BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG BIỂN VÀ LÒNG ĐẤT

Một phần của tài liệu Cấu trúc địa chất bể Cửu Long. Thiết kế giếng khoan tìm kiếm M1X cấu tạo Mèo Trắng (Trang 109 - 113)

Trong quá trình khai thác, vận chuuyển, xử lý có rất nhiều công đoạn có thể gây ô nhiểm nặng nề cho môi trường tự nhiên. Trong công tác khia thác dầu khí, bảo vệ môi trường biển và lòngđất cần tuân theo các nhiệm vụ sau:

9.2.1 Tận thu tài nguyên không tái sinh

Hiện nay do hệ thống thu hồi thấp, dầu còn lại trong lòng đất hoặc là không khai thác được hoặc khia thác với gái thành cao. Vì vậy, cần phải có những biện pháp khai thác hữu hiệu trên cơ sở nắm bắt các thong số trước khi khai thác

Ngoài dầu khí, khu vực khai thác dầu khí còn có những vỉa nước ngầm nên cần phải có chế độ khai thác hợp lý để không làm ô nhiễm những vỉa nước ngọt và nước khoáng lân cận. Các tầng sản phẩm phải được cách ly trong suốt quá trình khai thác

9.2.3 Yêu cầu khi sử dụng các tác nhân kích thích vỉa

Khi sử dụng hệ số duy trì áp suất vỉa thì các biện pháp bơm ép cũng như các biện pháp khác đều phải tuân theo mọi quy tắc và bảo vệ môi trường lòngđất

Nước biển đưa vào bơm ép phải được xử lý đạt yêu cầu tiêu chuẩn nước bơm ép, lượng nước biển phế thải cũng phải được xử lý và đổ ngược xuống b iển

Các công tác an toàn lao động và bảo vệ môi trường là không thể thiếu được đối với nền công nghiệp nói chung và nghành công nghiệp dầu khí nói riêng.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

KẾT LUẬN

Làm sáng tỏ cấu trúc địa chất bể Cửu Long và khu vực vùng nghiên cứu. Trong phạm vi cấu tạo Mèo Trắng, các đối tượng thăm dò bao gồm trầm tích Mioxen dưới, Oligoxen và trong đá móng nứt nẻ. Theo kết quả phân tích và tổng hợp tất cả các tài liệu hiện có trữ lượng tiềm năng của cấu tạo Mèo Trắng là 29763.3

ngàn tấn dầu, nếu lấy hệ số khai thác là 0.3 thì thu được lượng dầu là : 8928.99 ngàn tấn dầu.

Việc tiến hành công tác khoan tìm kiếm nhằm phát hiện các tầng chứa sản phẩm và khẳng định trữ lượng dầu khí của cấu tạo Mèo Trắng là nhiệm vụ hết sức quan trọng, làm cơ sở để tiến hành công tác thẩm lượng và phát triển tiếp theo tại cấu tạo này;

Dựa trên cơ sở dự tính chi phí cho thấy chi phí của giếng M – 1X là : 18250000$. Tiến hành tìm kiếm có hiệu quả về mặt kinh tế.

Trên cơ sở phân tích và tổng hợp tất cả các tài liệu hiện có đề xuất đặt giếng khoan tìm kiếm M-1Хtại vị trí tọa độ:

Х= 710900м, Y= 1072800м.

Giếng được khoan xiên đến chiều sâu thiết kế là 5200m TVDSS;

Trong trường hợp giếng khoan M-1X cho kết quả tốt đề nghị tiếp tục tiến hành khoan thêm giếng khoan thăm dò thẩm lượng tiếp theo. Do vị trí của cấu tạo Mèo Trắng nằm gần với Vòm Nam mỏ Bạch Hổ việc mở ra các thân dầu mới trong cấu tạo này sẽ hết sức thuận lợi trong việc tổ chức khai thác cùng với mỏ Bạch Hổ.

KIẾN NGHỊ

Thông đề tài tại cấu tạo Mèo Trắng, Lô 09-1 với vị trí và quỹ đạo được nêu trên.

Để thực hiện các nhiệm vụ của giếng khoan, kiến nghị tiến hành các nghiên cứu sau đây:

1.Tiến hành lấy mẫu lõi 03 hiệp cho mỗi đối tượng. Các mẫu mùn khoan sẽ lấy từ chiều sâu 2000m đến đáy với bước lấy mẫu là 10m.

2. Tiến hành thử vỉa trong quá trình khoan, lấy mẫu chất lưu vỉa tại các khoảng có tiềm năng trong trầm tích mioxen, oligoxen nhằm đánh giá mức độ bão hòa dầu và nghiên cứu thành phần và tính chất của các chất lưu. Sau khi kết thúc khoan, tiến hành thử vỉa bằng DST trong khoảng thân trần của móng và trong khoảng đã chống ống tại các khoảng có tiềm năng của lát cắt mioxen và oligoxen.

3. Tiến hành đầy đủ tổ hợp các phương pháp khảo sát địa vật lý giếng khoan và PLT trong quá trình thử vỉa, và cả đo VSP từ đáy biển đến đáy giếng khoan với bước khảo sát là 10m.

4. Khi thử vỉa, nếu không nhận được dòng hoặc nhận được dòng dầu yếu, đề nghị áp dụng công nghệ bắn thủy lực đối với vỉa sản phẩm trong lát cắt oligoxen. Sau khi hoàn thành toàn bộ công tác nghiên cứu, nếu GK M-1X có kết quả tốt, đề nghị tiến hành bảo quản giếng để phục vụ khai thác về sau.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1]. Trần Lê Đông, Phùng Đắc Hải. 2007. Địa chất và tài nguyên dầu khí Việt Nam.

Tập Đoàn Dầu Khí Việt Nam. Trang 263–311.

[2]. Phan Từ Cơ. 2004. Vật lý vỉa dầu khí (giáo trình). Đại hoc Mỏ-Địa chất Hà Nội. Trang 46-54.

[3].Báo cáo : “Nghiên cứu cấu trúc-kiến tạo và tiềm năng dầu khí tầng Oligoxen mỏ Bạch Hổ”. Khoa Địa Chất Trường ĐHKHTN – ĐHQGHN.

[4]. Báo cáo tổng kết: “ Minh giải tài liệu địa chấn 3D khu vực còn ít thông tin phia tây và nam mỏ Bạch Hổ ”. Phòng Địa Chất Thăm Dò viện NCKH&TK. 2010.

[5]. Báo cáo tổng kết: “Nghiên cứu phát hiện các dạng bẫy phi cấu tạo ở bể Cửu Long và đề xuất phương án tìm kiếm thăm dò trên cơ sở tài liệu địa vật lý-địa chất đến tháng 6/2004”. Viện Dầu Khí Việt Nam 10/2007.

[6].Báo cáo “ Tính lại trữ lựợng dầu và khí hòa tan mỏ Bạch Hổ đến thời điểm

01.01.2006”,Viện NCKH&TK .2006.

[7].T.S Ngô Thường San, T.S Cù Minh Hoàng. “Kiến tạo Mezo-Kainozoi và sự hình thành tầng chứa móng nứt nẻ bể Cửu Long”. TCDK số 3 –2009.

Một phần của tài liệu Cấu trúc địa chất bể Cửu Long. Thiết kế giếng khoan tìm kiếm M1X cấu tạo Mèo Trắng (Trang 109 - 113)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)