Tây Hồ - Hà Nội
2.1.1. Đặc điểm, tình hình kinh tế- xã hội của quận Tây Hồ -Hà Nội
Quận Tây Hồ nằm ở phía Tây Bắc của Hà Nội. Diện tích 24,0 km2,
gồm 8 phường: Bưởi, Yên Phụ, Thụy Khuê, Tứ Liên, Quảng An, Nhật Tân, Xn La, Phú Thượng. Phía đơng giáp quận Long Biên; Phía tây giáp huyện Từ Liêm và quận Cầu Giấy; Phía nam giáp quận Ba Đình; Phía bắc giáp huyện Đơng Anh. Quận Tây Hồ có địa hình tương đối bằng phẳng, có chiều hướng thấp dần từ bắc xuống nam. Dân số của quận (đến năm 2005) là
109.163 người, mật độ dân số là 4.547 người/km2
, quận Tây Hồ có mật độ dân số thấp nhất trong các quận nội thành.
Quận Tây Hồ được thành lập năm 1995 theo quyết định của ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội. Quận Tây Hồ với 2/3 kinh tế hộ gia đình thu nhập chủ yếu bằng nông nghiệp và nghề làm vườn, kinh tế cịn nhiều khó khăn so với các quận nội thành Hà Nội. Từ ngày thành lập đến nay, quận Tây Hồ xây dựng và phát triển cơ cấu kinh tế theo hướng "Dịch vụ - Công nghiệp - Nông nghiệp” với giá trị sản xuất công nghiệp đạt mức tăng trưởng bình quân 31,2% năm; giá trị dịch vụ - du lịch, thương mại trung bình 14,9% năm, giá trị sản xuất nơng nghiệp và thủy sản giảm bình quân 3,8% năm.
Đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được cải thiện đáng kể, hoạt động văn hóa thơng tin được đẩy mạnh và thực hiện có kết quả. Bên cạnh đó cũng phải đối mặt khơng ít những khó khăn thách thức cả từ tư duy, nếp nghĩ, nếp làm, đội ngũ lực lượng, nguồn nhân lực, phong tục tập quán bị xáo trộn và những tệ nạn xã hội gây sức ép không nhỏ đối với đời sống kinh
tế - xã hội trên địa bàn quận. Điều đó có tác động sâu sắc, đa chiều trong hoạt động quản lý GDĐĐ HS