- Xét theo mức độ cạnh tranh:
7.2.2 Áp lực từ nhà cung cấp và khách hàng
Không chỉ chịu áp lực cạnh tranh từ phía các đối thủ mà còn cả áp lực từ phía nhà cung cấp và khách hàng.
Nhà cung cấp luôn mong muốn làm đối tác với những doanh nghiệp lớn, có lợi nhuận cao, đảm bảo khả năng thanh toán và có uy tín trên thị trường. Các nhà cung cấp chính của Công ty là các Công ty, cửa hàng sản xuất, kinh doanh, buôn bán vật liệu xây dựng trên cả nước. Còn khách hàng thì luôn đòi hỏi và lựa chọn những sản phẩm và dịch vụ rẻ nhất, tốt nhất, thậm chí là chăm sóc khách hàng tận tình nhất.
Do vậy, bên cạnh việc giảm chi phí, nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ, Công ty còn phải quan tâm tạo dựng uy tín và thương hiệu của mình để tạo niềm tin với nhà cung cấp và khách hàng; luôn coi khách hàng là trung tâm, phục vụ khách hàng tốt nhất có thể.
Phần 8
NHỮNG KẾT QUẢ THU HOẠCH ĐƯỢC QUA GIAI ĐOẠN THỰC TẬP TỔNG QUAN
Qua quá trình thực tập, tìm hiểu thực tế tại Công ty tư ván đầu tư và thương mại, được sự hướng dẫn tận tình của thầy giáo cùng Ban giám đốc cùng toàn thể
cán bộ công nhân viên của công ty, tôi đã phần nào biết cách vận dụng lý luận trên sách vở vào thực tiễn, có được cái nhìn tổng quát về Công ty, nắm được sơ lược về tổ chức và thực trạng sản xuất kinh doanh của Công ty qua các thời kỳ.
Qua việc xem xét về quá trình hình thành phát triển của Công ty, tôi nhận ra phải vận dụng các môn học như Luật kinh doanh, Quản trị kinh doanh, tổ chức công tác kế toán... trên thực tế như thế nào để thành lập được một Công ty với bộ máy quản lý hiệu quả, vững chắc.
Khi thu thập và tổng hợp các số liệu về tình hình sản xuất kinh doanh qua các kỳ, về môi trường kinh doanh của Công ty, cộng thêm những kiến thức có sẵn của môn sắc xuất thống kê, Phân tích hoạt động kinh doanh, kế toán doanh nghiệp, kế toán quản trị,... tôi có thể thấy được những khâu mạnh, khâu yếu của Công ty, và hiểu thêm về tầm quan trọng của công tác quản lý và kế toán trong một doanh nghiệp lớn, hiểu thêm về việc vận dụng những lý thuyết đã học vào thực tiễn để giúp Công ty tăng uy tín, lợi nhuận và mở rộng quy mô thị trường.
Và trên hết, tôi nhận thấy, trong suốt quá trình hình thành và phát triển lâu dài hàng chục năm, Công ty đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận:
+Để đáp ứng được chiến lược phát triển của VINASHIN cũng như của INTRACO, đòi hỏi các dự án phải đảm bảo được kỹ thuật, chất lượng cao. INTRACO đã chuyên môn hóa các phòng ban nhiệm vụ, hợp tác với các chuyên gia giỏi trong nước để trao đổi học hỏi kinh nghiệm đào tạo (IMG của Đức, Hang Đong E $ C của Hàn Quốc). Hợp tác với các chuyên gia nước ngoài trực tiếp tham gia vào cụ thể từng dự án, đào tạo đội ngũ kỹ sư của INTRACO.
+ Về đầu tư kinh doanh dự án: đáp ứng cơ bản các thủ tục đầu vào từ chuẩn bị đầu tư, đầu tư, kết thúc đầu tư đến khai thác sau đầu tư đều theo phương án kinh doanh được duyệt.
+ Về kinh doanh xây lắp, nhờ căn cứ vào thiết kế tổng dự tóan giao thầu hoặc đấu thầu nội bộ công khai, bình đảng giữa các xí nghiệp trực thuộc với các điều kiện cụ thể khi thỏa thuận tạo được sự chủ động cho xí nghiệp khi tham gia. Đặc biệt trong các năm gần đây, Công ty đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, phân đoạn, tạm ứng, thanh quyết toán, tạo điều kiện cho các xí nghiệp thanh lý các hợp động còn tồn đọng.
+ Về khai thác các loại hình dịch vụ: Khai thác và quản lý các dịch vụ sau đầu tư , tạo được nhiều việc làm mới cho người lao động.
+ Về các hoạt động của các tổ chức Đảng, Công đoàn, Đoàn Thanh niên, các hoạt động được diễn ra liên tục, hiệu quả, là động lực cho sản xuất, được các tổ chức trung ương khen tặng.
Tuy nhiên, Công ty vẫn còn tồn tại một số hạn chế sau:
+ Về cơ cấu tổ chức: sự phát triển quá nhanh của doanh nghiệp trong hội nhập kinh tế thị trường nên việc phân cấp, phân quyền cần phải được điều chỉnh, bổ sung, tạo sự chủ động cho các phòng, ban, đơn vị trực thuộc; sự phối kết hợp giữa các phòng ban, đơn vị trong thực hiện chức năng, nhiệm vụ được giao đôi lúc còn chậm và kéo dài.
+ Về nhân lực: còn thiếu cán bộ quản lý, kỹ thuật có tay nghề cao, nguồn lao động trực tiếp làm ra sản phẩm lại phụ thuộc vào thời vụ.
+ Về cơ sở, trang thiết bị: tuy đã được đầu tư song việc quy tụ, huy động linh doanh, liên kết để khai thác chưa có.
+ Về tài chính: tạm ứng, thanh quyết toán khối lượng theo hạng mục và toàn công trình còn kéo dài, tình trạng nợ khá nghiêm trọng, và khả năng độc lập về tài chính không cao.
Song, nhìn tổng diện, Công ty tư vấn đầu tư và thương mại vẫn là một doanh nghiệp có uy tín lớn trong lĩnh vực tàu thủy, các công trình thủy và kinh doanh cơ sở hạ tầng.
Việt Nam thời mở cửa, thuận lợi có nhiều mà khó khăn cũng không ít, là một Công ty còn non trẻ, Công ty tư vấn đầu tư và thương mại đang đứng trước những thách thức to lớn trên thị trường cạnh tranh. Song với sự nỗ lực không ngừng và sự nhạy bén trong cơ chế quản lý, Công ty không những đã bắt nhịp kịp thời với những đổi thay của hoàn cảnh mới, mà ngày càng có chỗ đứng vững chắc hơn. Tuy nhiên, khi hàng loạt các công ty nước ngoài nhảy vào thị trường trong nước, để tiếp tục duy trì chỗ đứng đó cũng không phải dễ dàng.
Qua thời gian thực tập tại Công ty, tìm hiểu sâu sắc về bộ máy quản lý cũng như quá trình sản xuất kinh doanh của Công ty, tôi có một niềm tin chắc chắn vào sự phát triển và lớn mạnh hơn nữa của Công ty tư vấn đầu tư và thương mại trong tương lai không xa. Xin chúc công ty sớm đạt được thành công đó và xin chân thành cảm ơn quý Công ty đã cung cấp số liệu và thông tin.Và đăc biệt xin bày tỏ lòng cám ơn tới PGS.TS Đặng Văn Thanh đã giúp đỡ em hoàn thành báo cáo này!
Sinh viên: Vũ Thị Thu Huyền
1) Giáo trình Kế toán Tài chính Doanh nghiệp I, II, III Viện đại học Mở Hà Nội.
2) Giáo trình tổ chức công tác kế toán, Giáo trình Quản trị kinh doanh, Giáo trình Kế toán quản trị- Viện đại học Mở Hà Nội.
3) Giáo trình phân tích hoạt động kinh doanh- Đại học kinh tế quôc dân- năm 2004.
4) Giáo trình Kế toán công ty – PGS.TS Nguyễn Thị Đông - Trường Đại học Kinh tế Quốc Dân – Năm 2006
5) Chế độ Kế toán doanh nghiệp quyển 1+2 (Ban hành theo Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03206 của Bộ trưởng Bộ Tài chính.
6) Hệ thống kế toán doanh nghiệp xây lắp theo chuẩn mực kế toán và luật kế toán, nhà xuất bản Tài chính năm 2004.
6) Chế độ mới về sắp xếp đổi mới và nâng cao hiệu quả quản lý doanh nghiệp Nhà xuất bản Tài chính Tháng 9 năm 2002.
7) Quyển giới thiệu năng lực Công ty- Công ty tư vấn đầu tư và thương mại 8) Báo cáo Tài chính năm 2004, 2005, 2006, 2007, 2008 đã được kiểm toán - Công ty tư vấn đầu tư và thương mại.
9) Các trang web kế toán và báo điện tử :webketoan.com, tapchiketoan.com, vietbao.vn, vietnamnet.vn, dantri.com, tintuconline.com.vn, vnexpress.net...
LỜI MỞ ĐẦU...1
1.Một số thông tin về công ty...2
2. Sơ lược quá trình hình thành Công ty...2
3. Các đơn vị thành viên...3
PHẦN 2...4
2.1. Lĩnh vực kinh doanh, mục tiêu, phạm vi kinh doanh và hoạt động của Công ty...4
2.1.1. Lĩnh vực kinh doanh của Công ty...4
2.1.2. Mục tiêu hoạt động của Công ty...5
2.1.3. Phạm vi kinh doanh và hoạt động của Công ty...5
2.2. Khái quát tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty những năm gần đây...6
2.2.1. Một số chỉ tiêu tài chính thể hiện nội lực của Công ty...6
2.2.2. Báo cáo hoạt động kinh doanh của công ty...7
PHẦN 3...8
3.1 Quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm...9
3.2 Đặc điểm về công nghệ sản xuất của Công ty...9
3.2.1 Đặc điểm về phương pháp sản xuất...9
3.2.2 Đặc điểm về trang thiết bị...10
3.2.3 Đặc điểm về an toàn lao động...10
3.2.4 Đặc điểm về bố trí mặt bằng, nhà xưởng, thông gió, ánh sáng...11
PHẦN 4...11
4.1. Quy trình lập và theo dõi kế hoạch sản xuất tại công ty...12
4.2. Đặc điểm về tổ chức sản xuất...12
PHẦN 5...13
5.1 Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của Công ty...14
5.2 Chức năng, nhiệm vụ của các bộ phận trong bộ máy quản lý của Công ty...15
5.2.1 Chức năng, nhiệm vụ của Ban giám đốc...15
5.2.2 Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban...15
5.2.3 Chức năng, nhiệm vụ của các đơn vị trực thuộc...16
PHẦN 6...18
6.1 Các yếu tố đầu vào...18
6.1.1 Yếu tố đối tượng lao động (Nguyên vật liệu và Năng lượng)...18
6.1.2 Yếu tố lao động...19
6.1.3 Yếu tố vốn...20
6.2 Yếu tố đầu ra...21
- Xét theo mức độ cạnh tranh:...21
+Cạnh tranh hoàn hảo: Thị trường cạnh tranh hoàn hảo là thị trường mà ở đó các doanh nghiệp cùng đưa ra các sản phẩm tương tự nhau về phẩm chất và quy cách chủng loại. Các doanh nghiệp được tự do gia nhập, rút lui khỏi thị trường. Do đó trong thị trường cạnh tranh hoàn hảo, các doanh nghiệp tham gia muốn thu hút được lợi nhuận tối đa phải tìm mọi biện pháp giảm chi phí đầu vào, cải tiến nâng cao chất lượng cho phù hợp với người người tiêu dùng...21
PHẦN 7...23
7.1 Môi trường vĩ mô...24
7.1.1 Môi trường kinh tế...24
7.1.2 Môi trường công nghệ...25
7.2 Môi trường ngành...28
7.2.1 Đối thủ cạnh tranh và Cạnh tranh tiềm ẩn...28
7.2.2 Áp lực từ nhà cung cấp và khách hàng...29
NHỮNG KẾT QUẢ THU HOẠCH ĐƯỢC...29