4.1 Kết luận
Qua công tác đánh giá mức độ thích nghi sinh thái của cây cao su trên địa bàn huyện Đức Thọ ta thấy: huyện Đức Thọ có điều kiện thuận lợi kể cả mặt tự nhiên và mặt xã hội để phát triển cây công nghiệp dài ngày là cây cao su. Với diện tích 2.323,86 ha chiếm 11,9% tổng diện tích thổ nhưỡng của huyện thích nghi để trồng cao su.
Việc phát triển kinh tế xã hội ở các vùng trung du miền núi là một trong những định hướng mà Đảng, Nhà nước ta đưa ra. Chính vì vậy, việc đánh giá thích nghi sinh thái cây cao su trên địa bàn huyện Đức Thọ sẽ mở ra hướng đi mới cho
việc phát triển kinh tế - xã hội của huyện, tạo công ăn việc làm không chỉ cho người dân trồng cao su mà còn tạo việc làm cho các công nhân làm việc trong các xí nghiệp chế biến các sản phẩm từ cao su, thúc đẩy kinh tế của huyện nói riêng và của toàn tỉnh nói chung.
Ngoài ra, việc nghiên cứu đánh giá thích nghi sinh thái của cây cao su trên địa bàn huyện Đức Thọ không chỉ nhằm phục vụ phát triển cây cao su, mà còn giúp bảo vệ môi trường với các địa tổng thể không được khai thác, mà cần bảo vệ. điều này có ý nghĩa cực kì quan trọng trong giai đoạn hiện nay tình hình khai thác sử dụng đất chưa hiệu quả và hợp lý, các tác động của biến đổi khí hậu đang biểu hiện ngày càng rõ nét trên cả nước nói chung và trên địa bàn huyện Đức Thọ nói riêng.
4.2 kiến nghị
Căn cứ vào kết quả nghiên cứu và tình hình thực tế của huyện, tôi đưa ra một số kiến nghị như sau:
- Các chính quyền địa phương cần cải thiện, hoàn chỉnh các công trình cơ sở vật chất kỹ thuật.
- Cần tăng cường công tác khuyến nông, khuyến lâm, chuyển giao tiến bộ khoa học – kỹ thuật cho bà con. Tạo điều kiện thuận lợi để người dân tiếp cận với hệ thống tín dụng một cách tốt nhất.
- Tăng cường luân canh, xen canh để phát huy tối đa hiệu quả của đất đai và tăng thu nhập cho nông dân.
- Triệt để áp dụng các biện pháp cải tạo đất, từng bước nâng cao độ phì của đất qua đó sẽ nâng hạng thích nghi của các đơn vị đất đai.