Cola nguyên thủy The Real thing

Một phần của tài liệu Tiểu luận quản trị thương hiệu CẤU TRÚC THƯƠNG HIỆU Coca Cola (Trang 34 - 41)

 Coca-Cola là thương hiệu được định vị trong

đầu khách hàng như nước ngọt giải khát có gas số 1 thế giới, Coca-Cola dành cho mọi người.

 Vị thế thương hiệu được gắn liền với mẫu logo

hay tên gọi, bởi chúng đơn giản, dễ nhớ và dễ gây ấn tượng trong tâm trí người tiêu dùng.

 Coca-Cola vẩn giữ vững biểu tượng của sự tin

cậy, sự độc đáo vốn có và sự sảng khoái tuyệt vời.

 Khoảng 1,7 tỷ sản phẩm Coke được tiêu thụ mỗi ngày.

 3,1% đồ uống được tiêu thụ trên thế giới là sản phẩm

của Cola-Cola.

 Coca-Cola có danh mục đồ uống khoảng 3.500 loại

(500 thương hiệu khác nhau).

 Doanh thu mỗi năm của Coca-Cola đạt 35,1 tỷ USD;

nếu coi như một nền kinh tế, kinh tế Coca-Cola đứng thứ 84 trên thế giới, trên Costa Rica.

 Thương hiệu Coca-Cola được ước tính ở mức khoảng 74 tỷ USD, cao hơn tổng giá trị thương hiệu đạt 50 tỷ của Budweiser, Pepsi, Starbucks và Red Bull.

 Coca-Cola không tiếc tiền cho quảng cáo để khuyếch trương thương hiệu và tung sản phẩm mới của mình. (Coca Cola đã tốn hơn 1billion USD cho việc tung ra sản phẩm mới New Coke).

 Coca-Cola đã dành một số tiền tương đương chi phí sản xuất để đánh bóng tên thương hiệu.

Kênh truyền thông gián tiếp:

- Thông qua bầu không khí tại nơi bán. Tại những cửa hàng bán lẻ và tại các siêu thị, hãng bao giờ cũng được bày bán ngang tầm mắt, ngay trước những hành lang, hoặc những nơi bắt mắt.

- Thông qua các phương tiện thông tin đại chúng. Quảng cáo trên các phương tiện truyền thông: TV, radio, báo, tạp chí…

Kênh truyền thông trực tiếp:

Coca-Cola đã cho một lượng lớn đội ngũ nhân viên của mình tiếp xúc trực tiếp với khách hàng để giới thiệu về sản phẩm đến người tiêu dùng về những lợi ích khi uống Coca-Cola và nói cho khách hàng biết được sản phẩm của mình có sự khác biệt như thế nào so với các sản phẩm khác, chiến dịch này được cụ thể hóa bằng hoạt động bán hàng cá nhân hoặc các chương trình khuyến mại.

Coca-Cola luôn thay đổi thông điệp

(những lời chúc, nhắn gửi) tới khách hàng, phù hợp với từng sự kiện, từng thời kỳ.

Ví dụ như trong dịp Tết, Coca-Cola được phát triển dưới hình thức quà biếu với nhiều ý nghĩa tinh thần được chăm chút cẩn thận trong từng thiết kế và thông điệp. Đó chính là hình ảnh đàn én vàng mang mùa xuân với lời chúc tốt đẹp mà người Việt Nam thường dành cho nhau trong những dịp Tết đến, cùng với màu đỏ truyền thống trong loạt bao bì Tết 2009.

Coca-Cola luôn thực hiện các nghiên cứu thị trường trước và sau khi triển khai các ké hoạch truyền thông để đưa ra những hiệu chỉnh kịp thời.

Theo thống kê khảo sát đầu năm 2012 do Công ty Nghiên cứu thị trường Millward Brown thực hiện, Coca-Cola dẫn đầu danh sách những thương hiệu được ưa chuộng nhất của người tiêu dùng trong dịp Tết Nhâm Thìn. 28% phụ nữ và 28% người tiêu dùng trong độ tuổi từ 22-29 đã nhắc đến Coca-Cola là thương hiệu gắn liền với Tết nhiều nhất.

Một phần của tài liệu Tiểu luận quản trị thương hiệu CẤU TRÚC THƯƠNG HIỆU Coca Cola (Trang 34 - 41)

Tải bản đầy đủ (PPT)

(41 trang)