Cơ sở thực tiễn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng và sử dụng graph trong dạy học chương cơ chế di truyền và biến dị sinh học 12 trung học phổ thông (Trang 32)

Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

1.3. Cơ sở thực tiễn

1.3.1. Điều tra tình hình giáo viên sử dụng các phương pháp, phương tiện, kỹ thuật dạy học ở trường phổ thông thuật dạy học ở trường phổ thông

Thơng qua phiếu thăm dị chúng tôi thực hiện khảo sát thực trạng dạy - học phần di truyền học ở các trường trung học phổ thông với 50 giáo viên thuộc địa bàn tỉnh Hịa Bình; 160 học sinh thuộc 4 lớp 12 của 2 trường trung học phổ thơng trong tỉnh Hịa Bình là trường trung học phổ thơng Công Nghiệp và trung học phổ thông Yên Thủy C. Chúng tôi cũng tiến hành nhiều buổi dự giờ, trao đổi với giáo viên có chun mơn vững nhằm thu thập các dữ liệu làm cơ sở thực tiễn cho đề tài nghiên cứu. Kết quả thu được như sau:

1.3.1.1. Thực trạng dạy của giáo viên

Bảng 1.1. Điều tra tình hình sử dụng các phương pháp dạy học của GV Mức độ sử dụng

Phương pháp

Thường xuyên Thỉnh thoảng Không sử dụng Số lượng % Số lượng % Số lượng % Thuyết trình 40 80% 10 20% 0 0% Dạy học nêu vấn đề 21 42% 28 56% 1 2% Vấn đáp 34 68% 13 26% 3 6% Phương pháp graph 4 8% 11 22% 35 70% Thí nghiệm, thực hành 9 18% 16 32% 25 50% Sử dụng phim, hình động 7 14% 15 30% 28 56%

Qua kết quả thống kê ở Bảng 1.1 ở trên chúng tơi nhận thấy rằng, thuyết trình và vấn đáp là phương pháp truyền thống mà các GV vẫn thường xuyên sử dụng nhất. Phương pháp dạy học nêu vấn đề vẫn có số lượng GV sử dụng nhiều. Phương pháp thí nghiệm, thực hành và sử dụng phim, hình động ít được sự chú ý của giáo viên. Phương pháp graph hầu như rất ít GV sử dụng khi lên lớp.

Bảng 1.2. Điều tra tình hình sử dụng phương pháp graph trong dạy học chương “Cơ chế di truyền và biến dị”, Sinh học 12 THPT

Mức độ sử dụng

Các chỉ tiêu

Thường

xuyên Thỉnh thoảng Không sử dụng Số lượng % Số lượng % Số lượng % Sử dụng graph để: Tóm tắt nội dung kiến thức 3 6% 9 18% 38 76%

Trả lời câu hỏi

trên lớp 2 4% 2 4% 46 92% Hoàn thành phiếu học tập 1 2% 3 6% 47 94% Sử dụng graph để: Chuẩn bị trước

cho bài mới 0 0% 1 2% 49 98%

Tự học bài cũ,

làm bài tập 1 2% 1 2% 48 96%

Qua Bảng 1.2 ta thấy: Hầu như GV chỉ sử dụng phương pháp graph để tóm tắt nội dung kiến thức cho HS ở trên lớp. Cịn ở nhà, phương pháp graph hầu như khơng được sử dụng đối với việc chuẩn bị trước cho bài mới và tự học bài cũ, làm bài tập. Như vậy, phương pháp graph rất ít được sử dụng để phát huy tính tự lực học tập của HS.

Qua dự giờ tôi thấy, đa số GV chỉ yêu cầu HS đọc những phần kiến thức đơn giản, đọc SGK trả lời những câu hỏi đơn giản không cần sự gia công nhiều.

Qua khảo sát thực trạng dạy học Sinh học ở THPT, chúng tôi nhận thấy: Sự đổi mới phương pháp dạy học của GV trung học phổ thơng cịn rất chậm, các

phương pháp dạy học hiện đại vẫn chưa được giáo viên tiếp cận nhiều, đặc biệt là phương pháp graph, chưa phát huy được khả năng tự học của học sinh.

1.3.1.2. Thực trạng học tập của học sinh

Bảng 1.3. Kết quả điều tra về học tập của học sinh đối với môn Sinh học

Các chỉ tiêu Số lượng Tỷ lệ %

Ý thức học tập

u thích mơn học 42 26,3%

Chỉ coi môn học là nhiệm vụ 94 58,7%

Khơng thích mơn học 24 15,0% Kết quả học tập Loại giỏi 14 8,8% Loại khá 56 35,0% Loại trung bình 78 48,7% Loại yếu, kém 12 7,5% Mức độ hệ thống hóa kiến thức bằng sơ đồ Thường xuyên 11 6,9% Thỉnh thoảng 43 26,9% Không sử dụng 106 66,2%

Qua Bảng 1.3 ta thấy: Số đông học sinh chỉ coi môn Sinh học là nhiệm vụ, tỷ lệ học sinh u thích mơn học cịn chưa cao, đặc biệt là còn một lượng đáng kể học sinh khơng u thích mơn học. Vẫn cịn những học sinh có kết quả học tập loại yếu kém. Đa số học sinh chưa có thói quen học tập, hệ thống hố kiến thức bằng sơ đồ.

Thông qua gặp gỡ, trao đổi với GV và HS, tơi thấy rằng HS ít có thói quen lập sơ đồ cho nội dung bài học và thông thường GV cũng không yêu cầu các em làm việc này. Vì vậy, khả năng sơ đồ hố kiến thức của các em rất yếu. Một số ít các em có thói quen tự sơ đồ hố nội dung bài học trong khả năng có thể, những em này có lực học khá, giỏi và có kỹ năng hệ thống hố kiến thức tốt. Đa số HS nói là kiến thức phần di truyền rất trừu tượng, khó hiểu bản chất vấn đề và mau quên kiến thức. Nhưng với những giờ học GV sử dụng phương pháp học tập tích

cực, sử dụng nhiều phương tiện dạy học như tranh ảnh, bảng hệ thống, biểu đồ… các em học tập rất sôi nổi, hiểu bài và có ấn tượng lâu bền về nội dung bài học.

1.3.2. Tình hình giáo viên sử dụng các graph trong dạy học chương “Cơ chế di truyền và biến dị”, Sinh học 12 trung học phổ thông kiểu bài lên lớp di truyền và biến dị”, Sinh học 12 trung học phổ thông kiểu bài lên lớp

Graph vừa có vai trị như một phương tiện dạy học, vừa có những đặc điểm của một phương pháp dạy học. Nếu xét cụ thể trong một tiết học, khi giáo viên sử dụng graph để dạy, học sinh sử dụng graph để học thì khi đó graph đóng vai trị là phương tiện. Cịn q trình giáo viên dẫn dắt học sinh tiếp nhận tri thức, nội dung bài học bằng cách triển khai dần dần nội dung từng đỉnh của graph thì lúc này graph mang đặc điểm của một phương pháp dạy học.

Phương pháp graph dạy học được hiểu là phương pháp tổ chức rèn luyện tạo được những sơ đồ học tập ở trong tư duy của HS. Trên cơ sở đó hình thành một phong cách tư duy khoa học mang tính hệ thống. Cũng như tất cả các phương pháp dạy học khác, phương pháp graph chịu sự chi phối của mục đích và nội dung dạy học. Về phía người dạy, có thể hiểu phương pháp graph là hệ thống những cách thức, biện pháp GV sử dụng để cấu trúc nội dung bài học thành một graph dạy học nhằm đạt mục đích dạy học. Về phía người học, graph là con đường dẫn HS chiếm lĩnh một cách hiệu quả nội dung bài học, trên cơ sở đó đạt được mục đích học tập, hình thành phương pháp nhận thức khoa học cho bản thân. Vì vậy, muốn cho phương pháp graph đạt được hiệu quả, cần phải xác định đúng mục đích dạy học.

Hiện nay, phương pháp dạy học bằng graph ngày càng được sự quan tâm của nhiều nhà sư phạm cùng đông đảo các thầy cô giáo và đă được áp dụng ở nhiều mơn học như: Tốn, Vật lí, Hố học, Sinh học, Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý. Việc sử dụng phương pháp graph vào quá t nh dạy học được sử dụng không chỉ

để ôn tập, củng cố, khái quát hố kiến thức, mà cịn được sử dụng để lĩnh hội kiến thức mới ở trên lớp.

1.3.2.1. Sử dụng graph trong dạy học hình thành kiến thức mới

Tình hình và thực trạng dạy học hiện nay của giáo viên cụ thể là giáo viên bộ môn Sinh học cấp trung học phổ thông là chưa tận dụng tối ưu và tối đa các phương pháp và phương tiện dạy học.

Giáo viên chủ yếu truyền thụ kiến thức trong sách giáo khoa một cách đơn thuần theo lối dạy học có phần cổ truyền là thầy đọc, trò ghi. Nội dung kiến thức trong sách giáo khoa được giáo viên chế biến, tóm gọn lại và truyền đạt cho học sinh, dẫn đến sự nhàm chán, cũ kỹ, khơng phát huy được tính tích cực chủ động của học sinh, khơng gây được sự hứng thú của các em nên các em cịn chưa u thích nhiều bộ mơn Sinh học. Tuy nhiên, việc dạy học hình thành kiến thức mới đã xuất hiện trong một số tiết dạy của một số giáo viên khá về chuyên môn, tâm huyết với nghề và đã được học, bồi dưỡng chuyên môn liên quan đến việc sử dụng graph trong dạy học. Mặc dù vậy số giáo viên sử dụng graph so với mặt bằng chung về số lượng cịn ít, chỉ sử dụng ở những nội dung kiến thức chưa điển hình và hiệu quả sử dụng chưa đạt như mong muốn.

1.3.2.2. Sử dụng graph trong củng cố, ơn tập, hồn thiện kiến thức

Giờ học Sinh học từ trước đến nay chủ yếu vẫn là giảng dạy theo phương pháp truyền thống, thầy truyền đạt kiến thức, học sinh thụ động tiếp thu tri thức, ít tính tích cực và sáng tạo kể cả phần củng cố, ôn tập, hoàn thiện kiến thức. Các phương pháp dạy học tích cực ít được sử dụng trong kiểu dạy học này. Vì vậy học sinh chưa u thích mơn học và khả năng ghi nhớ, hệ thống hóa kiến thức và khả năng vận dụng kiến thức còn yếu. Việc nghiên cứu tìm cách đưa phương pháp graph vào dạy học Sinh học với mục đích ơn tập, củng cố, hoàn thiện kiến

thức nhằm phát huy tính tích cực và năng lực học tập của học sinh, tạo cho các em có cơ hội để tìm tịi độc lập nhận thức là hết sức cần thiết.

Hiện nay, việc củng cố, hoàn thiện kiến thức cho học sinh sau mỗi nội dung kiến thức mới là việc làm thường xuyên và phải có đối với mỗi giờ giảng của giáo viên. Tuy nhiên, thường thì các giáo viên để tiết kiệm thời gian, công sức, đồng thời để phù hợp với hình thức thi cử hiện nay chủ yếu là trắc nghiệm khách quan nên các thầy cô giáo chủ yếu là cho học sinh trả lời các câu hỏi trong sách giáo khoa, sách bài tập hoặc trả lời các câu hỏi trắc nghiệm nhanh.

Mặt khác, việc thiết kế một mẫu graph cho một nội dung kiến thức, đặc biệt trong bài ôn tập, luyện tập thường mất nhiều thời gian và khó làm hơn so với các câu hỏi ngắn. Chính vì vậy, việc sử dụng graph trong củng cố, hoàn thiện kiến thức hiện nay của giáo viên Sinh học trung học phổ thông vẫn chưa nhiều.

1.3.2.3. Sử dụng graph trong kiểm tra, đánh giá

Hiện nay, việc sử dụng phương pháp graph trong dạy học của GV phổ thơng khơng cịn là điều q mới mẻ. Tuy nhiên, về phương pháp xây dựng và cách sử dụng chúng như thế nào trong việc kiểm tra, đánh giá HS sao cho hiệu quả thì vẫn chưa được quan tâm nghiên cứu đúng mức và chưa được áp dụng rộng rãi.

Hiện nay trong việc kiểm tra, đánh giá nhận thức và mức độ lĩnh hội kiến thức của học sinh thì hình thức chủ yếu vẫn là trắc nghiệm khách quan, đặc biệt là 2 kỳ thi quan trọng là tốt nghiệp trung học phổ thông và tuyển sinh đại học, mơn Sinh học thi theo hình thức trắc nghiệm 100%, chính vì thế các giáo viên khi tiến hành kiểm tra, đánh giá học sinh cũng tập cho học sinh quen thuộc với hình thức thi trắc nghiệm này. Điều đó dẫn đến việc học sinh sẽ học tập theo cách đối phó với hình thức thi như này, vì thế ứng dụng graph trong việc xây

dựng các đề kiểm tra đánh giá học sinh hiện nay đối với môn Sinh học gần như là khơng có và càng trở nên khó khăn hơn.

1.3.3. Phân tích nguyên nhân thực trạng giáo viên sử dụng phương pháp graph như hiện nay ở trường phổ thông graph như hiện nay ở trường phổ thơng

1.3.3.1. Về phía giáo viên

Do lối dạy học cổ truyền kiểu đọc chép đã tồn tại trong nhà trường phổ thông nhiều năm nay như một thói quen khó thay đổi. Tuy nhiên, những năm gần đây việc đổi mới phương pháp dạy học cũng có nhiều bước chuyển biến rõ rệt. Các phương pháp dạy học tích cực đã được sự chú ý của nhiều thầy cô giáo. Nhưng việc tiếp cận với các phương pháp dạy học hiện đại vẫn còn nhiều hạn chế. Bởi việc áp dụng các phương pháp dạy học mới, hiện đại địi hỏi GV khơng chỉ phải thật nắm vững nội dung kiến thức mà còn phải gia công tài liệu rất nhiều, phải đầu tư nhiều thời gian và công sức hơn khi soạn giáo án. Hơn nữa GV cịn cần phải có năng lực tổ chức, điều hành để giờ học đạt hiệu quả tốt và GV cũng phải biết sử dụng các phương tiện dạy học hiện đại để hỗ trợ cho việc giảng dạy, biết khai thác thông tin trên mạng internet để bài giảng luôn cập nhật, sinh động. Đây chính là sự khó khăn, trở ngại của GV phổ thông hiện nay.

Một số giáo viên cho rằng đa số học sinh rất lười suy nghĩ nên sợ rằng việc áp dụng các phương pháp dạy học tích cực, hiện đại sẽ khó thành cơng nên ngại sử dụng, thậm chí khơng sử dụng.

Một số giáo viên lại tập trung lo đến việc dạy tri thức mà ít chú ý đến việc rèn luyện các kỹ năng cho học sinh, đặc biệt là kỹ năng tự học với sách giáo khoa và tài liệu tham khảo, kỹ năng gia công tài liệu...

Do ảnh hưởng của lối dạy truyền thống nên không thể trong một khoảng thời gian ngắn mà thay đổi nhận thức, thói quen của giáo viên về phương pháp dạy học. Phương pháp dạy học phổ biến vẫn theo lối thầy đọc trị chép, thuyết

trình giảng giải xen kẽ vấn đáp tái hiện hoặc biểu diễn trực quan minh họa. Cũng có những giáo viên sử dụng một số các biện pháp tích cực hóa hoạt động của người học nhưng chủ yếu là trong các giờ dạy thao giảng hoặc thi giáo viên giỏi. Chính vì vậy, giáo viên ít sử dụng các phương pháp dạy học tích cực vào dạy học nói chung và dạy học mơn Sinh học nói riêng, trong đó có phương pháp sử dụng graph.

Mặt khác còn phải kể đến một bộ phận giáo viên chưa thực sự tâm huyết với nghề, ý thức cải tiến phương pháp dạy học cịn thấp, khơng có mong muốn cũng như hứng thú kích thích tính tích cực học tập của học sinh, do đó chất lượng dạy học khơng được cải thiện.

1.3.3.2. Về phía học sinh

Nhiều học sinh coi môn Sinh học ở cấp trung học phổ thông là môn phụ, do vậy các em thiếu sự đầu tư thời gian và công sức vào việc học mà chỉ học mang tính chất đối phó với việc kiểm tra, đánh giá của giáo viên.

Hầu hết học sinh chưa đổi mới cách học, chỉ quen với cách học thuộc lòng nội dung cơ bản được ghi chép ở trên lớp và chưa chú ý đến phân tích, chứng minh và tìm hiểu bản chất của các nội dung đó.

Trong q trình học, học sinh cịn thụ động, chưa tích cực, chủ động trong lĩnh hội kiến thức.

1.3.3.3. Nguyên nhân khác

Cơ sở vật chất các nhà trường còn thiếu và yếu, các trang thiết bị phục vụ công tác giảng dạy không đầy đủ và cũ kỹ, chưa được đầu tư đồng bộ, đúng mức. Nhiều trường chưa có phịng thực hành bộ mơn cũng như phịng chuyên biệt. Đây cũng là một nguyên nhân góp phần làm chậm sự đổi mới phương pháp dạy học.

Trình độ nhận thức, mặt bằng dân trí của học sinh ở những vùng miền núi còn thấp, điều kiện đi lại và tiếp xúc với công nghệ thông tin cũng như những kiến thức mới cịn khó khăn.

Mặt khác, chương trình, sách giáo khoa tuy mới cập nhật, hiện đại, song có nhiều kiến thức mới và khó, nhất là chương trình Sinh học 12, trong khi đầu tư trang thiết bị lại không theo kịp và giáo viên lại không được bồi dưỡng, đào tạo để nắm bắt những điểm mới và khó và đáp ứng việc dạy học theo chương trình mới... từ đó dẫn đến việc dạy và học cịn chưa đạt kết quả cao.

CHƯƠNG 2

XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG GRAPH TRONG DẠY HỌC CHƯƠNG “CƠ CHẾ DI TRUYỀN VÀ BIẾN DỊ”, SINH HỌC 12

TRUNG HỌC PHỔ THÔNG 2.1. Xây dựng graph dạy học

2.1.1. Vai trò của phương pháp graph trong dạy học

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng và sử dụng graph trong dạy học chương cơ chế di truyền và biến dị sinh học 12 trung học phổ thông (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)