 41 16,73 10 4,08 6 2,45 1,77 12 9) 120 48,98 69 28,16 49 20,00 6 2,45 1 0,41 1,77 14 10) 56 22,86 89 36,33 49 20,00 36 14,69 15 6,12 2,45 6 11) 15 6,12 49 20,00 43 17,55 67 27,35 71 28,98 3,53 5 12) 98 40,00 76 31,02 56 22,86 11 4,49 4 1,63 1,97 10 13) 129 52,65 34 13,88 67 27,35 12 4,90 3 1,22 1,88 11 14) 14 5,71 20 8,16 24 9,80 98 40,00 89 36,33 3,93 2

Mức độ ảnh hưởng của các nguyên nhân được mô tả trên biểu đồ 2.3:

Xem xét các nguyên nhân có ảnh hưởng đến việc tham gia hoạt động NCKH của học sinh có thể thấy các yếu tố tác động từ giáo viên và cơ sở vật chất thiết bị không phải là yếu tố trở ngại lớn. Các khó khăn được học sinh coi là tác động nhiều đều đến từ việc nhận thức tầm quan trọng và động cơ

học tập, ngồi ra cịn do các em thiếu thời gian (nhóm nguyên nhân 2), 3), 4), 11), 14) có mức độ khá từ 3,53-3,95)...Các nguyên nhân có mức độ ảnh hưởng

thấp (mức dưới trung bình từ 1,77-2,45) là nhóm các nguyên nhân đến từ các

yếu tố cá nhân nhỏ lẻ, không đặc trưng như thiếu thơng tin, gia đình hoặc giáo viên khác cản trở... Như vậy các nguyên nhân gây khó khăn lớn với học sinh trong thực tế đang là khó khăn với hầu hết học sinh chứ không chỉ tác động

tới một bộ phận. Từ thực trạng này có thể thấy những nguyên nhân cản trở

học sinh tham gia hoạt động NCKH có tác động lớn tới đa số học sinh, từ đó vấn đề đặt ra cho cơng tác quản lý là muốn tăng cường sự tham gia của học sinh vào hoạt động NCKH thì cần tăng cường tổ chức các hoạt động nâng cao nhận thức của học sinh và tác động tạo điều kiện để thay đổi khung thời gian, lịch hoạt động của học sinh.

2.2.2. Giáo viên và hoạt động NCKH của học sinh

2.2.2.1. Cơ cấu và trình độ đào tạo của giáo viên các trường DTNT tỉnh Điện Biên

Theo thống kê về cơ cấu độ tuổi của đội ngũ giáo viên cho ta thấy lực lượng giáo viên của các trường PTDTNT còn rất trẻ. Đội ngũ giáo viên có tuổi đời dưới 30 tuổi chiếm gần 60%, từ 30 đến 40 tuổi 32,53%. Trong khi đó, tuổi đời từ 41 đến 60 tuổi chỉ chiếm 8,62%. Trong cơ cấu giáo viên đội ngũ giáo viên trẻ là lực lượng có nhiệt huyết, đam mê và hăng hái trong việc NCKH, nắm trong tay công cụ CNTT và ngoại ngữ do đó rất thuận lợi trong vai trị làm giáo viên hướng dẫn học sinh NCKH. Tuy nhiên, đội ngũ giáo viên trẻ cũng gặp khơng ít khó khăn: kinh nghiệm hướng dẫn học sinh còn hạn chế, bản thân chưa được tập huấn, bồi dưỡng thường xuyên về NCKH. Đặc biệt đối với những trường PTDTNT, 100% học sinh là người dân tộc, khả

năng tiếp thu chậm, tự ti, thụ động trong học tập và mọi hoạt động... thì đội ngũ giáo viên trẻ với vốn sống chưa nhiều, sự kiên trì nhẫn nại ít được chú ý thì lại càng cần phải cố gắng.

Theo thống kê về trình độ của đội ngũ có thể nhận xét như sau: Đội ngũ giáo viên của các trường đa số đều đạt chuẩn trình độ đào tạo theo quy định của Luật giáo dục tức là có trình độ đại học. Tuy nhiên, số giáo viên có trình độ trên chuẩn q ít, số giáo viên ở trình độ dưới chuẩn cịn chiếm tỷ lệ cao. Về trình độ tin học: Số giáo viên có trình độ đại học tin học còn thấp (4,3%), chủ yếu là giáo viên giảng dạy mơn tin học trong nhà trường, cịn lại đa số giáo viên chỉ tham gia các khóa đào tạo tin học trình độ A và B, số giáo viên này chiếm tỷ lệ khá cao (66%). Tuy nhiên, số lượng giáo viên chưa được đào tạo, bồi dưỡng tin học vẫn còn nhiều (62 người, chiếm 29,7%), đây là một trở ngại lớn trong quá trình ứng dụng CNTT để tìm kiếm và xử lí thơng tin sử dụng cho NCKH. Tỉ lệ này được biểu diễn trên biểu đồ 2.4:

Biểu đồ 2.4: Trình độ tin học của giáo viên các trường DTNT tỉnh Điện Biên

Về trình độ Ngoại ngữ, theo thống kê cho thấy giáo viên đã qua bồi dưỡng rất thấp, cả hai trình độ A và B chỉ đạt 21,5%, số giáo viên có trình độ đại học (giáo viên giảng dạy) chỉ chiếm (8,6%), đây quả là một thách thức lớn đối với giáo viên trong việc học tập, nghiên cứu, nâng cao trình độ chuyên mơn, nghiệp vụ và tìm hiểu các tài liệu nước ngồi phục vụ cho cơng tác hướng dẫn học sinh NCKH.

2.2.2.2. Năng lực NCKH của giáo viên

Phần lớn giáo viên vẫn cho rằng nhiệm vụ chính của giáo viên là dạy học, do đó nếu chưa dạy tốt thì chưa thể tham gia NCKH được, thậm chí còn coi NCKH là thủ tục hành chính nếu cần mới phải thực hiện. Các đề tài NCKH trong ngành giáo dục tỉnh Điện Biên chiếm số lượng rất khiêm tốn. Năm 2013 có 3 đề tài, năm 2014 có 2 đề tài NCKH cơng nghệ đạt yêu cầu cấp cơ sở và đăng kí nghiên cứu cấp tỉnh. Đối với hình thức NCKH ở mức đơn giản hơn là đề tài sáng kiến kinh nghiệm cũng chỉ tập trung vào những cá nhân đăng kí danh hiệu Chiến sĩ thi đua hoặc giáo viên tham gia thi giáo viên dạy giỏi vịng tỉnh vì 2 đối tượng này bắt buộc phải có sáng kiến kinh nghiệm được công nhận. Các giáo viên khác nếu không thuộc 2 diện trên đều không thực hiện đề tài sáng kiến kinh nghiệm hoặc đề tài NCKH thể hiện được thành báo cáo.

Tuy nhiên một hoạt động cũng có liên quan khá nhiều tới NCKH là thiết kế đồ dùng dạy học tự làm trong nhà trường thì lại được giáo viên các trường DTNT tham gia sơi nổi và có nhiều hiệu quả thiết thực. Số liệu cụ thể được thể hiện trong bảng 2.6:

Bảng 2.6: Số sản phẩm đồ dùng dạy học tự làm của các trường THPT và các trường DTNT trong tỉnh Điện Biên năm học 2013 - 2014

Trường Số đơn vị Số sản phẩm Xếp loại

A B C

Các trường THPT 28 203 56 87 60

Các trường DTNT THPT 7 55 13 22 20

Theo như bảng số liệu trên thì các trường DTNT tỉnh Điện Biên có số sản phẩm đồ dùng dạy học tham gia dự thi chiếm tỉ lệ 25%, đây là một con số tương ứng với số lượng các trường DTNT so với các trường THPT của toàn tỉnh. Số liệu này thể hiện một sự tương ứng về số lượng nhưng lại hoàn toàn khác biệt về chất lượng, đó là các trường DTNT do đa phần mới xây dựng nên điều kiện cơ sở vật chất mới cịn nhiều thiếu thốn, đặc biệt quy mơ các trường DTNT cấp huyện lại rất nhỏ chỉ có 10 lớp và chỉ có số giáo viên tương

ứng với 10 lớp học. Tuy nhiên số sản phẩm dự thi chế tạo đồ dùng dạy học lại không hề thua kém các trường khác. Điều này chứng tỏ hoạt động nghiên cứu, sáng tạo để cải tiến phương tiện, đồ dùng phục vụ cho giảng dạy được quan tâm và thực hiện có hiệu quả.

Tuy nhiên công tác phát triển năng lực NCKH của giáo viên vẫn chưa được chú ý. Cụ thể công tác bồi dưỡng cho cán bộ quản lí và giáo viên của các trường về năng lực NCKH và hướng dẫn học sinh NCKH chưa được quan tâm đúng mức. Số liệu khảo sát cụ thể ở bảng 2.7:

Bảng 2.7: Số lượng CBQL và giáo viên tham gia bồi dưỡng NCKH

Nội dung

Hình thức bồi dưỡng Bồi dưỡng

tập trung Tự bồi dưỡng Chưa tham gia

CBQL GV CBQL GV CBQL GV SL % SL % SL % SL % SL % SL % Tăng cường năng lực NCKH 11 78,6 8 12,1 3 21,4 42 63,6 0 0 16 24,2 Hướng dẫn NCKH cho học sinh 10 71,4 21 31,8 4 28,6 16 24,2 0 0 29 43,9

Kết quả cho thấy tỉ lệ được tập huấn tập trung về tăng cường năng lực NCKH và hướng dẫn NCKH cho học sinh rơi vào đội ngũ cán bộ quản

lý (78,6%), những giáo viên được tập huấn về năng lực NCKH rất ít (12,1%), số giáo viên được tập huấn tập trung về hướng dẫn NCKH cho

học sinh có cao hơn nhưng xét theo tỉ lệ thì mới chiếm chưa đến 1/3 số giáo viên. Tuy nhiên phân tích sâu hơn thì thấy những giáo viên là người đã từng tham gia hướng dẫn học sinh NCKH đều có trả lời đã tự bồi dưỡng các kiến thức về NCKH (63,6%) và hướng dẫn học sinh NCKH (24,2%) để đảm đương nhiệm vụ được giao. Như vậy do nhu cầu của công việc nên các giáo viên đã tự chủ động bồi dưỡng bản thân bằng hình thức tự học, tự bồi dưỡng. Điều này chứng tỏ một nhu cầu rất lớn trong đội ngũ giáo viên là nhu cầu về kiến thức NCKH và hướng dẫn học sinh NCKH

nhưng hiện nay mới chỉ được đáp ứng cho đối tượng cán bộ quản lý là chủ yếu.

Như vậy có thể đánh giá giáo viên các trường THPT nói chung và giáo viên các trường PT DTNT nói riêng trên địa bàn tỉnh Điện Biên có quan tâm tới sáng tạo, nghiên cứu cải tiến đối với những vấn đề liên quan trực tiếp tới công tác giảng dạy. Tuy nhiên việc bồi dưỡng năng lực NCKH và hướng dẫn học sinh NCKH lại chưa được quan tâm nên dẫn tới bất cập trong thực tiễn là người hướng dẫn trực tiếp chưa được bồi dưỡng năng lực NCKH nhưng lại phải đảm đương nhiệm vụ hướng dẫn học sinh NCKH.

2.2.2.3. Khó khăn của giáo viên khi hướng dẫn học sinh NCKH

Các nguyên nhân gây khó khăn đối với giáo viên khi làm công tác hướng dẫn học sinh NCKH ở các trường DTNT tỉnh Điện Biên gồm có:

1) Năng lực nghiên cứu khoa học hạn chế

2) Khơng có kinh nghiệm hướng dẫn học sinh nghiên cứu khoa học 3) Kế hoạch triển khai không rõ ràng

4) Không được phân công nhiệm vụ cụ thể, làm theo ý thích riêng 5) Sự chỉ đạo của cấp trên khơng rõ ràng

6) Khơng có kiểm tra, đánh giá, phê bình hoặc khen thưởng 7) Quá bận rộn với các cơng việc khác của nhà trường 8) Khơng có chế độ

9) Thiếu kinh phí

10) Sự phối hợp của các bộ phận khác (thư viện, thiết bị, GVCN…) không tốt

11) Do đánh giá hoạt động NCKH của học sinh là không cần thiết nên không quan tâm

Trong 11 nguyên nhân kể trên, có nguyên nhân ảnh hưởng mạnh gây khó khăn rất lớn cho giáo viên, có nguyên nhân chỉ ảnh hưởng một phần nhưng cũng làm trở ngại cho công việc. Dựa trên đánh giá của giáo viên cho

trong đó mức độ 1 là ảnh hưởng ít nhất và mức độ 5 là ảnh hưởng nhiều nhất)

Bảng 2.8: Nguyên nhân gây khó khăn cho giáo viên khi hướng dẫn NCKH

Nguyên nhân Mức ảnh hưởng Mức độ Thứ bậc Mức 1 Mức 2 Mức 3 Mức 4 Mức 5 SL % SL % SL % SL % SL % 1) 2 3,03 9 13,64 7 10,61 30 45,45 18 27,27 3,80 4 2) 3 4,55 11 16,67 4 6,06 28 42,42 20 30,3 3,77 5 3) 45 68,18 12 18,18 2 3,03 4 6,06 3 4,55 1,61 11 4) 12 18,18 17 25,76 12 18,18 14 21,21 11 16,67 2,92 8 5) 24 36,36 13 19,7 15 22,73 8 12,12 6 9,09 2,38 10 6) 19 28,79 18 27,27 15 22,73 6 9,09 8 12,12 2,48 9 7) 2 3,03 6 9,09 13 19,7 22 33,33 23 34,85 3,88 3 8) 2 3,03 7 10,61 8 12,12 28 42,42 21 31,82 3,89 2 9) 5 7,58 2 3,03 1 1,52 3 4,55 55 83,33 4,53 1 10) 5 7,58 2 3,03 19 28,79 21 31,82 19 28,79 3,71 6 11) 2 3,03 9 13,64 14 21,21 23 34,85 18 27,27 3,70 7

Dựa vào sự đánh giá trên có thể thấy nhóm nguyên nhân tác động lớn nhất đến giáo viên là do thiếu các nguồn lực kinh tế và sự bận rộn trong công

việc chun mơn (ngun nhân 7), 8), 9) đều có mức độ ảnh hưởng khá cao 3,88-4,53).

Nhóm ngun nhân thứ hai chính là khó khăn do năng lực của giáo

viên hướng dẫn (nguyên nhân 1), 2) có mức độ khá 3,77-3,80). Điều này

là một bất cập lớn khi mà giáo viên trực tiếp hướng dẫn đã chịu nhiều thiệt thòi về thời gian, công sức, kinh tế nhưng lại phải tự mày mò, tự bồi dưỡng những kiến thức nằm ngồi chun mơn được đào tạo để phục vụ cho nhiệm vụ hướng dẫn học sinh NCKH.

Nhóm các nguyên nhân có tác động ít nhất thuộc về nguyên nhân 3), 5), 6) là các nguyên nhân thuộc về các chức năn quản lí như lập kế hoạch

không rõ ràng, chỉ đạo không cụ thể hoặc khơng có kiểm tra đánh giá. Điều này chứng tỏ giáo viên nhận được sự quan tâm và chỉ đạo khá cụ thể

từ cán bộ quản lí, tuy nhiên kết quả này khơng có nghĩa là cơng tác quản lý đã tốt mà chỉ khẳng định là cịn có nhiều khó khăn lớn hơn cản trở giáo viên tham gia hướng dẫn học sinh NCKH, nghĩa là công tác quản lý còn cần phải làm tốt hơn nữa để tháo gỡ những khó khăn đang là ngun nhân chính cản trở giáo viên tham gia hướng dẫn học sinh NCKH.

2.3. Thực trạng quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học của học sinh

2.3.1. Nhận thức về hoạt động NCKH của học sinh

2.3.1.1. Nhận thức về tầm quan trọng của hoạt động NCKH trong giáo viên và học sinh.

Trong công tác quản lý, việc giáo viên và học sinh ý thức đúng được tầm quan trọng của NCKH trong nhà trường trung học có ý nghĩa rất lớn trong việc tổ chức, thực hiện hiệu quả nhiệm vụ NCKH trong trường trung học.

Hiện nay vẫn còn tồn tại hai quan điểm cho rằng hoạt động NCKH của học sinh chỉ là hoạt động bổ trợ và được xem như là hoạt động phong trào; quan điểm khác lại cho rằng hoạt động NCKH có vị trí quan trọng, liên quan tới việc nâng cao chất lượng học tập và vận dụng kiến thức của học sinh đồng thời góp phần đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát triển năng lực học sinh.

Tìm hiểu nhận thức của giáo viên và học sinh các trường DTNT trên địa bàn tỉnh Điện Biên về vai trò của hoạt động NCKH của học sinh cho kết quả như trong bảng 2.9:

Bảng 2.9: Mức độ cần thiết của hoạt động NCKH đối với học sinh

Mức độ cần thiết Giáo viên Học sinh

SL % SL %

Rất cần thiết 6 9,09 42 17,14

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lí hoạt động nghiên cứu khoa học của học sinh các trường dân tộc nội trú tỉnh điện biên (Trang 55 - 128)