ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG TIẾP NHẬN NƯỚC THẢI

Một phần của tài liệu đánh giá khả năng tiếp nhận nước thải của sông ba đối với một số cở sở sản xuất tại thị xã an khê tỉnh gia lai và đề xuất các giải pháp cho phát triển bền vững (Trang 28 - 30)

CỦA SÔNG BA TẠI THỊ XÃ AN KHÊ TỈNH GIA LAI VÀ ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP CHO PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG

2.1. Khái quát đặc điểm địa bàn nghiên cứu

2.1.1. Khái quát chung đặc điểm tự nhiên và kinh tế - xã hội tỉnh Gia Lai 2.1.2 Đặc điểm tự nhiên của thị xã An Khê

2.1.2.1. Vị trí địa lý

Thị xã An Khê chính thức được thành lập ngày 24/12/2003 theo Nghị định số 155/2003/NĐ-CP ngày 9/12/2003 của Chính phủ trên cơ sở chia tách huyện An Khê cũ để thành lập huyện Đăk Pơ (phía Tây) và thị xã An Khê (phía Đơng).

Thị xã An Khê là một trong số 17 đơn vị hành chính thuộc tỉnh Gia Lai, nằm về phía Đơng Bắc của tỉnh. Diện tích tự nhiên của thị xã khoảng 2.006.521km2 (năm 2012)(chiếm gần 1,3% diện tích tự nhiên của tỉnh). Thị xã có 11 đơn vị hành chính (6 phường: An Tân, An Phú, An Bình, Tây Sơn, An Phước, Ngơ Mây và 5 xã: Song An, Cửu An, Tú An, Thành An, Xuân An). Trong đó, dân cư tập trung đông tại khu vực nội thị.

Thị xã An Khê nằm trên quốc lộ 19, từ Bình Định (An Nhơn, Bình Định) đi Pleiku, cách Pleiku 90km, cách Quy Nhơn 79km. Nằm giữa hai đèo An Khê (giáp huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định), Mang Yang (giáp huyện Mang Yang, tỉnh Gia Lai), có tọa độ địa lý từ 13047’15’’ đến 14007’00’’ vĩ độ Bắc và l08038’00’’ đến l08047’00’’ kinh độ Đông. Ranh giới của thị xã cụ thể như sau:

Phía Đơng giáp tỉnh Bình Định

Phía Tây và Nam giáp huyện Đăk Pơ, tỉnh Gia Lai

Phía Bắc giáp huyện KBang, tỉnh Gia Lai và tỉnh Bình Định.

Nơi đây có vị trí quan trọng, là trung tâm giữa miền núi và miền duyên hải, nằm ở bậc thềm chuyển tiếp giữa Tây Nguyên và duyên hải Nam Trung Bộ, là cửa ngõ phía Đơng của vùng Bắc Tây Nguyên đến các tỉnh miền Trung, ra cảng biển Quy Nhơn và ngược lại. Đây là những điều kiện rất thuận lợi cho quá trình phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

2.1.2.2. Địa hình

Thị xã An Khê nằm trong vùng lịng chảo An Khê – Kanat. Nhìn chung, địa hình tương đối bằng phẳng, riêng khu vực giáp ranh tỉnh Bình Định có địa hình tương đối phức tạp, đồi núi xen kẽ khe sâu. Độ cao trung bình khoảng 600m so với mực nước biển. Khu vực cao nhất có độ cao xấp xỉ 800m, nơi thấp nhất có độ sâu khoảng 400m. Địa hình có dạng lịng chảo thấp dần về hướng sơng Ba.

2.1.2.3. Địa chất

Sông Ba nằm trong đới cấu tạo địa chất Kon Tum. Đới Kon Tum trải qua nhiều chu kỳ vận động kiến tạo của vỏ Trái đất làm cho nham thạch bị đứt gãy, uốn nếp. Trong các chu kỳ tạo núi thì chu kỳ Héc-xi-ni là cơ bản nhất và có ảnh hưởng đến cấu trúc địa chất khu vực này. Tiếp theo chuyển động Héc-xi-ni là thời gian dài có núi lửa phun nhiều dung nham. Do tình hình biến đổi địa chất như vậy nên đặc điểm địa chất khu vực An Khê có các đặc điểm: các trầm tích Tiền Cambri tạo nên các đá biến chất phân bố rải rác ở đây. Bên cạnh đó, các thành tạo bazan khu vực này có các thành tạo mác ma xâm nhập phân bố rộng rãi và đều khắp với thành phần đa dạng. Chúng thường tạo thành các thể xâm nhập có diện tích khá lớn.

2.1.2.4. Khí hậu

An Khê nằm ở sườn phía Đơng của dãy Trường Sơn, trên bậc thềm chuyển tiếp giữa cao nguyên và miền duyên hải Trung bộ, nên có khí hậu nhiệt đới gió mùa cao nguyên, chia hai mùa: mùa mưa từ tháng VI đến tháng XI, mùa khô từ tháng XII đến tháng V năm sau. Nhiệt độ khơng khí phụ thuộc vào mùa, sự chênh lệch nhiệt độ khơng khí giữa mùa khơ so với mùa mưa khơng lớn lắm, trung bình khoảng 2 – 30C. Nhiệt độ khơng khí trung bình hàng năm đạt giá trị khoảng 23,72 0C.

Độ ẩm trung bình năm khoảng 82,75%. Độ ẩm khơng khí trung bình tháng giữa mùa khơ và mùa mưa dao động thấp, từ 74% - 90%.

Lượng mưa trung bình trong các năm gần đây đạt khoảng 1.826,20 mm. Tháng X là tháng có lượng mưa trung bình tháng cao nhất, khoảng 370,30 mm. Tháng II có lượng mưa tháng trung bình thấp nhất, khoảng 0,90 mm. Như vậy, chênh lệch về lượng mưa giữa tháng có lượng mưa lớn nhất và tháng có lượng mưa thấp nhất là khá lớn.

Số giờ nắng trung bình năm khoảng 2.095,50 giờ. Khoảng thời gian có số giờ nắng trung bình cao hơn cả là từ tháng II đến tháng VIII.

Hướng gió thịnh hành thay đổi theo mùa. Mùa khơ hướng gió thịnh hành là hướng gió Đơng Bắc. Về mùa mưa hướng gió thịnh hành là hướng Tây Nam. Tốc độ gió trung bình khu vực từ 3-3,5 m/s. Tuy khu vực khơng có bão nhưng thường bị ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới vùng biển Đông gây ra những cơn mưa kéo dài dễ gây ra lũ quét.

Trong những năm gần đây, biến đổi khí hậu có những diễn biến bất thường, biên độ dao động nhiệt, ẩm, lượng mưa, bức xạ nhiệt giữa các ngày trong tháng phức tạp như mùa đông ngắn lại, mùa hè nhiệt độ các đợt nóng tăng lên và kéo dài, hạn hán, mưa lũ thất thường không giống quy luật tự nhiên trước đây đã làm ảnh hưởng đến sự phát triển của cây trồng, thay đổi về mùa vụ thu hoạch, dịch bệnh nhiều hơn, bệnh mới xuất hiện… Tất cả những yếu tố này tác động trực tiếp đến cuộc sống của người dân, ảnh hưởng đến sự phát triển của xã hội.

2.1.2.5. Thủy văn

Trong khu vực thị xã An Khê có sơng Ba – con sơng chính chảy qua của tỉnh Gia Lai. Ngồi ra, cịn có suối Đá, suối Vối, suối Gắm và hệ thống các suối nhỏ khác đổ trực tiếp vào sơng Ba. Tuy nhiên, với địa hình dốc, lưu lượng nước không lớn, mùa khô nắng kéo dài nên hệ thống các sông, suối ở đây thường bị cạn vào mùa khô, khả năng tưới tiêu bị hạn chế rất nhiều. Trong những năm gần đây, việc xây dựng nhà máy thủy điện An Khê – Kanat đã làm dịng chảy mùa khơ ở đây càng thêm cạn kiệt. Vào các tháng mùa mưa, do được cung cấp lượng nước mưa lớn nên các dòng chảy tại các sơng, suối được duy trì.

2.1.2.6. Tài nguyên thiên nhiên

Tài nguyên trong vùng hầu như không đáng kể, chủ yếu các mỏ vật liệu xây dựng: mỏ đá, đất san lấp.

Tài nguyên sinh vật cũng không đáng kể, chủ yếu là hệ sinh thái nơng nghiệp: mía, lúa, sắn, ngơ… Hệ thực vật không phong phú, chủ yếu là cây bụi.

Một phần của tài liệu đánh giá khả năng tiếp nhận nước thải của sông ba đối với một số cở sở sản xuất tại thị xã an khê tỉnh gia lai và đề xuất các giải pháp cho phát triển bền vững (Trang 28 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(58 trang)
w