Quá trình tiến hành thực nghiệm sƣ phạm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển năng lực nhận thức và tư duy của học sinh thông qua hệ thống bài tập hóa học thực nghiệm trong chương trình hóa học phổ thông (Trang 134 - 136)

Chƣơng 3 : THỰC NGHIỆM SƢ PHẠM

3.3.Quá trình tiến hành thực nghiệm sƣ phạm

3.3.1. Phương pháp đánh giá chất lượng bài tập theo các mức độ nhận thức và tư duy của học sinh

Các bƣớc thực hiện:

- Trên cơ sở thống nhất nội dung các giáo án đã soạn, chuẩn bị đầy đủ phƣơng tiện dạy học, phiếu học tập của các bài, chúng tôi đã tiến hành dạy các bài ở các lớp TN.

- Sau khi kết thúc bài lên lớp, chúng tôi tiến hành kiểm tra để đánh giá chất lƣợng, đánh giá khả năng tiếp thu kiến thức, năng lực vận dụng kiến thức của HS các lớp TN và các lớp ĐC.

- Chấm các bài kiểm tra.

- Sắp xếp kết quả theo thứ tự điểm từ thấp đến cao cụ thể từ 1 đến 10 và phân loại theo nhóm: Nhóm khá, giỏi: Điểm 7, 8, 9, 10. Nhóm trung bình: Điểm 5,6. Nhóm yếu, kém: Điểm 0, 1, 2, 3, 4. - So sánh kết quả lớp TN và lớp ĐC. - Kết luận.

3.3.2. Nội dung thực nghiệm.

3.3.2.1. Thực hiện nhiệm vụ thứ nhất.

TN nhằm đánh giá mức độ khó của các dạng bài tập theo các mức độ nhận thức và tƣ duy của học sinh, chúng tôi tiến hành và lựa chọn 10 bài tập đƣợc biên soạn theo phƣơng pháp trắc nghiệm khách quan ở cả 4 dạng để tiến hành kiểm tra 15 phút ( lớp 10-chƣơng 5: Nhóm halogen; lớp 12- chƣơng 1: Este-lipit)), sau đó tiến hành thực nghiệm trên 2 khối 10, và 12 ở 2 trƣờng THPT Tĩnh Gia II và THPT Hậu Lộc II.

Nội dung kiểm tra đề 15 phút đƣợc phân loại mức độ nhận thức nhƣ sau: Các câu: 1,2 là câu thuộc dạng 1 ( mức độ biết)

Các câu: 3,4,5 là các câu hỏi thuộc dạng 2( mức độ hiểu) Các câu: 6,7,8 là câu hỏi thuộc dạng 3( mức độ vận dụng)

Các câu: 9,10 là câu hỏi thuộc dạng 4( mức độ vận dụng sáng tạo) Kết quả thu đƣợc nhƣ sau:

Bảng 3.1 : Tỉ lệ % học sinh trả lời đúng câu hỏi.

Lớp Tỉ lệ % học sinh trả lời đúng Dạng 1 Dạng 2 Dạng 3 Dạng 4 12 (TN) 100% 96% 78% 31% 12 (ĐC) 100% 92% 72% 21% 10 (TN) 100% 95% 79% 32% 10 (ĐC) 100% 91% 72% 20% Nhận xét:

- Đối với các bài tập ở dạng 1 (1,2) là các bài tập đơn giản, mang tính chất tìm hiểu, HS chỉ cần nhớ là có thể trả lời đƣợc. Vì vậy ở dạng này 100% HS trả lời đúng. - Đối với các bài tập thuộc dạng 2 (3, 4, 5) là những bài tập nếu HS học bài cần thận là có thể trả lời đúng. Bài tập dạng này không địi hỏi trình độ tƣ duy cao, có khoảng 92% đến 96% HS lớp 12 trả lời đúng, 91% đến 95% HS lớp 10 trả lời đúng.

- Đối với các bài tập ở dạng 3 (6, 7, 8) là các bài tập mang tính vận dụng, HS phải thực hiện các thao tác tƣ duy phân tích, tổng hợp tuy nhiên ở mức độ đơn giản đo đó địi hỏi HS phải nắm vững kiến thức, hiểu và vận dụng kiến thức vào các tình huống khác nhau. Với loại bài tập này chỉ có 72% đến 79% trả lời đúng.

- Đối với bài tập ở dạng 4 (9, 10) là những bài tập ở mức độ vận dụng sáng tạo, địi hỏi HS phải có tƣ duy ở mức độ cao, linh hoạt sáng tạo, suy luận để tìm ra câu trả lời. Với bài tập này chỉ có 20% đến 32% HS trả lời đúng.

Từ nhận xét kết quả ở trên, chúng tôi thấy việc sắp xếp, phân loại các bài tập hoá học theo các mức độ nhận thức và tƣ duy của HS theo 4 dạng ở trên là phù hợp. Bằng hệ thống bài tập trên sẽ phân loại đánh giá đƣợc năng lực nhận thức và tƣ duy HS để từ đó đề xuất các biện pháp thích hợp nhằm phát triển năng lực nhận thức và tƣ duy của HS.

3.3.2.2. Thực hiện nhiệm vụ thứ hai.

Đánh giá hiệu qủa của việc sử dụng hệ thống các bài tập hoá học thực nghiệm theo 4 mức độ nhận thức và tƣ duy nhằm phát triển năng lực nhận thức và tƣ duy

cho học sinh. Để đánh giá hiệu quả của hệ thống bài tập theo các mức độ nhận thức và tƣ duy ở trên, chúng tôi tiến hành áp dụng vào dạy các bài cụ thể trong các chƣơng: lớp 10 gồm 2 chƣơng 5 và 6( hố vơ cơ -phi kim); lớp 12 gồm 2 chƣơng 1 và 2( hố hữu cơ- hợp chất có nhóm chức). Thực hiện ở các lớp 12A1, 10B1 trƣờng THPT Tĩnh Gia II; 12A5 , 10A1 trƣờng THPT Hậu Lộc II. Sau đó tiến hành kiểm tra ở cả các lớp TN và ĐC.

Sau khi tiến hành kiểm tra và chấm điểm chúng tôi nhận thấy rằng:

- Trong quá trình dạy học, việc kết hợp hệ thống bài tập trên với việc sử dụng các phƣơng tiện dạy học hiện đại đã tạo nên sự thay đổi rõ rệt về khơng khí học tập của HS trong giờ học. Sau khi tiến hành kiểm tra, chấm điểm ở 4 lớp chúng tôi đã đánh giá đƣợc hiệu quả của hệ thống bài tập trên. Điều này đƣợc thực hiện bằng cách phân tích các câu trả lời của HS cho mỗi câu hỏi kiểm tra. Kết quả kiểm tra của từng HS ở mỗi lớp sẽ đánh giá chất lƣợng của HS 2 lớp TN và 2 lớp ĐC.

- Đối với lớp ĐC, HS vẫn học theo cách dạy đại trà, không đƣợc đƣa các dạng bài tập từ dễ đến khó nên hầu hết gặp khó khăn khi gặp những bài mới, phức tạp, địi hỏi phải có tƣ duy cao.

- Đối với lớp TN, do đƣợc áp dụng theo phƣơng pháp sử dụng hệ thống bài tập có sự sắp xếp khoa học theo các mức độ tƣ duy nên HS dễ dàng giải quyết đƣợc những bài tập tƣơng đối phức tạp, đòi hỏi tƣ duy ở mức độ cao, biết biến những vấn đề phức tạp thành quen thuộc.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển năng lực nhận thức và tư duy của học sinh thông qua hệ thống bài tập hóa học thực nghiệm trong chương trình hóa học phổ thông (Trang 134 - 136)