Cơ sở đánh giá thực nghiệm sư phạm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) rèn luyện khả năng tự học của học sinh trong dạy học chủ đề tổ hợp ở lớp 11 (Trang 89)

Chương 3 : THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM

3.4. Đánh giá kết quả thực nghiệm

3.4.1. Cơ sở đánh giá thực nghiệm sư phạm

- Dựa vào các nhận xét, ý kiến đóng góp của giáo viên dự giờ tiết thực nghiệm.

- Dựa vào kết quả bài kiểm tra của hóc sinh sau giờ học thực nghiệm. Sau mỗi bài dạy thực nghiệm chúng tôi đã tiến hành cho học sinh làm bài kiểm tra. Các lớp thực nghiệm và đối chứng đều được kiểm tra cùng một đề. Các bài kiểm tra của các lớp thực nghiệm và đối chứng được chấm theo thang điểm 10 và chấm cùng một biểu điểm.

- Các số liệu thu được từ điều tra và thực nghiệm sư phạm được xử lý thống kê toán học với các tham số đặc trưng.

- Điểm trung bình  X là tham số xác định giá trị trung bình của dãy số thống kê, được tính theo cơng thức:

  1 1 n i i i X n x N    .

- Phương sai S2 : Đánh giá mức độ phân tán các giá trị của biến ngẫu nhiên X xung quanh trị số trung bình của nó. Phương sai càng nhỏ thì độ phân tán càng nhỏ,  2 2 1 1 . n i i i S n x X N    

- Độ lệch chuẩn: Biểu thị mức độ phân tán của các số liệu quanh giá trị trung bình cộng,  2 1 1 . n i i i S n x X N    

- Sai số tiêu chuẩn: Biểu thị trung bình phân tán của các giá trị kết quả nghiên cứu, S m N  - Hệ số biến thiên:

100%. S V X3.4.2. Đánh giá định tính

Qua thời gian thực nghiệm bài giảng số 2 mà trước đó đã giao nhiệm vụ đọc trước bài cho học sinh bằng phiếu học tập chúng tơi nhận thấy:

 Về phía giáo viên tham gia thực nghiệm :

- Nhiệt tình đầu tư thời gian nghiên cứu giáo án và phương pháp dạy học mới.

- Nắm được những nét đặc trưng của hình thức dạy học tự học và ưu điểm của phương pháp này.

 Về phía học sinh:

- Về hứng thú và mức độ tích cực học tập:

+ Ở nhóm lớp TN: Tinh thần thái độ học tập của các em rất tốt biểu hiện là các em tích cực chuẩn bị bài, chủ động giải quyết những vấn đề học tập. Trong mỗi giờ học, vai trị của học sinh được đề cao vì mỗi ý kiến của các em trở thành một phần nhỏ trong nội dung bài học nên các em thấy tự tin, hào hứng, mạnh dạn đưa ra những ý kiến đóng góp xây dựng bài. Sau mỗi bài toán đưa ra đã xuất hiện những cuộc tranh luận sôi nổi về kết quả và phương pháp giải bài tập. Các em bước đầu được làm quen với phương pháp mới : Tự học, tự tìm kiếm, khám phá kiến thức. Điều này cho thấy phương pháp hướng dẫn HS tự học đã có hiệu quả trong việc hấp dẫn lơi cuốn HS học tập, làm cho HS hứng thú học do đó năng lực học tập tăng lên rõ rệt.

+ Ở nhóm lớp ĐC: Khơng khí lớp học trầm hơn, đa số các em thụ động, Các câu hỏi GV đưa ra rất ít HS trả lời hoặc các em trả lời chưa đúng trọng tâm câu hỏi.

- Về độ bền kiến thức sau thực nghiệm:

+ Kết quả thực nghiệm cho thấy, ở nhóm lớp TN do được làm quen với học đòi hỏi liên tục hoạt động, được rèn luyện kỹ năng hoạt động trí tuệ nên năng lực tư duy của HS nâng cao rõ rệt. Biểu hiện trong bài làm của mình là các em

nhớ lâu, nhớ chính xác hơn, cách giải đa dạng hơn, điều đó được thể hiện ở chất lượng bài làm của nhiều HS.

+ Trong khi đó ở nhóm lớp ĐC, kết quả bài làm phản ánh nhiều em thiếu chắc chắn, khơng đủ ý, có sai sót, bài làm của các em không sáng tạo chỉ theo một khuôn mẫu.

3.4.3. Đánh giá định lượng

Chúng tơi xin trình bày kết quả thực nghiệm qua bài kiểm tra, cụ thể:

Bảng 3.1: Bảng thống kê điểm số (Xi) sau thực nghiệm

Nhóm Lớp Số bài

SỐ BÀI KIỂM TRA ĐẠT ĐIỂM Xi

0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10

TN 11B 43 0 0 1 1 2 5 6 14 7 4 3

ĐC 11E 44 0 0 2 5 5 8 9 8 5 2 0

Bảng 3.2 Thống kê % xếp loại kết quả kiểm tra

Nhóm Lớp Số bài

SỐ BÀI KIỂM TRA ĐẠT ĐIỂM Xi

Giỏi Khá Trung bình Yếu

Số lượng % Số lượng % Số lượng % Số lượng % TN 11B 43 14 32,6 14 32,6 11 25,6 4 9,2 ĐC 11E 44 7 15,9 8 18,2 17 38,6 12 27,3

Bảng 3.3 Xử lí số liệu 11B 11E Trung bình 6.8 5.6 Trung vị 7.0 6.0 Yếu vị 7.0 6.0 Phương sai 3.19 3.36 Độ lệch chuẩn 1.79 1.83 Min 2.0 2.0 Max 10.0 9.0

- Ta thấy điểm trung bình của lớp thực nghiệm cao hơn lớp đối chứng là 1,2 điểm và xếp ở mức khá.

- Điểm chủ yếu của lớp thực nghiệm là 7 điểm, trong khi lớp đối chứng là 6 điểm.

- Độ lệch chuẩn của hai lớp xếp ở mức cao, cho ta thấy độ chênh lệch giữa học sinh nhóm trên và học sinh yếu kém vẫn cao.

- Lớp đối chứng khơng có điểm 10 trong khi lớp thực nghiệm có 3 điểm 10.

0 5 10 15 20 25 30 35 40 Giỏi Khá Trung bình Yếu Lớp thực nghiệm 32,6 32,6 25,6 9,2 Lớp đối chứng 15,9 18,2 38,6 27,3 Lớp thực nghiệm Lớp đối chứng

Từ bảng số liệu, xử lí số liệu và từ biểu đồ ta thấy kết quả thu được từ lớp thực nghiệm là tốt hơn so với lớp đối chứng. Do đó khẳng định thêm được tính hiệu quả của đề tài.

3.5. Kết luận chương 3

Qua đợt thử nghiệm, dựa trên các kết quả thu được cho phép kết luận rằng việc dạy phần “Chỉnh hợp – Tổ hợp” ĐS&GT THPT theo phương pháp dạy học tự học có tác dụng nâng cao chất lượng dạy và học cụ thể:

- Các giờ học trở nên sinh động, hấp dẫn, thực sự lôi cuốn và gây hứng thú cho HS tạo một môi trường học tập mới giúp các em năng động hơn, tự tin hơn.

- HS có khả năng tự làm việc độc lập, tự tìm tịi lĩnh hội tri thức từ đó hình thành năng lực tự nghiên cứu.

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. Kết luận

Qua đợt thực nghiệm chúng tôi nhận thấy sự hào hứng tham gia của GV và HS đối với việc áp dụng hình thức dạy học tự học trong bài giảng vì các em cảm thấy chính mình đã tìm ra tri thức chứ khơng phải do thầy cơ áp đặt. Để có những giờ dạy học theo hình thức dạy học tự học nhiệu quả cao đòi hỏi nhiều cơng sức của GV và HS cũng như phải có kiến thức, kỹ năng cần thiết. Qua q trình thực hiện luận văn, chúng tơi đã thu được một số kết quả sau: - Làm rõ cơ sở lí luận và thực tiễn của hình thức dạy học theo hướng tăng cường khả năng tự học của học sinh THPT.

- Trình bày được làm thế nào để tăng cường khả năng tự học cho học sinh trong dạy học mơn Tốn ở trường Trung học phổ thông.

- Thống kê được các dạng bài tập và phương pháp giải bài toán đếm bằng cách sử dụng công thức chỉnh hợp – tổ hợp trong chương trình Tốn bậc Trung học phổ thơng.

- Đề xuất một số bài giảng dạy học chỉnh hợp – tổ hợp theo hướng tăng cường khả năng tự học cho học sinh lớp 11 THPT.

- Đã tổ chức thực nghiệm sư phạm để kiểm chứng tính khả thi và hiệu quả của những biện pháp sư phạm được để xuất.

Qua những nhận xét trên, có thể khẳng định rằng: Mục đích nghiên cứu đã được thực hiện. Nhiệm vụ nghiên cứu đã hoàn thành. Giả thiết khoa học là chấp nhận được.

2. Khuyến nghị

- Đối với GV dạy Toán tại các trường THPT: Xây dựng hệ thống bài giảng nhằm tăng cường khả năng tự học tuy bước đầu mất nhiều thời gian nhưng đem lại hiệu quả cao.

+ Cần đưa ra những biện pháp thúc đẩy đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực.

+ Nâng cấp cơ sở vật chất sẵn có, bổ sung thêm một số trang thiết bị giảng dạy hiện đại cho các phịng học như: Máy tính, máy chiếu, máy chiếu hắt, … để giáo viên có thể sử dụng các công nghệ thông tin bổ trợ cho đổi mới phương pháp dạy học.

+ Trên cơ sở những vấn đề lí luận được đề xuất trong luận văn, đề tài cần được nghiên cứu rộng rãi hơn.

Hướng nghiên cứu tiếp của luận văn: Xây dựng các bài giảng phát triển năng

lực tự học ở các nội dung khác trong chương trình tốn học THPT.

Do thời gian còn hạn chế nên kết quả nghiên cứu của luận văn khơng tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy, tác giả rất mong muốn đề tài này sẽ được nghiên cứu sâu hơn và áp dụng rộng rãi hơn để có thể kiểm chứng tính khả thi của đề tài một cách khách quan và nâng cao giá trị thực tiễn của đề tài.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Vũ Quốc Chung, Lê Hải Yến (2003), Để tự học đạt được hiệu quả. Nhà

xuất bản Đại học Sư phạm Hà Nội.

2. Hà Văn Chương (2011), Phương pháp giải tốn giải tích tổ hợp và xác suất. Nhà xuất bản Đại Học Quốc Gia Hà Nội.

3. Vũ Cao Đàm (2005), Giáo trình phương pháp luận nghiên cứu khoa học.

Nhà xuất bản Giáo Dục, Hà Nội.

4. Nguyễn Thái Hòe (2004), Rèn luyện tư duy qua việc giải bài tập toán. Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội.

5. Phan Huy Khải (2008), Các Bài Toán Tổ Hợp. Nhà xuất bản Giáo Dục. 6. Nguyễn Bá Kim (2004), Phương pháp dạy học mơn Tốn. Nhà xuất bản

Đại học Sư phạm Hà Nội.

7. Nguyễn Thị Mỹ Lộc, Đinh Thị Kim Thoa, Trần Văn Tính (2009), Tâm

lí giáo dục. Nhà xuất bản Đại học Quốc Gia Hà Nội.

8. Đoàn Quỳnh, Nguyễn Huy Đoan, Nguyễn Xuân Liêm, Nguyễn Khắc Minh, Đặng Hùng Thắng (2007), Đại số và giải tích 11 nâng cao. Nhà xuất

bản giáo dục.

9. Nguyễn Quang Sơn (2014), Cẩm Nang Luyện Thi Đại Học Tổ Hợp Xác Suất, Nhà xuất bản Đại Học Quốc Gia Hà Nội.

10. Dương Quốc Việt, Đàm Văn Nhỉ, Đại số sơ cấp. Nhà xuất bản Đại học

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) rèn luyện khả năng tự học của học sinh trong dạy học chủ đề tổ hợp ở lớp 11 (Trang 89)