4.1. Định nghĩa một mạng máy tính cơ bản
Mạng máy tính (computer network) là tập hợp của 2 hay nhiều máy tính kết nối với nhau thông qua các phương tiện kết nối (thiết bị kết nối – Switch, hub,
dây cáp, sóng vô tuyến,…) để chia sẻ các tài nguyên. Việc kết nối giữa các máy tính tuân theo các chuẩn về mạng máy tính (network standard), các công nghệ mạng và các giao thức (Protocol). Các máy tính trong mạng có thể gọi là nút mạng.
Việc sử dụng mạng máy tính giúp các tổ chức, doanh nghiệp dễ dàng trong việc chia sẻ các tài nguyên cho người dùng. Các tài nguyên chia sẻ bao gồm các file, thư mục, máy in, kết nối Internet, ứng dụng dùng chung.
4.2. Các thành phần mạng (Network Component)
Mỗi mạng máy tính bao gồm các máy tính, thiết bị mạng, máy in,… chúng được gọi là các thành phần mạng (network component) bao gồm các thành phần chính sau
Máy chủ (server): Là máy tính có các tài nguyên, dịch vụ, ứng dụng chia sẻ để cho các máy tính khác truy nhập tới và sử dụng. Máy chủ chạy hệ điều hành máy chủ (Windows Server, Linux, Unix) và cài các phần mềm chuyên dụng dành cho máy chủ. Tuỳ thuộc vào chức năng và nhiệm vụ mà máy chủ có các tên gọi khác nhau như máy chủ dữ liệu (data server), máy chủ thư điện tử (mail server), máy chủ ứng dụng (application server),…
Máy trạm (client): Là các máy tính trong mạng có thể kết nối đến các máy chủ để sử dụng các tài nguyên mà máy chủ chia sẻ. Máy trạm chạy hệ điều hành máy trạm và các phần mềm máy trạm.
Phương tiện truyền dẫn (media): Là các thành phần chuyền dẫn vật lý giữa các máy tính như dây cáp (cable), sóng radio,…
Tài nguyên (resources): Là các ứng dụng, dữ liệu, các phần cứng chuyên dụng,… được cung cấp bới các máy chủ trên mạng cho người dùng thông qua các máy trạm (files, máy in,…)
Card mạng (network adapter): Là một thiết bị chuyên dụng giúp các máy tính có thể gửi dữ liệu tới các máy tính thông qua phương tiện truyền dẫn.
Các thiết bị kết nối như HUB, SWITCH, ROUTER
Giao thức mạng (network protocol): Là tập hợp các quy luật, quy định giúp các máy tính có thể giao tiếp với nhau (hiểu được nhau – giống như ngôn ngữ mà con người sử dụng).
Topo mạng (network topology): Là cấu trúc vật lý của mạng (bus, star, ring,…) nó được phân loại dựa vào loại phương tiện truyền dẫn (media type), giao thức mạng (protocol), card mạng,…(Trong khuôn khổ đề tài này sẽ chỉ nghiên cứu về các thành phần quản lí và bảo mật mạng, các thiết bị ngoại vi hay các phần cứng về máy sẽ không được đề cập đến).
4.3. Các loại mạng máy tính
Mạng máy tính có thể được phân loại theo một số cách khác nhau: phân loại theo phạm vi (scope), theo kiến trúc (architecture), theo hệ điều hành dùng trong mạng,…
Phân loại theo phạm vi
Mạng nội bộ (LAN – local area network): Là mạng máy tính trong đó các máy tính kết nối trực tiếp với nhau, trong một phạm vi địa lý nhỏ (phòng, toà nhà,…). Việc giới hạn này phụ thuộc vào phương tiện truyền dẫn mà mạng nội bộ sử dụng.
Mạng diện rộng (WAN – wide area network): Là mạng có thể trải trên các phạm vi địa lý rộng lớn, nối các khu vực trong một quốc gia hoặc các vị trí ở các quốc gia khác nhau với nhau. Các phương tiện kết nối có thể sử dụng nhứ cáp quang (fiber optic cable), qua vệ tinh (sateline), giây điện thoại (telephone line), các kết nối dành riêng (lease line). Tuy nhiên giá thànhh của các kết nối này tương đối cao.
Mạng Internet: Là một loại hình mạng đặc thù của mạng diện rộng, ngày này mạng Internet đã trở thành một loại hình mạng phổ biến nhất. Mục đích của mạng Internet là đáp ứng lại các kết nối của người dùng ở bất kỳ đâu trên thế
giới, giúp các tổ chức, doanh nghiệp có thể dễ dàng quảng bá các thông tin, cung cấp các dịch vụ chia sẻ dễ dàng với giá thành hợp lý.
Một số loại mạng khác: Mạng nội đô (MAN – metropolitan area network), Mạng lưu trữ dữ liệu (SAN – storage area network), mạng riêng ảo (VPN – virtual private network), mạng không giây (wireless network),…
Trong phạm vi của đề tài, với một công ty cỡ vừa và nhỏ bao gồm các máy chủ quản trị sử dụng Windows Server 2003 và một số máy client(50-100 máy) ta chỉ xét phạm vi máy tính dạng Local Area Network (LAN).
4.4. Hệ thống domain quản lí mạng LAN
Cấu trúc tổ chức cơ bản của mô hình mạng Windows Server 2003 là domain. Một domain đại diện cho một đường biên quản trị. Các máy tính, người dùng, và các đối tượng khác trong một domain chia sẻ một cơ sở dữ liệu bảo mật chung.
Sử dụng domain cho phép các nhà quản trị phân chia mạng thành các ranh giới bảo mật khác nhau. Thêm vào đó, các nhà quản trị từ các domain khác nhau có thể thiết lập các mô hình bảo mật riêng của họ; bảo mật trong một domain là riêng biệt để không ảnh hưởng đến các mô hình bảo mật của các domain khác. Chủ yếu domain cung cấp một phương pháp để phân chia mạng một cách logic theo tổ chức. Các tổ chức đủ lớn có hơn một domain luôn luôn được phân chia để chịu trách nhiệm duy trì và bảo mật các nguồn riêng của họ.
Một domain Windows Server 2003 cũng đại diện cho một không gian tên tương ứng với một cấu trúc tên. Một domain khi tạo, nó sẽ cung cấp một số dịch vụ cơ bản cho hệ thống mạng như:
DNS(Domain Name System): đây là Dịch vụ phân giải tên miền được sử dụng để phân giải các tên host tuân theo chuẩn đặt tên FQDN thành các địa chỉ IP tương ứng.
động ): đây là dịch vụ quản lý và cấp địa chỉ IP cho các máy trạm. Nhờ dịch vụ này địa chỉ IP của các máy trong công ty trở lên dễ quản lí hơn.
Windows: Cấu hình hệ điều hành và quản lý server có cài đặt các dịch vụ hệ thống
Active Directory: Quản lý và điều hành hoạt động của domain controller cung cấp dịch vụ Active Directory
Windows Internet Name Service(WINS):cung cấp khả năng phân giải tên máy tính bằng cách phân giải tên NetBIOS sang địa chỉ IP
Ngoài ra Windows Server 2003 còn cung cấp rất nhiều tính năng dạng máy chủ hỗ trợ khác như: máy chủ in ấn(print server), máy chủ File, máy chủ ứng dụng(ISS, ASP.NET), máy chủ thư điện tử(POP3, MSTP), máy chủ đầu cuối(Termilal ), máy chủ VPN, máy chủ WINS
PHẦN III KẾT LUẬN