PHẦN III: GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI NHTM CP KỸ THƯƠNG VIỆT NAM CHI NHÁNH CHỢ BƯỞ

Một phần của tài liệu BÁO CÁO THỰC TẬP Thực trạng và một số giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Techcombank chi nhánh Chợ Bưởi (Trang 25 - 31)

THƯƠNG VIỆT NAM CHI NHÁNH CHỢ BƯỞI

3.1 Định hướng phát triển hoạt động kinh doanh của Chi nhánh

Trong hoạt động của các ngân hàng thương mại, huy động vốn và sử dụng vốn là hai hoạt động cơ bản và quan trọng nhất. Trong đó, huy động vốn là nghiệp vụ tiền đề, nó tạo điều kiện tiên quyết cho sự hoạt động hiệu quả của nghiệp vụ sử dụng vốn. Qua phân tích tình hình thực tế về công tác huy động vốn tại chi nhánh TCB chợ Bưởi, chúng ta thấy được nhiều kết quả đáng ghi nhận, những thành công ban đầu đó đã góp phần đáp ứng đầy đủ nhu cầu vốn cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng, rộng hơn là tài trợ hiệu quả cho nhu cầu vốn sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, các cá nhân, phục cụ đắc lực cho công cuộc phát triển kinh tế - xã hội. Mục tiêu của chi nhánh trong thời gian tới là tăng trưởng nguồn vốn huy động và mở rộng tín dụng hơn nữa.

3.1.1 Chính sách của Nhà nước và diễn biến của thị trường thế giới

Kể từ sau thời điểm cuộc khủng hoảng tài chính lan ra phạm vi toàn cầu, cuộc đại suy thoái lớn chưa từng có trong lịch sử đã kéo chậm lại nền kinh tế thế giới và những mắt xích của nó, không loại trừ Việt Nam. Có thể nói, những năm trở lại đây là những giai đoạn hết sức khó khăn, không chỉ khó khăn cho những doanh nghiệp sản xuất – kinh doanh, trong quá trình hoạt động, mà còn là những giai đoạn “thử lửa” với nhà điều hành chính sách. Chính vì vậy, Chính phủ đã ban hành rất nhiều những nghị quyết, chỉ thị để cố gắng ổn định kinh tế vĩ mô, nhanh chóng vượt qua những giai đoạn khó khăn này. Theo tinh thần và nội dung các Nghị quyết của Quốc hội, như Nghị quyết số 02/NQ-CP do Chính phủ ban hàng vào ngày 09 tháng 01 năm 2011 về những giải pháp chủ yếu chỉ đạo, điều hành thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2011, và đặc biệt là nghị quyết số 11/2011/NQ-CP của Chính phủ về những giải pháp chủ yếu tập trung kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội: “Để thực hiện mục tiêu kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội, Chính phủ yêu cầu các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Chủ tịch Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên, Tổng giám đốc các tập đoàn kinh tế, tổng công ty, doanh nghiệp nhà nước tập trung chỉ đạo, thực hiện một số giải pháp chủ yếu sau đây”:

− Thực hiện chính sách tiền tệ chặt chẽ, thận trọng: kết hợp hài hòa hai chính sách tài khóa – tiền tệ để kiềm chế lạm phát, điều hành, kiểm soát để đảm bảo tăng trưởng tín

dụng năm 2011 dưới 20%, tổng phương tiện thanh toán tăng 15% - 16%; điều hành linh hoạt, chủ động các công cụ chính sách tiền tệ, nhất là lãi suất và lượng tiền cung ứng; điều hành tỷ giá và thị trường linh hoạt, phù hợp diễn biến thị trường, ...

− Thực hiện chính sách tài khóa thắt chặt, cắt giảm đầu tư công, giảm bội chi ngân sách Nhà nước: Bộ Tài chính phối hợp với các cơ quan địa phương thực hiện giảm bội chi ngân sách năm 2011 xuống dưới 5% GDP, giám sát chặt chẽ việc vay, trả nợ nước ngoài của các doanh nghiệp, nhất là vay ngắn hạn.

− Thúc đẩy sản xuất kinh doanh, điều chỉnh giá điện, xăng dầu gắn với hỗ trợ hộ nghèo, tăng cường bảo đảm an sinh xã hội, ...

Như chúng ta đã thấy, diễn biến của thị trường trong nước và thế giới giai đoạn vừa qua rất phức tạp, gây ảnh hưởng không nhỏ đến các công tác, hoạt động của tất cả các ngành sản xuất – kinh doanh, trong đó có ngành ngân hàng. Kết hợp với tình hình biến động ấy là những quy định pháp lý của Nhà nước điều chỉnh hoạt động của các ngân hàng thương mại nói chung, và hoạt động của Techcombank nói riêng. Trên cơ sở những chỉ đạo thực tiễn, những phương hướng và giải pháp chỉ đạo của Chính phủ, của ngân hàng nhà nước, Techcombank chi nhánh chợ Bưởi đã đưa ra định hướng hoạt động của mình vừa đảm bảo mục tiêu tăng trưởng cũng như lợi nhuận của chi nhánh, vừa đảm bảo tuân thủ chặt chẽ và nghiêm túc các quy định, chỉ đạo của nhà nước.

3.1.2 Định hướng của Chi nhánh

Định hướng phát triển của chi nhánh trong thời gian tới là:

− Tổ chức thực hiện tốt mọi nhiệm vụ chính trị của ngân hàng thương mại cổ phần kỹ thương nói chung, và của chi nhánh nói riêng. Mở rộng mạng lưới huy động vốn gắn với tăng trưởng dư nợ lành mạnh. Coi trọng công tác cán bộ, duy trì việc cử cán bộ đi học các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ nhằm nâng cao trình độ chuyên môn cho cán bộ, khuyến khích tự học tập, tự đào tạo, và trao đổi kinh nghiệm lẫn nhau trong nội bộ cơ quan.

− Tranh thủ sự ủng hộ, giúp đỡ của các cấp lãnh đạo chính quyền địa phương, các ngành, đoàn thể, tạo sức mạnh tổng hợp hỗ trợ đắc lực cho công tác kinh doanh, xử lý tốt các nghiệp vụ, chẳng hạn như xử lý tài sản đảm bảo tiền vay, giải quyết các khiếu nại, tranh chấp, ...

− Nâng cao ý thức chấp hành cơ chế, chính sách , tăng cường kiểm tra, kiểm soát nội bộ, nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh và giảm thiểu rủi ro.

− Tích cực tham gia các hoạt động, phong trào do ngành, địa phương phát động 3.2 Giải pháp tăng cường huy động vốn

3.2.1 Hoàn thiện và mở rộng các hình thức huy động vốn

Bao gồm hoàn thiện và mở rộng các sản phẩm huy động tiền gửi, chẳng hạn như: tiền gửi tiết kiệm, tiền gửi thanh toán, tiền gửi sử dụng thẻ, tiết kiệm có thưởng, tiết kiệm tích luỹ. Đặc biệt, chi nhánh có thể tiến hành mở rộng các sản phẩm huy động tiền gửi sẵn có với những tính chất mới tăng thêm như tiết kiệm hưởng lãi bậc thang – tạo cho khách hàng gửi tiền có được lợi ích tối đa nhất, hay như tiết kiệm có mục đích – tiết kiệm để sử dụng cho mục đích nào đó trong tương lai chẳng hạn như mua xe ô tô, xây nhà, dành tiền cho con cái đi du học, .... Ngoài ra, chi nhánh cần đẩy mạnh việc sử dụng có hiệu quả các sản phẩm huy động bằng vốn vay và sử dụng linh hoạt các nguồn vốn khác để công tác huy động vốn có thể đạt cả chất lượng và số lượng tối ưu. Việc phát triển các sản phẩm, dịch vụ mới luôn phải đi đôi với tăng cường, cải thiện chất lượng các dịch vụ, sản phẩm, để hoạt động của ngân hàng ngày càng hiệu quả. Có phát triển cả số lượng và đặc biệt là chất lượng các sản phẩm thì ngân hàng mới có thể đạt được những mục tiêu của mình, như mục tiêu tăng trưởng, lợi nhuận ròng, hay những mục tiêu cụ thể hơn như mục tiêu vốn huy động trong kỳ, dư nợ tín dụng trong kỳ ... 3.2.2 Phát triển các sản phẩm mới

Song song với hoàn thiện các sản phẩm đã có, mở rộng các sản phẩm đã có, chi nhánh cần chú ý phát triển những sản phẩm mới, mang tính đột phá, tạo lợi thế cạnh tranh tốt hơn cho chi nhánh trong hoạt động huy động vốn. Trong lúc mà công nghệ liên tục đổi mới, cạnh tranh diễn ra hàng ngày, hàng giờ rất gay gắt, thì những sản phẩm mang tính sáng tạo, đột phá sẽ là hết sức cần thiết cho hoạt động của bất cứ doanh nghiệp nào. Sự sáng tạo ấy có thể thực hiện bằng một sự cải tiến những cái sẵn có trên thị trường theo hướng mang lại nhiều lợi ích hơn, hoặc là một sự đổi mới, một sản phẩm mang tính cách mạng. Tất nhiên, việc đầu tư có nghiên cứu phát triển sản phẩm mới cũng không phải là rẻ, nhưng chúng ta có thể thấy rất rõ ràng những thành công lớn của những sản phẩm như thế trên thị trường. Một trong những thành công của Techcombank là đã cho ra đời sản phẩm thẻ Techcombank F@st Access, hay gần đây là sản phẩm Gói tài khoản năng động, ...

3.2.3 Tăng cường công tác chăm sóc khách hàng

Các doanh nghiệp thậm chí hoạt động đã có thâm niên nhưng nhiều khi chưa chú trọng công tác chăm sóc khách hàng, nên sẽ yếu thế cạnh tranh thu hút khách hàng hơn những doanh nghiệp khác biết làm tốt công tác này. Khách hàng luôn là người bạn đồng hành, người bạn có liên hệ trực tiếp nhất, và họ ngày càng yêu cầu nhiều hơn các dịch vụ tốt, nhiều hơn sự tiện nghi, và thoải mái khi tiến hành đàm phán, giao dịch với ngân hàng. Thực tế cho thấy, nếu làm tốt công tác khách hàng, chú trọng dịch vụ khách hàng, chẳng hạn như: Nhân viên tiếp đãi khách hàng đến giao dịch chân thành, niềm nở, mỗi cán bộ đều hiểu rõ khách hàng, hiểu rõ những gì họ cần, ... thì ngân hàng sẽ có một cơ sở khách hàng tốt, không chỉ khách hàng đã có sẽ không bỏ ngân hàng mà những khách hàng mới, tiềm năng sẽ được thu hút đến với ngân hàng. Qua đó giúp đẩy mạnh không chỉ công tác huy động vốn mà còn cả các nghiệp vụ tài sản có khác của ngân hàng.

3.2.4 Chú trọng đến chính sách nhân sự

Chính sách nhân sự rất quan trọng với bất cứ doanh nghiệp nào. Bởi, cái cốt lõi của mọi nghiệp vụ, mọi giao dịch được tiến hành vẫn là sự tham gia của con người, nhân sự tốt, có trình độ, có kỹ năng sẽ không chỉ giúp cho công việc được hoàn thành một cách nhanh chóng, hiệu quả nhất, mà còn tạo cho ngân hàng một sức mạnh lớn giải quyết các khó khăn, nhân viên chất lượng sẽ biết tìm cách tạo những mối quan hệ tốt đẹp với khách hàng, đối tác, thúc đẩy hoạt động chung của ngân hàng đi lên. Chính vì vậy, công tác bồi dưỡng nghiệp vụ, nâng cao trình độ của nhân viên cần được chú trọng, quan tâm đặc biệt, và công tác này cũng cần phải được tiến hành thường xuyên, trong suốt quá trình hoạt động.

3.2.5 Đẩy mạnh chính sách Marketing

Giải pháp tiếp theo là tăng cường, đầy mạnh chính sách Marketing. Tùy đặc thù doanh nghiệp mà chính sách marketing có thể mang những màu sắc khác nhau, nhưng có một điểm chung là doanh nghiệp nào cũng cần có marketing để hoạt động và phát triển. Lãnh đạo chi nhánh cần chú trọng đến chính sách marketing, đưa ra những chính sách và hoạt động phù hợp, nhằm xúc tiến, đẩy mạnh hoạt động của ngân hàng, như: tiếp thi các sản phẩm mới, tiến hành nghiên cứu thị trường, nghiên cứu phát triển các sản phẩm mới phù hợp với địa bàn, tạo hình ảnh và uy tín của ngân hàng trong cộng đồng dân cư, ... Cần đặc biệt đến sự kết hợp của các chiến lược, chính sách, chẳng hạn như cần có sự phù hợp trong chiến lược sản phẩm của chi nhánh với chiến lược lãi suất, và chiến lược xúc tiến như quảng cáo, tiếp thị, ... để tạo ra

những chính sách marketing hỗn hợp hiệu quả nhất, từ đó thu hút nhiều hơn khách hàng, phục vụ đắc lực cho nghiệp vụ huy động vốn của ngân hàng.

3.2.6 Tăng cường công nghệ và trang thiết bị quản lý hiện đại

Đẩy mạnh đổi mới công nghệ hiện đại đã, đang và sẽ là một hướng đi đúng đắn của các ngân hàng. Bởi, áp dụng nhiều hơn những thành tựu khoa học kỹ thuật trong lĩnh vực ngân hàng sẽ giúp tạo những lợi thế cạnh tranh tốt cho ngân hàng, giúp giảm chi phí, tăng năng suất và hiệu quả hoạt động, tăng hiệu quả quản lý của toàn hệ thống nói chung, và hiệu quả hoạt động huy động vốn nói riêng của từng chi nhánh.

KẾT LUẬN

Hệ thống ngân hàng của chúng ta đang từng bước trưởng thành. Các ngân hàng thương mại ngày càng hoàn thiện hơn về các nghiệp vụ, với chức năng cơ bản là làm trung gian chuyển vốn từ chủ thể dư thừa sang chủ thể thiếu hụt đã và đang đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc huy động vốn đề tài trợ cho đầu tư, phát triển sản xuất, tăng cường an sinh xã hội, cho sự tăng trưởng ấn tượng của nền kinh tế, cho sự phát triển mạnh mẽ của đất nước. Song song với công tác cấp tín dụng cho nền kinh tế, việc chú trọng công tác huy động vốn cũng hết sức có ý nghĩa với các ngân hàng thương mại, bởi huy động vốn là yếu tố then chốt, bản lề đảm bảo cho sự hoạt động bình thường và có hiệu quả của ngân hàng. Các ngân hàng thương mại không ngừng nâng cao khả năng cạnh tranh, thu hút những nguồn tiền nhàn rỗi trong dân cư để khẳng định vị trí của mình, cũng như tạo cơ sở cho sự tồn tại và phát triển của chính ngân hàng thương mại.

Do thực tế hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại vô cùng phong phú, đa dạng, cộng với thời gian thực tập cũng như trình độ bản thân còn hạn chế nên bài viết không thể tránh được những điểm chưa hoàn chỉnh về nội dung cũng như hình thức. Tuy nhiên, em hy vọng trong bối cảnh hiện nay, khi mà nền kinh tế chưa hồi phục hoàn toàn sau suy thoái, hoạt động huy động vốn của nhiều ngân hàng đang gặp những khó khăn, việc nghiên cứu thực trạng và đưa ra những giải pháp có thể góp phần nào đó trong việc tìm ra một hướng đi thích hợp cho công tác huy động vốn của các ngân hàng thương mại nói chung và của Techcombank chợ Bưởi nói riêng.

Một phần của tài liệu BÁO CÁO THỰC TẬP Thực trạng và một số giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Techcombank chi nhánh Chợ Bưởi (Trang 25 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(30 trang)
w