Trước thực trạng trên, theo đề nghị của NHNN, Chính phủ phê duyệt Đề án bằng thanh toán uỷ nhiệm chi giai đoạn 2006-2010 và định hướng đến năm 2020 theo Quyết định số 291/2006/QĐ-TTg ngày 29/12/2006, giao NHNN, các Bộ, ngành, địa phương liên quan phối hợp tổ chức triển khai xây dựng và thực hiện các đề án thành phần.
Có thể thấy mục tiêu và các chỉ tiêu của Đề án TTKDTM giai đoạn 2006 – 2010 và định hướng đến năm 2020 là khá toàn diện và sự phân công, phân nhiệm giữa các Bộ, ngành có liên quan khá chi tiết, đến nay, sau hơn 2 năm triển khai, đã mang lại kết quả đáng khích lệ. Để triển khai Đề án thành phần thuộc nhóm thanh toán ủy nhiệm chi trong khu vực công, NHNN đã phối hợp với Bộ Tài chính trình Chính phủ ban hành Nghị định số 161/2006 ngày 29/12/2006 quy định về thanh toán bằng ủy nhiệm chi của các cơ quan, tổ chức sử dụng vốn NSNN và tổ chức sử dụng vốn nhà nước; để hướng dẫn thi hành Nghị định, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư về quản lý thu chi tiền mặt qua hệ thống Kho bạc Nhà nước, trong đó quy định nội dung, đăng ký số tiền cần rút, định mức tồn quỹ, giá trị số tiền thanh toán cho việc mua hàng hóa, dịch vụ. Ngành Ngân hàng đã tăng cường đầu tư phát triển mạnh cơ cở hạ tầng về công nghệ thông tin, quyết toán tức thời và dung lượng ngày càng cao, giữ vai trò là hệ thống thanh toán “xương sống” của quốc gia, tạo cơ hội mở rộng các dịch vụ ngân hàng hiện đại, thay đổi tư duy kinh doanh ngân hàng truyền thống và tạo thuận lợi cao nhất cho mọi đối tượng khách hàng. Hệ thống này đã sẵn sàng kết nối với Hệ thống thanh toán của Kho bạc Nhà nước, Hệ thống thanh toán bù trừ và quyết toán chứng khoán và các hệ thống cần thiết khác. Các NHTM đã hoàn thành dự án thanh toán điện tử nội bộ kết nối giao dịch thanh toán trong hệ thống giữa các chi nhánh, đẩy mạnh triển khai hệ thống Core Banking để hiện đại hóa hệ thống thanh toán nội bộ, mở rộng mạng lưới, không ngừng đầu tư vào cơ sở hạ tầng phục vụ cho hoạt động thanh toán. Nhiều phương tiện thanh toán mới, hiện đại, tiện ích ứng dụng công nghệ cao như thẻ ngân hàng, thanh toán qua Internet, điện thoại di động, ví điện tử… được các NHTM cung ứng, đáp ứng yêu cầu của nền kinh tế. NHNN đã trình và được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt “Đề án xây dựng Trung tâm chuyển mạch thẻ thống nhất”, qua đó thực hiện kết nối các hệ thống ATM của các liên minh thẻ hiện hành thành
sử dụng dịch vụ thẻ ngân hàng. Bộ Tài chính đang phối hợp với các cơ quan liên quan xây dựng Thông tư hướng dẫn thu và quản lý các khoản thu NSNN qua Kho bạc Nhà nước; trong đó, quy trình thu NSNN bằng tiền mặt sẽ được cải tiến bằng cách người nộp thuế nộp tiền mặt vào ngân hàng nơi Kho bạc Nhà nước mở tài khoản, triển khai thu thuế qua hệ thống thanh toán điện tử. Ngoài ra, Bộ Tài chính cũng đang tiến hành khảo sát và nghiên cứu xây dựng quy trình thanh toán tiền mua hàng hóa, dịch vụ công qua thẻ ngân hàng và sẽ thí điểm ở một số thành phố lớn, ngành Thuế đang có kế hoạch ký hợp đồng với các NHTM để thu thuế qua tài khoản của khách hàng nộp cho Kho bạc. Mới đây, Bộ Tài chính đã có Công văn số 10220/BTC-TCT, hướng dẫn về điều kiện chứng từ thanh toán qua ngân hàng để khấu trừ, hoàn thuế GTGT. Theo đó, điều kiện khấu trừ thuế GTGT đầu vào đối với hàng hoá, dịch vụ mua vào từ 20 triệu đồng trở lên phải có chứng từ thanh toán qua ngân hàng, NHNN đã trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị 20/2007/CT-TTg ngày 24/8/2007 về trả lương qua tài khoản cho các đối tượng hưởng lương từ NSNN. Theo NHNN, việc trả lương qua tài khoản cho các đối tượng hưởng lương từ NSNN đã hoàn thành giai đoạn 1 với kết quả khả quan, từ cuối năm 2007 đến cuối năm 2008, số đơn vị trả lương qua tài khoản đã tăng hơn 4 lần, từ 5.181 lên 21.562 đơn vị, số người nhận lương qua tài khoản đã tăng 3,7 lần, từ 298.920 lên đến 1.132.442 người. Để đáp ứng yêu cầu việc chi trả lương qua tài khoản theo Chỉ thị của Chính phủ, nhiều NHTM đã đầu tư nhiều tỷ đồng để lắp đặt hệ thống máy ATM, máy POS và phát hành nhiều loại thẻ ATM với nhiều tiện ích khác nhau.
Hạn chế
Trong quá trình triển khai thanh toán ở khu vực công, theo nhận định của NHNN, bên cạnh mặt đạt được vẫn còn những tồn tại, hạn chế, hạ tầng công nghệ thông tin và viễn thông phục vụ thanh toán của ngân hàng còn chưa đáp ứng được nhu cầu về hoạt động thanh toán trong nền kinh tế, quy định thu phí giao dịch qua các tổ chức cung ứng dịch vụ nhằm hạn chế thanh toán
tiền mặt nhưng đến nay, Trong quá trình triển khai Chỉ thị 20 đã nảy sinh một số hầu như chưa thực hiện. vướng mắc, chất lượng dịch vụ trả lương qua tài khoản và chăm sóc khách hàng chưa tốt (máy ATM hết tiền, gặp trục trặc kỹ thuật, việc giải quyết khiếu nại, khiếu kiện chưa nhanh chóng, kịp thời. Một số đề án thành phần về thanh toán ủy nhiệm chi chưa được triển khai như đề án chi trả trợ cấp ưu đãi xã hội và trợ cấp xã hội qua tài khoản do phần lớn các đối tượng này hầu hết là người cao tuổi, thương binh, bệnh binh đi lại gặp nhiều khó khăn, các đề án thành phần khác như: đề án hoàn thiện khuôn khổ pháp lý cho hoạt động thanh toán của nền kinh tế.
Sau hơn 2 năm triển khai Đề án đến nay, thanh toán ủy nhiệm chi tuy được cải thiện tại ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Huyện Nông Cống Tỉnh Thanh Hóa. “Tiền mặt vẫn là phương thức thanh toán chủ yếu, chiếm tỷ trọng lớn trong khu vực công, doanh nghiệp và dân cư. Chất lượng, tiện ích mới trong thanh toán ủy nhiệm chi còn hạn chế, các tiện ích thiết thực và phổ biến (như thanh toán tiền điện, nước, điện thoại, truyền hình cáp) chưa được triển khai mạnh trên thực tế. Các dịch vụ thanh toán trực tuyến như Mobile Banking, Internet Banking, Ví điện tử… mới chỉ dừng lại ở quy mô nhỏ hẹp, chưa triển khai trên diện rộng để đáp ứng nhu cầu thanh toán nhỏ lẻ của khách hàng”.
4. Đánh giá
4.1. Những tiêu cực
Hiện nay ở Việt Nam uỷ nhiệm chi được áp dụng rộng rãi, do vậy thuận lợi cho khách song cũng gây ra nhiêu bất lợi ngoài tầm kiểm soát cho cả ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Huyện Nông Cống và khách hàng trong địa bàn. Đó là:
Việc rò rỉ thông tin.
Rủi ro trong thanh toán như rủi ro kỳ hạn.
Để hạn chế những tiêu cực thì phải hạn chế nhưng nguyên nhân phát sinh tiêu cực như:
Kiểm tra, kiểm soát các hoạt động, các nghiệp vụ trong hệ thông ngân hàng. Phòng ngừa rủi ro thanh toán.
4. 2. Đánh giá tích cực
4.2.1. Cơ hội
Uỷ nhiệm chi có ưu điẻm thuận tiện cho khách hàng sử dụng và thuận tiện cho việc áp dụng công nghệ thông tin trong ngân hàng một cách nhanh chóng và rộng rãi.
4.2.2 Tiềm năng:
Hoạt động thanh toán uỷ nhiệm chi đang ngày càng được mở rộng và hoàn thiện bởi những ưu điểm rất lớn như tiết kiệm chi phí, thuận tiện cho khách hàng sử dụng.
PHẦN BA: PHẦN KẾT LUẬN
CHƯƠNG V: KẾT LUẬN - ĐỀ XUẤT VÀ KIẾN NGHỊ.1. Kết luận 1. Kết luận
Trong xã hội phát triển như hiện nay, yêu cầu con người đặt ra ngày càng cao, hoạt động trao đổi hàng hoá dịch vụ và các giao dịch khác trong nền
kinh tế cuối cùng cũng được kết thúc bằng khâu thanh toán. Để thực hiện thanh toán một cách thuận lợi và tiết kiệm các đối tác thương không thanh toán trực tiếp với nhau mà thông qua Ngân Hàng. Do vậy uỷ nhiệm chi được áp dụng một cách rộng rãi.
2. Ý nghĩa
Đề tài mở rộng và hoàn thiện nghiệp vụ thanh toán uỷ nhiệm chi, ngoài việc áp dụng vào trong ngân hàng phục vụ cho việc thanh toán chi trả tiền hàng, dịch vụ, và các khoản thanh toán khác giữa những tác nhân trong nước và quốc tế được thực hiện thông qua hệ thống ngân hàng. 1.2 Đề xuất ý kiến Qua một thời gian nghiên cứu và thực hiện, em đã hoàn thành đề tài mặc dù vẫn còn nhiều thiếu sót, nhưng cũng từ những thiếu sót đó em cũng đã tích luỹ được một số kinh nghiệm, nâng cao khả năng ren luyện bản thân trong học tập.
Song em cũng có ý kiến lên nhà trường về phương pháp dạy và học nhăm nâng cao năng lực làm việc thực tiễn cho sinh viên khi tốt nghiệp.
Em mong nhận được sự góp ý và giúp đỡ của thầy cô và các bạn. ( thiếu mục định hương tương lai của NH)