Quy trình thực nghiệm sư phạm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng hệ thống bài tập cơ sở của nhiệt động lực học nhằm phát triển năng lực tìm tòi, khám phá cho học sinh chuyên lí (Trang 81 - 82)

CHƯƠNG 3 : THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM

3.4. Quy trình thực nghiệm sư phạm

Bước 1: Chúng tôi tiến hành phân chia HS lớp 10 Chun Lí, gồm 36 HS, thành hai nhóm:

+ Nhóm đối chứng (ĐC) gồm 18 HS. + Nhóm thực nghiệm (TN) gồm 18 HS.

Trước khi chia nhóm ĐC và TN, chúng tôi cho HS làm bài kiểm tra để lựa chọn và phân chia sao cho hai nhóm có năng lực và chất lượng học tập tương đương nhaụ

Bước 2: Chúng tôi tiến hành TNSP đồng thời ở cả hai nhóm TN và ĐC trong cùng một nội dung kiến thức, điều kiện học tập, môi trường sư phạm và do cùng cô giáo Trần Thị Kiều Giang phụ trách giảng dạỵ

Đối với nhóm TN: Chúng tôi sử dụng hệ thống bài tập đã được biên soạn

ở chương 2.

Đối với nhóm ĐC: Chúng tơi tiến hành giảng dạy theo truyền thống như

những năm trước.

Trong suốt q trình TNSP, chúng tơi quan sát các biểu hiện của HS trong các tiết học, đánh giá HS qua các hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm và bài kiểm tra 45 phút khi kết thúc chương “Cơ sở của Nhiệt động lực học”. Các phiếu đánh giá và đề kiểm tra đều được biên soạn theo các tiêu chí đánh giá năng lực tìm tịi khám phá mà chúng tơi đã xây dựng và được áp dụng như nhau cho cả hai lớp TN và ĐC. Các phiếu đánh giá được tính điểm hệ số 1, bài kiểm tra 45 phút được tính điểm hệ số 2. Điểm kiểm tra của HS được quy về thang

Bước 3: Sau khi chấm điểm, dùng phương pháp thống kê tốn học xử lí số liệu, đo sự phát triển năng lực tìm tịi khám phá ở cả hai nhóm, so sánh kết quả thu được giữa hai nhóm TN và ĐC. Trên cơ sở đó, rút ra kết luận về hiệu quả của việc sử dụng hệ thống bài tập vật lí chương “Cơ sở của Nhiệt động lực học” mà tác giả đã xây dựng ở chương 2.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng hệ thống bài tập cơ sở của nhiệt động lực học nhằm phát triển năng lực tìm tòi, khám phá cho học sinh chuyên lí (Trang 81 - 82)