Mục Mức độ Tỷ lệ %
1. Chất lượng bài soạn Tốt 100
Khá 0
Trung bình 0
Không đạt 0
2. Đổi mới phương pháp dạy học Có 100 Khơng 0 3. Tính khả thi của đề tài Rất khả thi 98
Tương đối khả thi 2
Bình thường 0
Không khả thi 0
4. Đánh giá tiết dạy thực nghiệm
Giỏi 95
Khá 5
Trung bình 0
3.3.3. Ý kiến của học sinh
Các em rất thích học các tiết dạy thực nghiệm bởi vì các em được rèn luyện tìm nhiều cách giải cho một bài tốn, vân dụng linh hoạt các công thức, xem xét một bài tốn theo nhiều khía cạch, góc độ để tìm ra lời giải độc đáo, tối ưu. Qua các bài tập tìm sai lầm các em được khắc sâu kiến thức, tránh lặp lại sai lầm tương tự, các em phải tích cực tư duy, phân tích để có thể tìm ra lỗi. Hoạt động nhóm và thi đua giữa các nhóm làm cho khơng khí lớp sơi nổi, các thành viên hoà nhập, hợp tác với nhau để làm bài. Hơn nữa, các em còn được rèn luyện để có sự bình tĩnh, tự tin, mạnh dạn trình bày ý tưởng trước đám đơng, bình tĩnh trước các bài tốn khó.
KẾT LUẬN
Luận văn hoàn thành đã thu được các kết quả sau:
- Hệ thống các lí luận liên quan đến tư duy sáng tạo, qua đó xác định hướng rèn luyện tư duy sáng tạo cho học sinh trung học phổ thông qua dạy học nội dung phương trình lượng giác.
- Tìm hiểu nội dung phương trình lượng giác, thực trạng dạy và học nội dung phương trình lượng giác ở trường trung học phổ thông.
- Xây dựng hệ thống bài tập, thiết kế các hoạt động nhằm rèn luyện các yếu tố cơ bản của tư duy sáng tạo cho học sinh, có tác dụng kích thích sự phát triển tư duy sáng tạo của học sinh, đồng thời góp phần vào đổi mới phương pháp dạy học.
- Soạn giảng hai tiết thực nghiệm với kết quả tốt. Kết quả kiểm tra sau khi thực nghiệm bước đầu khẳng định tính khả thi của đề tài.
Từ những kết quả thu được về mặt lý luận và thực tiễn có thể kết luận rằng giả thuyết khoa học mà luận văn đã nêu là chấp nhận được, mục đích nghiên cứu của luận văn đã hoàn thành.
Do khả năng và thời gian nghiên cứu có hạn nên kết quả của luận văn mới chỉ dừng lại ở mức độ khiêm tốn và không thể tránh khỏi sai xót. Tác giả rất mong được sự quan tâm, góp ý của các thầy cơ, bạn đồng nghiệp để luận văn được hoàn thiện hơn và được áp dụng rộng rãi, góp phần nâng cao hiệu quả giảng dạy bộ mơn Tốn.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2006), Đại số 10, Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội. 2. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2006), Đại số và Giải tích 10 Nâng cao, Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội.
3. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2007), Đại số và Giải tích 11, Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội.
4. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2007), Đại số và Giải tích 11Nâng cao, Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội.
5. Bộ Giáo dục và Đào tạo (1998), Khuyến khích một số hoạt động trí tuệ của
học sinh qua mơn Tốn ở trường THCS, Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội.
6. Phan Huy Khải (2001), Toán nâng cao lượng giác, Nhà xuất bản Hà Nội . 7. Tô Thị Linh (2010), Rèn luyện tư duy sáng tạo cho học sinh khá giỏi trong
dạy học phương trình, bất phương trình chứa căn thức ở trường trung học phổ thông, Luận văn Thạc sĩ.
8. Bùi Văn Nghị (2008), Giáo trình phương pháp dạy học những nội dung cụ
thể mơn Tốn2004-2007), Nhà xuất bản Đại học Sư phạm, Hà Nội.
9. Bùi Văn Nghị - Vương Dương Minh - Nguyễn Anh Tuấn (2005), Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên giáo viên THPT chu kỳ III (2004-2007), Nhà xuất
bản Đại học Sư phạm, Hà Nội.
10. Phạm Thành Nghị (2011), Những Vấn đề về Tâm lí học Sáng tạo, Nhà
xuất bản Đại học Sư phạm, Hà Nội.
11. Lê Hồnh Phị (2010), Bồi dưỡng học sinh giỏi Tốn Đại số và Giải tích 11, Nhà xuất bản Đại học Quốc Gia Hà Nội.
12. Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội (2009), Phân phối chương trình mơn Tốn trung học phổ thông, Lưu hành nội bộ.
13. Đinh Thị Kim Thoa (2009), Bài giảng Tâm lý học dạy học, Chương trình Thạc sĩ lý luận và phương pháp dạy học.
14. Nguyễn Quang Uẩn (Chủ biên)-Nguyễn Văn Luỹ-Đinh Văn Vang (2006),
Giáo trình Tâm lý học đại cương, Nhà xuất bản Đại học Sư phạm, Hà Nội.
15. Lê Hải Yến (2008), Dạy và học cách tư duy, Nhà xuất bản Đại học Sư
PHỤ LỤC
MỘT SỐ HÌNH ẢNH DẠY THỰC NGHIỆM
Học sinh lớp 11A0 thảo luận nhóm
Dạy thực nghiệm tại lớp 12A0