Điều kiện nuôi cấy

Một phần của tài liệu PHƯƠNG PHÁP THU NHẬN, TÁCH CHIẾT, xác ĐỊNH HOẠT hóa vả ỨNG DỤNG ENZYME AMYLASE TRONG NGÀNH CÔNG NGHỆ THỰC PHẨM (Trang 27 - 29)

5. XÁC ĐỊNH HOẠT ĐỘ ENZYME AMYLASE: 1 Đơn vị đo hoạt độ:

5.4.3. Điều kiện nuôi cấy

Chủng giống và môi trường nuôi cấy là tiền đề quan trọng, bên cạnh đó ta cịn phải chú ý đến những điều kiện tối ưu cho nấm mốc phát triển và tích tụ Enzyme. Bao gồm:

 Nhiệt độ

Cần phải có trang bị phù hợp để duy trì và ổn định nhiệt độ canh trường. Bằng cách quạt khơng khí lạnh và ẩm vào canh trường. Nếu ni cấy trong mơi trường lỏng thì cần làm lạnh đồng thời kết hợp với sục khí.

Nhiệt độ khơng khí trước khi đưa vào phịng ni phải vào khoảng 22 – 250C, còn độ ẩm tương đối của khơng khí là 98 - 100%.

 Độ ẩm canh trường

Trong điều kiện vơ trùng ở phịng thí nghiệm, độ ẩm tối ưu để nấm mốc phát triển nằm trong giới hạn 65 - 70%. Trong thực tế sản xuất, mức độ vô trùng không thể đạt được như trong phịng thí nghiệm nên người ta thường ni cấy trong canh trường có độ ẩm thấp hơn, nhằm hạn chế sự phát triển của tạp khuẩn.Tùy theo điều kiện trang thiết bị ở mỗi nơi mà độ ẩm có thể khống chế ở 50 - 60%. Độ ẩm canh trường thấp thì hạn chế được sự phát triển của tạp khuẩn, nhưng nấm mốc cũng phát triển chậm dẫn đến tích tụ Enzyme ít và phải kéo dài thời gian. Do đó vấn đề cần đặt ra là phải bằng mọi biện pháp thực hiện tốt công việc vệ sinh. Muốn vậy trước hết phải tiệt trùng môi trường ở áp suất và thời gian thích hợp nhằm tiêu diệt các tế bào và bào tử vi sinh vật có sẵn trong ngun liệu dùng làm mơi trường.

Do trong quá trình sinh trưởng và phát triển nấm mốc thải ra một lượng nhiệt khá lớn nên canh trường bị nóng và làm giảm độ ẩm. Đổ nước lạnh xuống nền và phun nước quanh tường sẽ góp phần giảm nhiệt và giúp cho canh trường đỡ bị khô.

 pH môi trường

Khi nuôi cấy theo phương pháp bề mặt trên canh trường rắn, pH ít ảnh hưởng tới sinh trưởng và phát triển của nấm mốc, thường áp dụng pH tự nhiên của môi trường vào khoảng 5,5 - 6,0. pH thấp thì hạn chế được sự phát triển của tạp khuẩn nhưng sẽ ảnh hưởng tới tích tụ Enzyme. Khi ni cấy trong mơi trường lỏng: pH ban đầu thường vào khoảng 6 - 7. Đối với Asp.orysee sau 3 ngày ni cấy pH giảm cịn 5,5 - 6,0. Ngược lại khi nuôi Asp.awamori để nhận glucoamylase, sau 52 giờ pH tăng tới 7,6 - 7,8.

Thực tế pH có ảnh hưởng nhiều tới tích tụ Enzyme, vì thế trong sản xuất người ta sử dụng acid hoặc amoniac để điều chỉnh, giữ cho pH luôn trong giới hạn tối ưu.

 Cung cấp oxy

Trong q trình phát triển và tích tụ Enzyme, nấm mốc rất cần oxy. Trong sản xuất sinh học, sự phát triển của tế bào và tích tụ Enzyme có liên quan mật thiết tới sự có mặt của oxy.

Khi nuôi cấy theo phương pháp bề mặt, nấm mốc dễ dàng tiếp xúc với oxy của khơng khí qua sợi nấm và mixen. Vì thế canh trường phải xốp, giúp cho nấm mốc tạo nhiều sợi và tích tụ Enzyme. Nếu mơi trường dính bết, khơng khí ít tiếp xúc thì sẽ xảy ra hơ hấp yếm khí, ảnh hưởng xấu đến tích tụ Enzyme. Vì vậy ở mỗi giai đoạn của sự phát triển, tùy vào lượng oxy cần cho quá trình trao đổi chất và lượng nhiệt nấm mốc tỏa ra mà điều chỉnh lượng khơng khí vào phịng ni cho thích hợp.

u cầu về lượng khơng khí và cung cấp oxy trong mơi trường lỏng có những khác biệt. Yêu cầu đặt ra là phải làm sao để oxy của khơng khí hịa tan vào canh trường càng nhiều càng tốt. Trong canh trường lỏng tế bào nấm mốc phân tán trong dịch thể, sự tiếp xúc của chúng với oxy phải thông qua canh trường – khuấy và sục khí là biện pháp tốt để oxy có thể hịa tan vào dung dịch. Lượng oxy hịa tan trong canh trường phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố: nhiệt độ, áp suất, cơng nghệ sục khí cũng như hàm lượng và tính chất của các chất hịa tan trong dung dịch.

Một phần của tài liệu PHƯƠNG PHÁP THU NHẬN, TÁCH CHIẾT, xác ĐỊNH HOẠT hóa vả ỨNG DỤNG ENZYME AMYLASE TRONG NGÀNH CÔNG NGHỆ THỰC PHẨM (Trang 27 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(46 trang)