Bảng kiểm quan sát năng lực vận dụng kiến thức của học sinh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tuyển chọn, xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập hóa học có nội dung thực tiễn để phát triển năng lực vận dụng kiến thức của học sinh trung học phổ thông tỉnh nam định (Trang 70)

Năng lực vận dụng kiến thức Điểm Đạt đƣợc

Khả năng tiếp cận, nhận thức được vấn đề trong nội dung bài học, trong BTHH cĩ liên quan với thực tiễn.

10 2

Tích cực tham gia các hoạt động học tập theo hướng tích cực để đạt hiệu quả nhất (ghi chép, đưa ra câu hỏi và tuân thủ các hoạt đồng theo yêu cầu…).

10 2

Biết phát hiện, tìm được cách giải quyết vấn đề cĩ trong nội dung bài học, trong BTHH cĩ nội dung liên quan với thực tiễn.

10 5

Biết quan sát và sử dụng những kiến thức, kĩ năng hĩa học để giải thích những sự vật, hiện tượng trong đời sống, trong sản xuất và mơi trường xung quanh.

10 3

Biết thu thập và xử lí thơng tin, trình bày kết quả một vấn đề cần tìm hiểu trong thực tiễn và nêu được phương hướng giải quyết vấn đề đĩ bằng những kiến thức, kĩ năng hĩa học.

10 3

Biết đưa, áp dụng kiến thức, kĩ năng đã học vào thực tế cơng việc; trong thực tế qua thử - sai - sửa.

10 5

Điều chỉnh những kiến thức đã học (sơ đồ, quy trình làm việc…) cho phù hợp với thực tế cơng việc, điều kiện, mơi trường của tổ chức.

10 5

Biết đưa ra những phương pháp, cách thức làm việc mới, phù hợp với tổ chức dựa trên cơ sở những kiến thức đã được học.

10 4

Biết dự đốn kết quả, kiểm tra và kết luận. 10 3

Biết đánh giá và tự đánh giá kết quả, sản phẩm và cĩ những đề xuất hướng hồn thiện.

10 4

Từ kết quả thu được chúng tơi nhận thấy năng lực vận dụng kiến thức của học sinh chưa phát triển, các em cịn hạn chế.

2.4.2. Một số biện pháp sử dụng hệ thống bài tập hĩa học cĩ nội dung thực tiễn của phần hữu cơ hĩa học lớp 12 nâng cao nhằm phát triển năng lực vận dụng kiến thức của học sinh THPT tỉnh Nam Định

Trong quá trình dạy học hố học ở phổ thơng, dựa vào mục đích lí luận dạy học, người ta phân thành 3 kiểu bài lên lớp:

- Nghiên cứu tài liệu mới.

- Củng cố, hồn thiện, vận dụng kiến thức, kĩ năng, kĩ xảo. - Kiểm tra, đánh giá kiến thức.

Dựa vào đặc điểm từng loại kiểu lên lớp và nội dung BTHH thực tiễn, thì GV phải lựa chọn những biện pháp, cách thức sử dụng hợp lý để phát triển được năng lực vận dụng kiến một cách hiệu quả nhất.

2.4.2.1. Biện pháp 1: Phát triển năng lực vận dụng kiến thức từ việc giải quyết các bài tập hĩa học cĩ liên quan đến thực tiễn

 Phát triển năng lực vận dụng kiến thức thơng qua BTHH thực tiễn cĩ liên quan

đến việc sơ cứu tai nạn; sử dụng và bảo quản hố chất, sản phẩm hố học trong ăn uống, chữa bệnh, giặt giũ, tẩy rửa... bảo đảm hợp lý, an tồn và hiệu quả.

Trong cuộc sống chúng ta gặp rất nhiều tình huống liên quan đến việc sơ cứu tai nạn; sử dụng và bảo quản hố chất, sản phẩm hố học trong ăn uống, chữa bệnh, giặt giũ, tẩy rửa... Vì vậy việc vận dụng tốt các kiến thức hĩa học vào giải quyết các tình huống đĩ là rất cần thiết. Hệ thống BTHH thực tiễn liên quan đến kiến thức này rất nhiều, thơng qua việc giải quyết các bài tập đĩ sẽ làm tăng khả năng vận dụng kiến thức của HS khi xử lí các tình huống này.

Ví dụ 1. Vì sao khi bị muỗi đốt nếu bơi vào vết muỗi đốt ít nước xà phịng sẽ cảm

thấy bớt ngứa, xĩt?

Giải thích: Khi đốt muỗi tiết vào nốt đốt một ít axit fomic. Axit fomic sẽ đi

vào da thịt làm cho da thịt bị viêm, gây cảm giác đau, ngứa. Do đĩ nếu bơi một chút nước xà phịng cĩ tính kiềm sẽ làm trung hồ lượng axit fomic nên sự tấy ngứa sẽ giảm nhẹ đi nhiều.

Gợi ý sử dụng và hướng vận dụng kiến thức của HS: Sử dụng bài tập này

trong bài Este (Hĩa học 12 nâng cao) khi nghiên cứu về điều chế este. Bài tập này giúp HS vận dụng kiến thức đã học về axit, biết thành phần cĩ trong xà phịng. Từ bài tập này HS cĩ thể vận dụng vào thực tiễn để giải thích một số cách các em thấy như vãi vơi sống xuống ao, vãi vơi sống xuống ruộng, bơi vơi vào chân những người say rượu, bơi vơi vào chỗ bị ong đốt....

Ví dụ 2. Hãy cho biết chất béo nào dễ bị ơi hơn: dầu thực vật hay mỡ lợn? Vì sao

các dầu thực vật bán trên thị trường khơng bị ơi trong thời hạn bảo quản?

Giải thích: Chất béo lỏng là chất béo chứa nhiều gốc axit khơng no, nên bị oxi hố nhiều hơn do đĩ dễ bị ơi hơn chất béo rắn (là chất béo chứa nhiều gốc axit béo no, rất ít gốc axit béo khơng no).

Gợi ý sử dụng và hướng vận dụng kiến thức của HS: Sử dụng bài tập này

trong bài Lipit (Hĩa học 12 nâng cao) khi nghiên cứu về tính chất hĩa học của chất béo. Dựa vào kiến thức về tính chất hĩa học của chất béo, HS thấy được sự khác nhau về tính chất giữa chất béo lỏng và rắn, từ đĩ vận dụng để làm bài tập này. Thơng qua bài tập này HS vận dụng vào thực tiễn để sử dụng và bảo quản mỡ thực vật, động vật được lâu.

Ví dụ 3. Khi nấu canh cá ta thường cho thêm các quả chua như khế chua, dọc, sấu,

me… Hãy giải thích vì sao?

Giải thích: Trong cá cĩ các amin như: đimetyl amin, trimetyl amin là chất tạo ra mùi tanh của cá. Khi cho thêm chất chua, tức là cho thêm axit vào để chúng tác dụng với các amin trên tạo ra muối làm giảm độ tanh của cá.

2 3

RNH HClRNH Cl

Gợi ý sử dụng và hướng vận dụng kiến thức của HS: Sử dụng bài tập này

trong bài Amin (Hĩa học 12 nâng cao) khi nghiên cứu về tính chất hĩa học của amin. Cũng cĩ thể sử dụng câu hỏi này khi dẫn dắt vào bài để tạo hứng thú học tập cho học sinh. HS cĩ lẽ rất quen các quả chua như khế chua, dọc, sấu, me… nấu cùng với cá, nhưng tác dụng cụ thể của các loại quả này thì cĩ lẽ ít người biết. Thơng qua bài tập này HS cĩ thể vận dụng kiến thức để giải thích một số cách làm như nấu cá với dưa chua, cá với dấm, cá với bia, rửa lọ đựng anilin bằng HCl...

Ví dụ 4. Vì sao khi nấu canh cua thường thấy các mảng “gạch cua” nổi lên?

Giải thích: Khi bị đun nĩng, protein trong nước lọc cua bị đơng tụ lại thành kết tủa. Gợi ý sử dụng và hướng vận dụng kiến thức của HS: Sử dụng bài tập này

trong bài Peptit và protein (Hĩa học 12 nâng cao) khi nghiên cứu về tính chất vật lí của protein. Bài tập này giúp HS vận dụng kiến thức thực tiễn về sự đơng tụ xảy ra khi nấu canh cua, từ đĩ nêu được tính chất vật lí của protein. Thơng qua bài tập này HS cĩ thể vận dụng để giải thích sự đơng tụ của trứng, làm đậu phụ, sữa vĩn cục...  Phát triển năng lực vận dụng kiến thức thơng qua BTHH thực tiễn cĩ liên quan

đến việc giải thích một số vấn đề về cấu tạo và mối quan hệ giữa cấu tạo và tính chất (độ tan, nhiệt độ sơi, nhiệt độ nĩng chảy, tính axit, tính bazơ…)của hợp chất hữu cơ.

Thơng qua BTHH thực tiễn cĩ liên quan đến việc giải thích một số vấn đề về cấu tạo và mối quan hệ giữa cấu tạo và tính chất (độ tan, nhiệt độ sơi, nhiệt độ nĩng chảy, tính axit, tính bazơ…) của hợp chất hữu cơ, giúp HS cĩ sự liên hệ giữa kiến thức lí thuyết với kiến thức thực tiễn.

Ví dụ 1: Vì sao các chất béo (dầu, mỡ,…) khơng tan trong nước mà tan trong các

dung mơi hữu cơ khơng phân cực?

Giải thích: Do chất béo là este của glixerol và axit béo, do đĩ chất béo là chất khơng phân cực mà nước là dung mơi phân cực nên chất béo khơng tan trong nước mà chỉ tan trong dung mơi khơng phân cực

Gợi ý sử dụng và hướng vận dụng kiến thức của HS: Sử dụng bài tập này

trong bài Lipit (Hĩa học 12 nâng cao) khi nghiên cứu về tính chất vật lí của chất béo. Thơng qua bài tập này HS cĩ thể vận dụng kiến thức về tính tan của các hợp chất, từ đĩ giải thích được tính tan của một số chất trong thực tiễn như rượu, xăng, dầu, chất béo, đường, muối, mì chính...trong nước.

Ví dụ 2. Mật ong để lâu thường thấy cĩ những hạt rắn xuất hiện ở đáy chai, nếu

nếm thấy cĩ vị ngọt. Chất tạo nên vị ngọt đĩ cĩ phải đường kính hay khơng? Nếu khơng, theo em đĩ là chất gì?

Giải thích: Đĩ khơng phải là đường kính (đường kính là saccarozơ kết tinh).

Gợi ý sử dụng và hướng vận dụng kiến thức của HS: Sử dụng bài tập này

trong bài Glucozơ (Hĩa học 12 nâng cao) khi nghiên cứu về tính chất vật lí của glucozơ, để làm được bài tập này HS vận dụng kiến thức thực tế về mật ong với tính chất vật lí về glucozơ. Khi giải quyết bài tập này học sinh cĩ thể giải thích được hiện tượng kết tinh của một số chất trong thực tiễn như muối, đường, mì chính...trong nước.

 Phát triển năng lực vận dụng kiến thức thơng qua việc giải quyết các vấn đề nảy

sinh trong thực tiễn.

Trong thực tiễn cĩ rất nhiều các hiện tượng, quan niệm dân gian, đồ dùng liên quan đến hĩa học. Vì vậy cĩ nhiều vấn đề nảy sinh trong thực tiễn cần được giải quyết bằng kiến thức hĩa học.

Ví dụ 1: Dân gian ta cĩ câu: “Thịt mỡ, dưa hành, câu đối đỏ

Cây nêu, tràng pháo, bánh chưng xanh” Vì sao thịt mỡ và dưa hành thường được ăn cùng với nhau?

Giải thích: Mỡ là este của glixerol với các axit béo C3H5(OCOR)3. Dưa chua cung cấp H+ cĩ lợi cho việc thuỷ phân este do đĩ cĩ lợi cho sự tiêu hố mỡ.

Gợi ý sử dụng và hướng vận dụng kiến thức của HS: Sử dụng bài tập này

trong bài Lipit (Hĩa học 12 nâng cao), cĩ thể sử dụng khi dẫn dắt vào bài để tạo hứng thú cho học sinh hoặc cũng cĩ thể sử dụng khi kết thức bài học để củng cố kiến thức thơng qua ví dụ thực tế. Đây là bài tập rất thực tế trong cuộc sống của người dân Nam Định, HS cĩ thể vận dụng kiến thức này để áp dụng khi ăn thức ăn cĩ nhiều chất béo. Đồng thời cũng cĩ thể giải thích được vì sao lại cĩ một số thực phẩm hay đi kèm với mỡ.

Ví dụ 2. Vì sao đồ nhựa dùng lâu ngày bị biến màu và trở nên giịn?

Giải thích: Dưới tác dụng của oxi khơng khí, của hơi ẩm, của ánh sáng và

nhiệt, polime và các phụ gia cĩ trong đồ nhựa cĩ thể tham gia các phản ứng ở nhĩm chức của nĩ. Kết quả là: Mạch polime bị phân cắt hoặc vẫn giữ được mạch nhưng đều làm thay đổi cấu tạo của chúng dẫn tới làm thay đổi màu sắc và tính chất. Hiện tượng đĩ gọi là sự lão hố polime.

Gợi ý sử dụng và hướng vận dụng kiến thức của HS: Sử dụng bài tập này

trong bài Đại cương về polime (Hĩa học 12 nâng cao) khi nghiên cứu về tính chất hĩa học của polime hoặc dùng trong bài vật liệu polime khi nghiên cứu về chất dẻo. Dựa vào bài tập này HS cĩ thể vận dụng để giải thích được độ bền các vật liệu bằng polime như quần áo, len, bơng, đồ nhựa, cao su...

Ví dụ 3. Vì sao khơng ngâm lâu quần áo bằng len trong xà phịng?

Giải thích: Len (từ lơng thú) thuộc loại polipeptit. Dung dịch xà phịng

cĩ mơi trường kiềm sẽ xúc tác cho phản ứng thuỷ phân liên kết peptit (- CONH-) làm đứt chuỗi polipeptit, làm cho sợi len mau hỏng.

Gợi ý sử dụng và hướng vận dụng kiến thức của HS: Sử dụng bài tập này

trong bài Vật liệu polime (Hĩa học 12 nâng cao) khi nghiên cứu về tính chất hĩa học của tơ. Thơng qua các kiến thức đã học về xà phịng và polipeptit, HS cĩ thể vận dụng để giải thích hiện tượng này. Đồng thời khi nghiên cứu về câu hỏi này HS cĩ thể vận dụng để giải thích tại sao khơng nên giặt quần áo nilon, len, tơ tằm bằng xà phịng cĩ độ kiềm cao.

 Phát triển năng lực vận dụng kiến thức đề thơng qua việc giải quyết các BTHH

cĩ liên quan đến các hiện tượng tự nhiên, thực tiễn cuộc sống và mơi trường.

Trong cuộc sống cĩ rất nhiều hiện tượng tự nhiên, hiện tượng trong cuộc

sống, trong sản xuất...mà học sinh khơng biết hoặc khơng để ý tìm hiểu. Ví dụ em HS nào cũng biết isoamyl axetat (thường gọi là dầu chuối) cơng thức hố học như thế nào nhưng điều chế nĩ bằng cách nào thì khơng phải em nào cũng biết? Người GV cần phải biết xây dựng bài tập vừa cung cấp thơng tin cho học sinh vừa cĩ những yêu cầu kiểm tra kiến thức hố học của học sinh, giúp học sinh biết vận dụng kiến thức hố học đã học vào việc giải thích chúng.

Ví dụ 1. Từ quả đào chín người ta tách ra được chất A cĩ cơng thức phân tử

C3H6O2. A cĩ phản ứng tráng bạc, khơng phản ứng với Na trong A chỉ cĩ 1 loại nhĩm chức. Xác định cơng thức cấu tạo của A và gọi tên A theo danh pháp thay thế.

Lời giải: Vì A khơng phản ứng với Na, mà A lại tham gia phản ứng tráng bạc, trong A chứa 2 nguyên tử oxi, A lại chỉ cĩ một nhĩm chức nên A phải là este của axit fomic. Cơng thức cấu tạo thu gọn của A là: HCOOCH2CH3

Gợi ý sử dụng và hướng vận dụng kiến thức của HS: Sử dụng bài tập này

trong bài Este (Hĩa học 12 nâng cao) khi nghiên cứu về tính chất hĩa học của este, bài tập này cung cấp cho HS kiến thức thực tiễn về este. HS cĩ thể vận dụng kiến thức về este để trả lời câu hỏi này.

Ví dụ 2. Isoamyl axetat (thường gọi là dầu chuối) được điều chế bằng cách đun nĩng

hỗn hợp gồm axit axetic, ancol isoamylic (CH3)2CHCH2CH2OH và H2SO4 đặc. Tính khối lượng axit axetic và khối lượng ancol isoamylic cần dùng để điều chế 200 gam dầu chuối trên, biết hiệu suất của quá trình đạt 70%.

Lời giải:

Khối lượng CH3COOH cần: 60.200.100

130.70 = 131,87 (g)

Khối lượng ancol isoamylic cần: 88.200.100

130.70 = 193,41 (g)

Gợi ý sử dụng và hướng vận dụng kiến thức của HS: Sử dụng bài tập này

trong bài Este (Hĩa học 12 nâng cao) khi nghiên cứu về điều chế este hoặc cũng cĩ thể dùng để củng cố kiến thức. Bài tập này giúp HS vận dụng kiến thức về điều chế este từ axit cacboxylic và ancol tương ứng, đồng thời cũng rèn luyện kỹ năng tính tốn. Thơng qua câu hỏi này HS cĩ một cái nhìn thực tế hơn về cách sản xuất dầu chuối trong cơng nghiệp, từ đây tạo hứng thú học tập cho các em và niềm say mê nghiên cứu.

Ví dụ 2. Hút thuốc lá rất cĩ hại cho sức khỏe của con người vì trong thuốc lá cĩ

chứa chất nicotin rất độc, phân tích chất nicotin cĩ thành phần % khối lượng các nguyên tố như sau: %C=74,08% ; %H=8,64% ; %N=17,28%. Khối lượng mol là 162g/mol. CTPT của chất nicotin là

A. C5H7N B.C10H14N2 C. C10H14N D.C5H7N2

Gợi ý sử dụng và hướng vận dụng kiến thức của HS: Sử dụng bài tập này

trong bài Amin (Hĩa học 12 nâng cao) để củng cố kiến thức. Để làm bài tập này HS phải vận dụng được kiến về lập cơng thức phân tử hợp chất hữu cơ. Thơng qua bài tập này HS biết được cơng thức phân tử của nicotin, một chất rất độc cĩ trong thuốc lá.

 Vận dụng kiến thức vào giải các BTHH thực tiễn cĩ liên quan đến việc tổng hợp

và điều chế các hợp chất hữu cơ, gồm:

- Viết sơ đồ tổng hợp và hồn thành các phương trình phản ứng theo dãy biến hố cho sẵn.

- Xác định các chất chưa biết trong sơ đồ phản ứng và viết các phương trình phản ứng phù hợp với điều kiện đặt ra.

- Viết phương trình phản ứng hoặc sơ đồ điều chế các chất từ nguyên liệu cho sẵn ban đầu.

Ví dụ 1. Viết sơ đồ từ CH4 cùng các chất vơ cơ và điều kiện thích hợp điều chế: a) Metyl salixylat dùng làm thuốc xoa bĩp giảm đau

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tuyển chọn, xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập hóa học có nội dung thực tiễn để phát triển năng lực vận dụng kiến thức của học sinh trung học phổ thông tỉnh nam định (Trang 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)