Chương Tư Đừng ra lệnh

Một phần của tài liệu Dacnhantam (Trang 123 - 127)

Đừng ra lệnh

Một người, trong ba năm làm việc chung một phòng với nhà kinh tế học trứ danh Owen D. Young, người đã lập ra kế hoạch Young, nói rằng khơng hề nghe thấy ơng ra lệnh cho ai hết. Ông Young chỉ bảo, đề nghị, tuyệt nhiên khơng truyền lệnh. Chẳng hạn khơng khi nào ơng nói: "Làm cái này", "Làm cái kia...", "Đừng làm cái này hay cái kia". Khơng, ơng nói: "Thầy có thể nghiên cứu việc này được...", "Thầy cho rằng như vậy nên không?". Sau khi đọc cho người ta đánh máy một bức thư, ông thường hỏi các người giúp việc ông: "Như vậy được khơng? Khi người giúp việc trình ơng bản thảo một bức thư để xin ông sửa cho, ông chỉ bảo: "Có lẽ nên sửa lại câu này như vầy...".

Luôn luôn ông để cho những người giúp việc ơng có nhiều sáng kiến, khơng bao giờ ông tỏ vẻ bắt buộc họ làm việc này việc nọ theo ý ông, mà ông để họ hành động theo ý họ. Nếu họ lầm lẫn thì là một cơ hội cho họ tự cải.

Một cách đối đãi như vậy làm cho người ta vui lòng tự sửa mình. Lại khơng làm thương tổn lịng tự ái của người ta, cho người ta nhận thấy sự quan trọng của người ta và như vậy người ta sẽ vui lịng cộng tác với mình, khơng phản đối mình.

Vậy quy tắc thứ 4 để sửa lỗi người mà không làm cho họ phật ý, giận dữ là:

Chương Năm

Giữ thể diện cho người

Mấy năm trước, Cơng ty Điện khí ở Nữu Ước gặp một việc khó giải quyết: làm sao cho Charles Steinmetz chịu bỏ chức chủ sở đi được. Steinmetz là một thiên tài bậc nhất về điện học, nhưng hoàn toàn bất tài trong cơng việc chỉ huy một phịng kế tốn. Cơng ty sợ làm phật ý ơng vì ơng rất cần cho công ty mà lại dễ hờn vô cùng. Các ông giám đốc công ty liền thăng ông lên chức: "Kỹ sư cố vấn của Công ty Điện khí"; chỉ có cái chức là mới, cịn cơng việc vẫn là công việc cũ. Rồi họ lựa một người khác cho chỉ huy phịng kế tốn.

Steinmetz sung sướng.

Mà các vị giám đốc cũng vậy!

Khéo xử một cách ngọt ngào, biết giữ thể diện cho Steinmetz, họ đã êm ấm đạt được mục đích, khơng thiệt hại chút gì hết.

"Giữ thể diện!". Điều đó quan trọng lắm. Vấn đề sinh tử! Vậy mà trong chúng ta, có mấy người biết giữ thể diện cho người khác? Chúng ta chà đạp cảm tình của người, bắt họ theo ý ta, buộc lỗi họ, dọa dẫm họ; chúng ta rầy la con cái hay người giúp việc trước mặt bất cứ ai, không hề nghĩ rằng tự ái của họ đang bị ta chà đạp. Mà có khó khăn gì đâu, chỉ một chút suy nghĩ, vài lời ngọt ngào, một lòng thành thật gắng sức quên mình và hiểu người là đủ làm dịu hẳn vết thương.

Lần sau, chúng ta có bắt buộc phải làm công việc đáng ghét là đuổi một người ở hay một người làm cơng thì ta nên nhớ điều đó.

Đây là nguyên văn bức thư một kế tốn viên gởi cho tơi:

"Đuổi người làm công, không phải là một cái thú. Mà bị đuổi lại càng không thú chút nào hết. Công việc của hãng chúng tơi có từng mùa. Cho nên, bắt đầu tháng ba là chúng tôi phải sa thải một số nhân viên đi.

Mãi tới gần đây, chúng tơi vẫn báo tin buồn đó cho những người bị hy sinh bằng cách này:

Ông Smith, mời ông ngồi xuống. Tới mùa hết việc rồi, chúng tơi khơng có đủ cơng việc để cậy ơng giúp... Chúng ta đã cho ông hay trước rằng công việc ông làm chỉ tạm thời thôi...".

Nhưng người bị mất việc dù sao cũng thất vọng lắm. Họ có cảm tưởng bị bỏ rơi và không thèm giữ một mảy may cảm tình với một hãng đã đối đãi với họ khiếm nhã như vậy.

Sau này, tôi áp dụng một cách lịch sự hơn, đối đãi với họ có lễ độ hơn. Tơi cho mời từng người vơ phịng tôi sau khi suy nghĩ kỹ về công việc họ đã giúp tơi trong cả mùa đơng, tơi nói với họ như vầy:

"Ơng Smith, ơng đã đắc lực giúp chúng tơi (nếu quả có vậy). Khi chúng tôi cậy ông đi Nữu Ước, nhiệm vụ không phải dễ mà ông đã thành công được một cách đáng khen; hãng lấy làm vinh dự lắm. Ơng có tài, có nhiều tương lai, dù ơng làm việc ở đâu cũng vậy. Chúng tơi tin cậy ơng và hễ có việc để nhờ ông giúp được, chúng tôi sẽ nghĩ tới ông. Chúng tôi không quên ông...

Kết quả tốt hơn vơ cùng. Họ khơng ốn hờn gì hết, họ không cho rằng họ bị chúng tôi phản. Họ hiểu rằng nếu có cơng việc thì chúng tơi tất giữ họ lại. Và khi chúng tôi cần tới họ, họ vội vàng lại liền, có vẻ cảm ơn chúng tơi lắm".

Ơng Dwight Morrow, cựu sứ thần Mexique, đã q cố, nhạc phụ ơng Lindbergh, có một tài dị thường là làm cho hai kẻ thù sắp đà đấm nhau, hòa giải với nhau liền. Ơng làm cách nào? Ơng tìm trong quan điểm của hai người, tất cả những chỗ mà ông cho là công bằng, ông đem phô bày ra và ca tụng, không cho ai là trái hết, dù cuộc tranh biện kết cục ra sao cũng vậy.

Đó là quy tắc của mọi sự trọng tài: giữ thể diện cho người ta.

Năm 1922, sau hai thế kỷ oán thù, dân Thổ Nhĩ Kỳ quyết xua đuổi những kiều dân Hy Lạp ra khỏi nước, Mustapha Kémal hơ hào qn lính". Hỡi sĩ tốt, mục đích của chúng ta là Địa Trung Hải". Chiến tranh đó giữa Thổ Nhĩ Kỳ và Hy Lạp, là một trong những chiến tranh cận đại đổ máu nhiều nhất. Quân Thổ thắng và khi hai đại tướng Hy Lạp Tricoupis và Dionis lại tổng hành dinh của Kémal để đầu hàng, dân Thổ trút lời nguyền rủa lên đầu họ.

Nhưng Kémal không tỏ ra cho họ thấy rằng ông là người thắng. Những bực vĩ nhân khơng phí thì giờ tự đắc, khoe những thành cơng của mình.

Ơng bắt tay hai đại tướng đó nói:

Rồi sau khi nói chuyện với họ về trận mạc, ông xoa vết thương tự ái của họ: "Tôi xin lấy tư cách một quân nhân nói chuyện với hai Ngài cũng là qn nhân. Tơi cho chiến tranh là một canh bạc, và những người cao nhất cũng có khi thua".

Vậy, cả tới trong khi nỗi vui mừng thắng trận kích thích ơng, mà ông cũng không quên quy tắc quan trọng thứ 5 sau này:

Một phần của tài liệu Dacnhantam (Trang 123 - 127)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(164 trang)