Ứng dụng CNTT chuẩn bị tư liệu điện tử dạy học

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng công nghệ thông tin nhằm nâng cao chất lượng dạy học chương III các nước á, phi và mĩ la tinh (1945 2000) lớp 12 trung học phổ thông (chương trình chuẩn) (Trang 53 - 61)

Trước tiên, khi muốn tiến hành một tiết dạy có ứng dụng CNTT, GV cần tập hợp một hệ thống các tài liệu có liên quan đến nội dung, mục tiêu của bài học. Đó là lí do GV cần xây dựng một bộ hồ sơ tư liệu điện tử - đây là bước chuẩn bị đầu tiên và cũng không kém phần quan trong để GV bắt tay vào soạn giáo án điện tử, ứng dụng CNTT, nâng cao CLDH.

của Bộ Giáo dục và Đào tạo như: www.moet.gov.vn và www.edu.net.vn,..

Bên cạnh đó, giáo viên có thể đăng kí là thành viên chính thức của một số website như baigiang.violet.vn - đây là một website những người yêu môn lịch sử, tại địa chỉ này, GV sẽ tìm thấy một số tranh ảnh, tài liệu tham khảo phục vụ cho việc xây dựng hồ sơ tư liệu điện tử và thiết kế giáo án điện tử của nhiều bộ mơn trong chương trình THPT và THCS,...Ngồi ra các địa chỉ tìm kiếm khác như: http://www.google.com.vn hoặc trang web của nước ngoài

như: http://www.map.com... cũng cung cấp những nguồn tư liệu quý cho GV. - Đối với các khái niệm, thuật ngữ lịch sử, giáo viên có thể tìm kiếm thơng qua mạng Internet và hệ thống sách chuyên ngành đã xuất bản trên thị trường như "Từ điển tri thức lịch sử THPT","Sổ tay kiến thức lịch sử", nếu muốn sử dụng Internet chúng ta có thể truy cập một số trang web: http://www. dictionary, bachkhoatoanthu.gov.vn; historycentral.com; vinaseek.com; vi.wikipedia.org,....

- Hiện nay trên thị trường đã có nhiều sản phẩm phần mềm tiện ích phục vụ dạy học bộ mơn, GV có thể mua và sử dụng, tùy theo nội dung bài học để khai thác, ứng dụng sao cho hiệu quả. Ví như sách kèm theo đĩa CD- rom

"Hướng dẫn sử dụng những hình ảnh về Chủ tịch Hồ Chí Minh trênCD và phần mềm Microsoft PowerPoint trong dạy học Lịch sử ở trường phổ thông",

bộ sách kèm theo đĩa CD- Rom "Giáo án và tư liệu dạy học điện tử môn Lịch

sử lớp 11" của Trịnh Đình Tùng; Nguyễn Thị Cơi; Nguyễn Mạng Hưởng,...Hoặc các VCD tư liệu "Kí ức Điện Biên"."Sài Gịn quật khởi", phần mềm Encatar từ 2002 đến 2007,...

* Đối với tranh ảnh, bản đồ lịch sử:

Nguyên tắc trực quan là một trong những nguyên tắc cơ bản của lí luận dạy học, nhằm tạo cho học sinh những biểu tượng và hình thành khái niệm trên cơ sở quan sát hiện vật đang học hay đồ dùng trực quan minh hoạ sự vật.

Đồ dùng trực quan có vai trị rất lớn trong việc giúp học sinh nhớ kĩ, hiểu sâu những hình ảnh, kiến thức lịch sử. Hình ảnh được giữ lại đặc biệt

vững chắc trong trí nhớ chúng ta chính là hình ảnh mà chúng ta thu nhận được bằng trực quan.

Hệ thống hình ảnh phần Lịch sử thế giới hiện đại nói chung và “Chương

III: Các nước Á, Phi và Mĩ latinh (1945 - 2000)” nói riêng rất phong phú trên

tất cả các mặt của đời sống xã hội, phản ánh mọi mặt của sự phát triển lịch sử thế giới hiện đại, đáp ứng những nhu cầu về mặt khoa học và sư phạm. Đây là một phần quan trọng trong bài học, nó giúp học sinh trực tiếp quan sát, ghi nhớ lịch sử chính xác nhất.

Hình vẽ, tranh ảnh chiếm một tỷ lệ khá cao trong phần kiến thức này, đây là nguồn tư liệu phong phú và quan trọng là những hình ảnh này được xử lí bằng thao tác kĩ thuật làm chi hình ảnh đẹp hơn.

Bản đồ lịch sử là những đồ dùng trực quan quy ước rất quan trọng trong dạy học lịch sử ở trường phổ thơng, nó khơng chỉ minh hoạ, cụ thể hố kiến thức mà cịn bổ sung, làm phong phú những kiến thức cơ bản có trong SGK. Bản đồ lịch sử nhằm xác định địa điểm của sự kiện trong không gian và thời gian nhất định. Đồng thời, bản đồ lịch sử còn giúp học sinh suy nghĩ và giải thích các hiện tượng lịch sử, về mối quan hệ nhân quả, về tính quy luật và trình tự phát triển của q trình lịch sử, giúp các em củng cố, ghi nhớ những kiến thức đã học.

Bản đồ, lược đồ lịch sử trong hồ sơ tư liệu có liên quan đến bài học được xây dựng trên phần mềm PowerPoint, Flash dựa theo tiến trình, diễn biến của sự kiện lịch sử mà sách giáo khoa đã trình bày. Khi sử dụng, giáo viên chỉ cần kích chuột là hiển thị các địa danh lịch sử, hướng tấn công, đường rút lui của địch, căn cứ kháng chiến,…

Tranh ảnh, bản đồ lịch sử trong dạy học lịch sử là những tài liệu không thể thiếu. Khai thác và tận dụng có hiệu quả nguồn tư liệu này sẽ có tác dụng tích cực trong việc nâng cao chất lượng dạy học bộ môn và đổi mới phương pháp dạy học lịch sử.

tranh ảnh, bản đồ lịch sử được trình bày trong sách giáo khoa, giúp giáo viên minh họa sinh động trong quá trình thiết kế bài giảng của mình.

Bảng 2.1: Các tranh ảnh, bản đồ, lược đồ lịch sử của chương III: Các nước Á, Phi và Mĩ Latinh (SGK Lịch sử lớp 12)

STT Tên kênh hình Thể loại Bài

1 Chủ tịch Mao Trạch Đông tuyên bố thành lập nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa

Tranh ảnh Bài 3: Các nước Đông Bắc Á

2 Thành phố Thượng Hải ngày nay Tranh ảnh

3 Lược đồ các nước Đông Nam Á Bản đồ Bài 4: Các nước Đông Nam Á và Ấn Độ

4 Trụ sở ASEAN ở Giacacta (Inđônêxia)

Tranh ảnh

5 Gi. Nêru (1899 - 1964) Tranh ảnh

6 Lược đồ các nước Châu Phi Bản đồ Bài 5: Các nước châu Phi và Mĩ Latinh

7 Nelson Mandela Tranh ảnh 8 Lược đồ các nước Mĩ La tinh Bản đồ

9 Phidel Castro Tranh ảnh

* Soạn giáo án Word

Soạn giáo án là công việc trước tiên của GV khi tiến hành một giờ lên lớp. Trước khi có máy tính, hoặc khi máy tính chưa được sử dụng rộng rãi, phổ biến trong dạy học, giáo án được viết bằng tay. Khi GV muốn sửa lại giáo án, hoặc bổ sung thêm ý tưởng vào giáo án qua quá trình dạy học lâu năm, đều phải viết lại từ đầu.

Ngày nay, khi máy tính đã được phổ biến hố, giáo án đã được soạn trên máy. Khi soạn giáo án trên máy tính, GV phải soạn bằng phần mềm Microsoft Office, trên Word. Giáo án soạn trên Word có ưu điểm là dễ chỉnh sửa, giữ được lâu, có thể bổ sung khi cần thiết mà khơng cần chép lại, mất nhiều thời gian.

* Thiết kế giáo án trên Power Point

Đây là công việc quan trọng để tiến hành tiết dạy có sử dụng cơng nghệ thơng tin, sử dụng các tài liệu trong hồ sơ tư liệu điện tử. Từ giáo án trên Word, giáo viên dùng phần mềm Microsoft Office PowerPoint để soạn giáo án điện tử, có thể trình chiếu.

Để có một bài giảng lịch sử trình diễn trên phần mềm Power Point (giáo án diện tử), giáo viên phải tiến hành thiết kế bài giảng trên máy vi tính. Cơng việc này phải trải qua các bước sau:

- Sau khi khởi động chương trình Power Point và màn hình hiển thị, ta vào “Task panes” chọn chức năng “New pressentation”, khi ấy màn hình sẽ

xuất hiện một bảng cho ta tuỳ chọn các kiểu trình diễn mới. Khi đã chọn được kiểu Slide, ta chọn phơng chữ, kích cỡ chữ rồi đưa con trỏ chuột vào khung

“Click to add tittle” để đánh tiêu đề hoặc nội dung. Đánh hết khung đó, ta đưa

con trỏ chuột vào khung bên dưới để đánh nội dung văn bản cần trình bày. - Lưu văn bản trình diễn vào máy tính (Save).

- Chèn các đoạn phim tư liệu, tranh ảnh lịch sử, bản đồ, văn bản gốc,… đã Scan vào các Slide.

- Chèn chữ nghệ thuật (Word Art).

- Định dạng các Slide trong bản trình chiếu.

* Xử lí và thiết kế các đoạn phim tài liệu lịch sử

Thể loại phim nói chung, các loại phim tư liệu nói riêng là loại đồ dùng trực quan quan trọng, thu hút sự quan tâm của các nhà giáo dục lịch sử. Sử dụng phim tư liệu trong dạy học, đặc biệt là trong dạy học lịch sử kích thích hứng thú học tập, tập trung được sự quan sát ở học sinh. Phim còn là phương tiện thuận lợi cung cấp tư liệu, sự kiện trực quan, có hệ thống, logic chặt chẽ, vì vậy có khả năng sống lại sự kiện, hiện tượng,… mà ngoài phim ra khơng có phương tiện trực quan nào sánh kịp.

Cấu trúc của một bộ phim tài liệu được xây dựng dựa trên sự ghép nối các đoạn phim tài liệu với nhau. Mỗi phim tài liệu là một vài cảnh, được giới

hạn bởi thời lượng nhất định, phản ánh cụ thể hay khái quát về những sự kiện, hiện tượng hay nhân vật.

Trong mỗi đoạn phim xây dựng với nhiều yếu tố, gồm: hình ảnh, lời thuyết minh, tiếng thực, âm nhạc. Những yếu tố trên trên động đến các giác quan: thị giác, thính giác của người xem nhằm truyền nội dung lịch sử một cách hấp dẫn, truyền cảm.

Sử dụng công nghệ thông tin, giáo viên sẽ thu thập, xây dựng và biên soạn được những đoạn phim tư liệu giàu tính giáo dục, giúp học sinh phát triển kĩ năng học tập và bồi dưỡng tư tưởng, tình cảm đối với nội dung bài học.

Phần mềm Power point là phần mềm trong bộ Office hãng Microsoft, là phần mềm mạnh về trình diễn đa phương tiện mà GV có thể sử dụng để biên soạn và trình chiếu các đoạn phim tài liệu lịch sử. Với Power point, giáo viên có thể chèn văn bản, sơ đồ, biểu đồ, hình ảnh tĩnh, động, video clip,… làm thành các đoạn phim tài liệu phù hợp với nội dung bài giảng.

* Xây dựng một số trị chơi đố vui lịch sử

CNTT có ưu điểm trong việc tổ chức các hoạt động ngoại khóa. Vì vậy trong hồ sơ tư liệu điện tử, GV cần xây dựng các chương trình trị chơi mang tính chất “học mà chơi, chơi mà học”, giúp học sinh thêm hứng thú với môn lịch sử, nâng cao sự hiểu biết cho ccas em về chuyên môn cũng như CNTT.

Trị chơi lịch sử có nhiều dạng, căn cứ vào các nguồn tư liệu trong hệ

thống hồ sơ tư liệu, giáo viên có thể xây dựng được một số trị chơi rất bổ ích:

Ví dụ như trên các tranh ảnh về các nhân vật nổi tiếng trong lịch sử, giáo

viên xây dựng trò chơi “Nhận diện nhân vật lịch sử”, “Giải mã ô chữ”, “Tiếp

sức đồng đội”,… phục vụ cho các bì ơn tập, tổng kết cuối chương hay các

hoạt động ngoại khoá trong lớp và trường học,…

Mở đầu trò chơi “Lật mở trang sử” (bắt đầu trong nội dung khởi động). Trò chơi này chủ yếu đánh giá khả năng ghi nhớ và phản xạ trả lời nhanh của

học sinh, do đó, cả câu hỏi và đáp án phải thật ngắn gọn. Mỗi đội đều có 60 giây để trả lời 10 câu hỏi đáp nhanh. PowerPoint có thể giúp thiết kế đồng hồ đếm ngược hoặc đồng kim chạy đúng 60 giây (hình trên). Ở đây, giáo viên sử dụng Emphasis/ Spin và Entrance, đồng thời cho xuất hiện câu hỏi và đáp án.

Trò chơi “Nhận diện lịch sử” cho phép mỗi đội chơi có quyền lựa chọn 2 số bất kỳ (giáo viên sử dụng Emphasis/ Spin và Insert Hyperlink). Khi Click chuột vào một con số thì sẽ xuất hiện một hình ảnh lịch sử kèm câu hỏi. Mỗi đội sẽ có 10 giây để nhận diện 01 hình ảnh và trả lời câu hỏi, nếu khơng nhận biết hình ảnh thì quyền trả lời thuộc đội nào bấm chng nhanh nhất hoặc có thể dành cho khán giả.

Để thay đổi khơng khí và có thời gian cho các đội chơi tạm nghỉ, ban tổ chức có thể đưa vào nội dung trị chơi “Dành cho khán giả” (như trò chơi thử tài âm nhạc hay đốn ơ chữ, đốn hình ảnh ẩn sau các ơ cửa sổ…), hoặc biểu diễn “Văn nghệ” từ 3 đến 4 tiết mục được học sinh chuẩn bị, hóa trang chu đáo, có thể loại phong phú và phù hợp với chủ đề lịch sử. PowerPoint có thể hỗ trợ xây dựng các Slide giới thiệu về tác phẩm, tác giả, người thể hiện cho mỗi tiết mục văn nghệ. Ngồi ra, giáo viên có thể chèn hình ảnh, đoạn phim tư liệu (đã cắt phần tiếng) để chiếu lên màn hình sân khấu làm nền minh họa. Ở hình bên, với trị chơi “Lời ca dâng Bác”, giáo viên có thể xây dựng nội dung thi tìm hiểu tên tác giả, nhạc và lời của những bài hát nói về Bác Hồ. PowerPoint cho phép chèn một đoạn hay tồn bài hát kết hợp trình chiếu lời nhạc, tên tác giả, tác phẩm,... Khán giả được tuỳ chọn con số bất kỳ và Click chuột sẽ hiện tên bài hát tương ứng (giáo viên sử dụng Entrance và Insert

Hyperlink), người chơi phải đoán đúng tên tác giả, đồng thời hát đúng

một đoạn bài hát. Người điều khiển chỉ cần gõ Enter để đáp án hiện ra với tên tác giả và kèm âm thanh một đoạn bài hát.

Trò chơi “Bước ngoặt lịch sử” là trị chơi giải mã ơ chữ lịch sử gồm 8 hoặc 10 hàng ngang và 1 hàng từ chìa khố.

Trò chơi Nhận diện lịch sử Trò chơi Ô chữ

Nội dung ơ chữ và từ chìa khố giáo viên nên xây dựng xoay quanh chủ

đề của buổi dạ hội hay hoạt động ngoại khóa. Các đội chơi có quyền lựa chọn để mở các ô hàng ngang bất kỳ (giáo viên sử dụng Exit và Trigger), nếu mở đúng một ơ thì sẽ đồng thời mở được 1 hoặc 2 từ chìa khố. Đội nào đốn đúng nội dung hàng từ chìa khố thì sẽ được mở hàng này bất kỳ lúc nào và được hưởng điểm gấp 3, 4 lần so với điểm thưởng của các hàng ngang khác (cho dù các hàng trên chưa mở hết).

Để kết thúc buổi dạ hội, có thể sử dụng PowerPoint xây đựng trị chơi “Theo dòng lịch sử” hay “Tiếp sức về nguồn”. Đây là những trò chơi đòi hỏi các đội phải phát huy cao tinh thần phối hợp tập thể, phản xạ nhanh, cũng như khả năng trình bày, diễn đạt của học sinh,…

Trò chơi “Theo dòng lịch sử” (giáo viên sử dụng Motion Paths

và Insert Hyperlink) đòi hỏi các đội phải phán đoán để nhận biết nhanh và

chọn phương án đúng về trình tự thời gian của các hình ảnh lịch sử (được mặc định từ số1 đến số 6 nhưng đã được đảo lộn trình tự thời gian cùa sự kiện). Đội nào chọn đáp án đúng mới được quyền tiếp tục cuộc chơi bằng việc cử đại diện của đội trình bày bài hùng biện trong vịng 01 phút sao cho liên kết một cách hợp lý nội dung 6 hình ảnh đã được sắp xếp lại đúng theo trình tự lịch sử (các hình ảnh sẽ tự động sắp xếp lại đúng trình tự lịch sử khi Click chuột vào phương án đúng). Thời gian dành cho tất cả các đội là 03 phút để quan sát, trao đổi với nhau, chuẩn bị phương án trả lời và cử đại diện trình bày. Ban

giám khảo sẽ lần lượt chỉ định các đội trả lời và nhận xét cho điểm. Điểm cho phuơng án đúng nên là hệ số 1, điểm trình bày hùng biện là hệ số 3.

Phần Lịch sử thế giới hiện “Chương III: Các nước Á, Phi và Mĩ Latinh (1945 - 2000)” là giai đoạn lịch sử có rất nhiều nguồn tư liệu hiện đại vì nó

diễn ra trong giai đoạn gần. GV có thể sử dụng nhiều đoạn phim tư liệu tranh ảnh lịch sử, để minh hoạ và cụ thể hóa cho các sự kiện cơ bản được nhắc đến trong SGK:

Ví dụ như:“Quang cảnh một buổi họp của Đại hội đồng Bảo an Liên hợp

quốc”, hay đoạn phim về “Chiến tranh Triều Tiên”,“Cách mạng Trung Quốc”,”Cách mạng CuBa”,… hay ảnh minh hoạ về những thành tựu đặc biệt

trong cuộc cách mạng khoa học công nghệ hiện đại. GV cần lưu ý việc sưu tầm tư liệu không dừng lại đến năm 2000 mà cịn phải cập nhật những hình ảnh có liên quan ở cả giai đoạn sau nếu sự kiện lịch sử đó có liên quan. Ví dụ như sự kiện: Việt Nam gia nhập và trở thành ủy viên không thường trực của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc giai đoạn sau năm 2000, giáo viên nên cung

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng công nghệ thông tin nhằm nâng cao chất lượng dạy học chương III các nước á, phi và mĩ la tinh (1945 2000) lớp 12 trung học phổ thông (chương trình chuẩn) (Trang 53 - 61)