2.3. Tổng quаn xuất khẩu càphê Việt Nаm sаng thị trường Аnh giаi đoạn
2.3.4. Giá càphê xuất khẩu
Bảng 2. 13: Bảng so sánh giá cà phê xuất khẩu vào Anh của 1 số quốc gia giai đoạn 2017-2021
Đơn vị: USD/tấn
Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020 Năm 2021
Thuỵ Sĩ 3.557 6,668 5.986 2,832 18.620
Brazil 3.013 2.342 2.403 2.469 2.745
Colombia 3.768 3.645 3.558 3.919 4.653
Ý 6.428 5.287 5.618 6,003 6.819
Việt Nam 2.415 1.995 1.823 1.789 1.912
(Nguồn: Tính tốn dựа vào dữ liệu сủа Trаdemаp)
Giá cà phê xuất khẩu bình quân của Việt Nam sang Anh cả năm 2017 đạt mức 2.415 USD/tấn là mức giá cao nhất trong giai đoạn 2017-2021. Năm 2018, so với giá bình bình quân năm 2017, giá cà phê giảm xuống còn 1.995 USD / tấn, tương ứng giảm 17,39%. Sự sụt giảm là do nguồn cung dồi dào tại Việt Nam và một số nước khác bước vào mùa thu hoạch mới và lượng dự trữ cao hơn. Ngoài ra, theo Bộ Xuất khẩu, giá cà phê xuất khẩu đã giảm do cung vượt cầu và áp lực nhu cầu chậm chạp. Giá tiếp tục giảm trong năm 2019, giảm 8,62% so với năm 2018 xuống 1.8123 USD/tấn. Nguyên nhân là do giá cà phê liên tục giảm trong thời gian dài, người dân giảm diện tích trồng xen canh các loại cây khác. Ngồi ra, nhiều diện tích cà phê già cỗi, tái canh chậm khiến sản lượng cà phê bị sụt giảm.
Năm 2020, giá có xu hướng tiếp tục giảm so với năm 2019. Nhìn chung, cả ba năm 2018, 2019, 2020 giá cà phê giảm là do chất lượng cà phê của Việt Nam cịn thấp, ít mặt hàng có thương hiệu nên dễ bị thương nhân Anh ép giá. Ngoài ra, nguồn cung cà phê xuất khẩu không ổn định. Khi giá cà phê giảm, người nơng dân bán vội cà phê ra thị trường vì sợ lỗ, làm cho giá cà phê giảm do bị thừa cung và giả sử đến trường hợp khi người nông dân đã bán hết lượng cà phê đã thu hoạch thì lại dẫn đến thiếu cung, lúc này giá được đẩy lên nhưng khơng có hàng để tiêu thụ.
Năm 2021, giá cà phê xuất khẩu của Việt Nam đã có xu hướng tăng lên, từ 1.789 tấn/USD (năm 2020) tăng lên 1.912 tấn/USD. Bởi thời tiết không thuận lợi ở vùng Tây Nguyên cùng với tình trạng thiếu hụt nhân công khi nhiều địa phương phải thực hiện các biện pháp phòng chống dịch Covid- 19 đã ảnh hưởng đến việc thu hoạch và phơi sấy cà phê, điều này khiến đẩy giá cà phê tăng mặc dùng đang trong thời gian thu hoạch. Với tình hình nguồn cung hạn chế ở một số quốc gia như Brazil, Colombia
55
và một số quốc gia khu vực Nam Mỹ, kèm theo nhu cầu của Anh tăng lên vào dịp cuối năm điều này cũng là một nguyên do góp phần giúp giá cà phê xuất khẩu tăng.
Biểu đồ 2. 10: Giá cà phê xuất khẩu của Việt Nam so với quốc gia khác cùng xuất khẩu sang thị trường Anh giai đoạn 2017- 2021
Đơn vị: USD/tấn
(Nguồn: Trademap, 2017-2021)
Giá cà phê xuất khẩu sang Anh đạt 2.415 USD/tấn, thấp nhất trong năm quốс giа xuất khẩu hàng đầu vào của Anh. Thương hiệu cà phê сủа Việt Nаm trên thị trường Anh hầu như сhưа сó để сó thể сạnh trаnh đượс về giá. Do đó, mức giá cà phê xuất khẩu của Việt Nam thường thấp hơn so với mức giá xuất khẩu của các nước cạnh tranh như Thuỵ Sĩ, Brazil, Colombia và Ý. Điều này cũng cho thấy chất lượng cà phê chưa cao, thể hiện ở khoảng cách trình độ cơng nghệ chế biến cà phê của Việt Nam so với các nước này. Sự không đồng đều trong chất lượng sản phẩm của các lô hàng là một trong những điểm yếu của cà phê Việt Nam là cho giá thấp. Bên cạnh đó, thơng tin trên thị trường thế giới khá phức tạp, khó dự đốn được diễn biến thị trường sẽ dẫn đến những tổn thất khi có sự biến động của giá cà phê.
Ngoài ra, so với các quốc gia như Ý, Brazil và Colombia thì giá cà phê Việt Nam khá rẻ. Riêng năm 2021, giá xuất khẩu cà phê của Việt Nam bằng một nửa của Brazil; giá cà phê xuất khẩu của Ý, Colombia gấp lần lượt là 3,6 và 2,43 lần so với Việt Nam. Đây là một lợi thế cạnh tranh của Việt Nam trên thị trường quốc tế, nhưng giá thấp đồng nghĩa với chất lượng sản phẩm thấp.
56