III- NGUYÊN NHÂN ĐƯA ĐẾN NHỮNG TÌNH HUỐNG GIAN LẬN, LỪA ĐẢO TRONG NGÂN HÀNG
3. Từ nội bộ trong ngân hàng
IV-GIẢI PHÁP ĐỀ XUẤT
Trong bối cảnh nền kinh tế đang trên đà hồi phục như hiện nay, nhu cầu sử dụng vốn ngày càng tăng cao nhằm đáp ứng nguồn vốn cần thiết cho sản xuất kinh doanh, tạo của cải cho xã hội, góp phần cải thiện thu nhập quốc dân thì các ngân hàng càng
phải phát huy hơn nữa vai trò trung gian tài chính của mình để đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế, của các doanh nghiệp. Tuy nhiên việc huy động vốn cũng gặp khá nhiều khó khăn, trong đó ít nhiều vì những gian lận lừa đảo từ phía khách hàng cũng như cạnh tranh gay gắt trong việc thu hút nguồn vốn từ dân cư từ các ngân hàng khác. Từ đó dẫn đến sai phạm xảy ra nhiều, công với việc một bộ phận khách hàng vì lòng tham mà đã lợi dụng các mối quan hệ cũng như lôi kéo một số nhân viên cùng thực hiện những ý đồ xấu nhằm chiếm đoạt tài sản của ngân hàng,…, hay để thu hút vốn mà các ngân hàng đua nhau cạnh tranh lãi suất, đẩy lãi suất tăng cao, không những thế còn vi phạm quy định của ngân hàng nhà nước về trần lãi suất huy động. Nguyên nhân của những sai phạm này cũng đã được nhắc đến như trên.
Trước tình hình như hiện nay thì các ngân hàng cũng như các cơ quan chức năng cần có những biện pháp tích cực nhằm cải thiện những vấn đề này. Nhóm em cũng xin đưa ra một số gợi ý để khắc phục những sai phạm trên như:
Ngân hàng nhà nước cần đưa ra những mức xử phạt nặng hơn để răn đe các ngân hàng thương mại, bởi vì nếu xử phạt không thích đáng, biện pháp đưa ra không mạnh thì các ngân hàng sẽ không dè chừng, ví dụ nếu mức xử phạt về tiền không cao thì các ngân hàng thương mại có thể coi nhẹ việc phạt tiền vì có thể với ngân hàng thương mại đó số tiền phạt như vậy không đáng kể, không đáng bao nhiêu với số lợi nhuận họ có thể nhận lại.
Bên cạnh đó đối với những ngân hàng đã từng vị phạm, Ngân hàng nhà nước nên theo dõi chặt chẽ hơn, có thể là lưu lại vào một danh sách nào đó, nếu như vẫn còn tiếp tục thì sẽ phạt nặng hơn, một ngân hàng có thể không chỉ vi phạm một lỗi mà rất nhiều, Ngân hàng nhà nước cần quản lý chặt các sai phạm này.
Ngân hàng nhà nước cũng nên tổ chức riêng một phòng ban chuyên trách nhiệm vụ kiểm tra, giám sát hoạt động của các ngân hàng thương mại. Phòng ban này sẽ theo dõi sát các ngân hàng, các lỗi sai (để lưu lại như trên), nhất thiết nhiên viên trong phòng ban này phải được chọn lựa kỹ càng, giỏi về chuyên môn và phẩm chất đạo đức tốt, làm việc nghiêm minh, minh bạch, công khai, liêm
chính. Hàng tháng họ sẽ đi đến các ngân hàng thương mại kiểm tra, thu thập thông tin để kịp thời thông báo lại cho Ngân hàng nhà nước để có những biện pháp xử lý thích hợp.
Về phía các ngân hàng thương mại thì nên tuyển chọn nhân viên ở khâu đầu vào thật tốt, phải chọn những người giỏi về nghiệp vụ và tốt về đạo đức, cần có những bài kiểm tra để xác minh tính trung thực của nhân viên. Bên cạnh đó thường xuyên tổ chức các lớp rèn luyện kỹ năng, nâng cao đạo đức, tính trung thực của nhân viên, tạo ra các tình huống, xem xét cách giải quyết của nhân viên, cũng có thể thông qua quá trình làm việc để theo dõi và tạo ra những tình huống để các nhân viên bộc lộ được phẩm chất đạo đức của mình. Ngoài ra ngân hàng nên chú trọng chính sách lương thưởng cho nhân viên, từ đó tạo động lực để nhân viên làm việc tốt hơn, hiệu quả hơn.
Đưa ra những hình phạt hợp lý, có tính răn đe với những vi phạm của nhân viên, nhất là đối với những nhân viên ở những phòng ban có khả năng xảy ra tiêu cực nhiều như tín dụng. Với những nhân viên đã từng vi phạm thì càng phải giám sát, kiểm tra chặt chẽ hơn.
Phân cấp chức năng nhiệm vụ giữa các bộ phận: cán bộ tiếp nhận hồ sơ, thẩm định, ra quyết định cho vay phải độc lập với nhau và có quyền hạn riêng. Đồng thời các ngân hàng thương mại cũng phải củng cố hệ thống kiểm soát nội bộ, giúp hệ thông này hoạt động hiệu quả hơn, tránh được những tiêu cực có thể xảy ra.
Các ngân hàng cũng có thể áp dụng biện pháp lắp đặt camera theo dõi ở từng bộ phận, phòng ban, việc này có thể giúp phòng ngừa được những hành vi vi phạm của nhân viên ở trong văn phòng làm việc, khiến họ làm việc nghiêm túc hơn. Tuy nhiên thì đây cũng không phải là một giải pháp tích cực lắm, vì nó có thể làm ảnh hưởng đến tâm lý làm việc của nhân viên, họ sẽ không thấy thoải mái từ đó hiệu suất hoạt động sẽ không cao và cũng không thể kiểm soát hết nếu nhân viên cố ý vi phạm hẹn riêng với khách hàng ở bên ngoài ngân hàng.
Các khách hàng đến xin vay phải được thẩm định hết sức cẩn thận về tất cả các nội dung thẩm định nhằm phát hiện ra được những sai trái kịp thời. Trong đó cũng phải kể đến việc xác minh xem khách hàng đó có mối quan hệ đặc biệt nào với lãnh đạo hay nhân viên ngân hàng không. Ngoài ra, các ngân hàng cũng phải đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến kiến thức cho khách hàng nhằm giúp khách hàng cũng như ngân hàng tránh được những chiêu thức, thủ thuật lừa đảo ngày càng tinh vi, phức tạp.
Việc ban hành những quy định thích hợp về quyền hành, chức vụ của ban lãnh đạo ngân hàng là điều hết sức cần thiết. Điều này góp phần làm tăng hiệu quả hoạt động của ngân hàng. Như vậy thì nhân viên có thể yên tâm làm tốt công việc của mình hơn, trong một số trường hợp giám đốc vì tư lợi cá nhân mà ép buộc nhân viên phải làm trái quy định, khi bị phạt thì người chịu thiệt thòi là nhân viên, có thể họ không muốn làm sai luật nhưng vì lo sợ mà phải nghe theo. Do đó việc bảo vệ quyền lợi của nhân viên là rất cần thiết. Lúc này, vai trò của công đoàn cần được nâng cao, quyền hạn lớn hơn, như vậy mới có thể kịp thời đấu tranh và bảo vệ cho quyền lợi của các nhân viên.
Các ngân hàng nên thành lập một phòng ban chuyên kiểm tra, giám sát hoạt động của ban giám đốc, phát hiện những trường hợp lợi dụng quyền hành, ép buộc nhân viên, và tìm kiếm thông tin để bảo vệ nhân viên trong những trường hợp lãnh đạo ngân hàng làm việc vượt quá quyền hạn, gây nguy hại cho ngân hàng. Phòng ban này nhất thiết phải độc lập với ban giám đốc, lãnh đạo ngân hàng, việc tuyển chọn kỹ càng, nhất là về phẩm chất đạo đức là rất cần thiết.
Nhà nước cần tạo ra một môi trường cạnh tranh lành mạnh để các ngân hàng có thể tiến hành hoạt động kinh doanh của mình một cách thuận lợi nhất, những quy định cần rõ ràng hơn.
KẾT LUẬN
Từ những tình huống trên có thể thấy các vụ lừa đảo, gian lận hiện nay rất tinh vi và phức tạp, đồng thời xuất phát từ nhiều phía: khách hàng cho đến nhân viên và kể cả lãnh đạo trong ngân hàng. Công tác kiểm tra, giám sát còn nhiều hạn chế cũng
như thiếu sót. Chính vì thế trước hết đòi hỏi các ngân hàng thương mại cần nâng cao hệ thống quản lý, kiểm soát và đào tạo đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp, có đạo đức tốt. Đồng thời Ngân hàng Nhà Nước và các cơ quan chức năng có liên quan cần phải có những giải pháp mạnh tay hơn, hiệu quả hơn để hoạt động kinh doanh trong ngân hàng ngày càng minh bạch và hiệu quả hơn, tạo lòng tin trong công chúng , góp phần thúc đẩy hệ thống ngân hàng phát triển toàn diện.
Nguồn tham khảo Vef.vn
Tamnhin.net Baomoi.com Laisuat.vn Vnexpress.vn Xaluan.com Vietbao.vn