Kết quả khảo sát

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Sử dụng sơ đồ tư duy trong dạy học Lịch sử thế giới cổ đại và trung đại lớp 10 trung học phổ thông (chương trình chuẩn) (Trang 30 - 38)

1.2. Thực trạng dạy học Lịch sử nói chung và việc sử dụng sơ đồ tư duy trong

1.2.3. Kết quả khảo sát

* Thực trạng của việc dạy học môn Lịch sử hiện nay:

Lịch sử là môn học quan trọng nằm trong hệ thống các môn học của hệ thống giáo dục trung học phổ thông. Tuy nhiên trong những năm gần đây vấn đề dạy và học môn Lịch sử ln ln đặt ra những câu hỏi lớn cần có lời giải.

Năm 2007 kết quả điểm thi đại học môn Lịch sử thực sự đã tạo ra một

“cú sốc” hay nói đúng hơn là “thảm họa lịch sử” theo cách dùng của PGS.

TS. Bùi Văn Ga, giám đốc Đại học Đà Nẵng, trưởng ban chấm thi Đại học - Cao đẳng năm học 2006 - 2007. Theo thống kê của Bộ Giáo dục và Đào tạo đăng trên báo Tiền Phong số ra ngày 4/8/2007 thì có 150.234 thí sinh có điểm từ 0 - 4.5 chiếm 95,7% tổng số thí sinh dự thi khối C , trong đó có tới 6000 thí sinh có điểm 0 mơn lịch sử.

Kỳ thi đại học, cao đẳng năm 2010 kết quả điểm thi đại học môn Lịch sử cũng rất thấp. Theo thống kê của Bộ Giáo dục và Đào tạo đăng trên trang vietbao.vn ngày 4 tháng 7 năm 2010 thì có tới 92% bài thi Lịch sử đạt điểm dưới trung bình , rất nhiều trường điểm khối C cao nhất chỉ là 15.5 điểm. ở trường Đại học Văn hóa TP Hồ Chí Minh, trong 732 thí sinh dự thi khối C thì có tới 692 bài thi đạt điểm thi dưới điểm 5 trong đó có tới 65 bài thi đạt điểm 0.

Theo thống kê sơ bộ kết quả điểm thi đại học môn Lịch sử ở Trường Đại học Đà Nẵng đăng trên báo điện tử Dân trí tuyển sinh ngày 22 tháng 7 năm 2010 thì có 2829 bài thi Lịch sử dưới điểm 5 chiếm 93% tổng số thí sinh dự thi, khơng có bài thi đạt điểm 9, 10 mơn Lịch sử , chỉ có 18 bài thi đạt điểm 8.

Như vậy có trong những năm gần đây điểm thi khối C nói chung và điểm thi mơn Lịch sử nói riêng ln có kết quả thấp nhất trong tất cả các môn thi.

Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng điểm thi mơn Lịch sử thấp theo ý kiến đánh giá của các nhà nghiên cứu là do:

Trước hết, xuất phát từ chính những quan niệm của phụ huynh, của học sinh thậm chí là của cả một số giáo viên. Đó là quan niệm coi môn Lịch sử là

“môn phụ”, rất nhiều bậc phụ huynh cho rằng học các mơn xã hội thì “khơng có tương lai”. Rất nhiều học sinh lại có tư duy rằng các môn xã hội chỉ dành

cho nhưng người kém thông minh. Thực tế cho thấy, phần lớn học sinh học theo ban xã hội thường là các em có mức học trung bình, chỉ có một số học sinh mới có mức học khá Lịch sử với niềm yêu thích thực sự.

Học sinh đạt điểm kém môn Lịch sử cũng là vì học sinh khơng thích học Lịch sử, khơng thích học dẫn đến tình trạng học sinh học Lịch sử như là một môn học bắt buộc. Từ việc phát gần 200 phiếu điều tra về việc học môn Lịch sử của học sinh trường THPT Việt Đức - Hà Nội thì có 40% học sinh thích học mơn Lịch sử và có tới 60% học sinh khơng có hứng thú với mơn học này. Lí do được các em đưa ra ở đây là lịch sử có quá nhiều kiến thức cần phải nhớ, phải học, không tạo hứng thú.

Một nguyên nhân khác nữa khiến học sinh bị điểm thấp môn Lịch sử là do phần lớn các học sinh khơng có phương pháp trong việc học để kiểm tra cũng như để hệ thống hóa kiến thức Lịch sử. Từ việc phát 100 phiếu điều tra cho học sinh của lớp 10 về phương pháp học Lịch sử của các em học sinh trường THPT Việt Đức, chúng tôi thu được kết quả như sau (Bảng 1.4) :

Bảng 1.1. Thống kê các phương pháp học Lịch sử của học sinh trường THPT Việt Đức Số lƣợng Nội dung Số phiếu Tỉ lệ % Phương pháp học thuộc 59 59% Phương pháp làm bài tập lịch sử 2 10% Phương pháp học theo những kiến thức cơ bản chép trên giấy 10 2% Phương pháp sử dụng sơ đồ tư duy 29 29%

Như vậy là phương pháp học Lịch sử chủ yếu của học sinh là học thuộc, với phương pháp học thuộc nếu không hiểu nội dung của bài học thì khi học theo phương pháp này sẽ tạo ra rất nhiều hạn chế. Học sinh sẽ chỉ học bài nào biết bài đó, học thuộc nếu khơng hiểu nội dung bản chất sẽ quên ngay, với phương pháp học này học sinh sẽ không liên kết, liên hệ được kiến thức giữa các bài và các chương với nhau. Phương pháp học này có lẽ cũng là một trong những nguyên nhân của tình trạng học sinh đạt điểm thấp mơn Lịch sử.

Phương pháp dạy học của giáo viên Lịch sử cũng là yếu tố quan trọng, quyết định nhất đối với kết quả học tập môn Lịch sử của học sinh. Qua điều tra thực tế học sinh trường THPT Việt Đức thì cho kết quả là: 61% học sinh trả lời rằng phương pháp chủ yếu mà các giáo viên dạy Lịch sử sử dụng là phương pháp thuyết trình, 36% học sinh trả lời rằng phương pháp mà giáo viên sử dụng chủ yếu là phương pháp vấn đáp.

Như vậy việc áp dụng những phương pháp mới trong dạy học Lịch sử chính là yếu tố quyết định để tạo hứng thú cho học sinh và nâng cao hiệu quả của quá trình dạy học Lịch sử ở các trường THPT hiện nay.

* Thực trạng của việc sử dụng sơ đồ tư duy trong dạy học lịch sử ở trường trung học phổ thông

Sử dụng sơ đồ tư duy trong dạy học ở các trường trung học phổ thông

Sơ đồ tư duy là một phương pháp dạy học mới gây được sự chú ý của rất nhiều giáo viên và cả các em học sinh THCS, THPT trong nhiều năm gần đây. Ở Việt Nam, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có dự án giáo dục THCS do Tiến sĩ Trần Đình Châu làm giám đốc nhằm nghiên cứu và ứng dụng bản đồ tư duy trong hoạt động dạy học và quản lý nhà trường chủ yếu ở các trường THCS, rất nhiều giáo viên đã tham gia dự án này. Từ năm 2006 đến năm 2009, nhóm nghiên cứu của dự án đã nghiên cứu và thử nghiệm thành công

thiết kế sơ đồ tư duy trong dạy học ở một số trường ở Hà Nội, Bắc Giang và một số nơi khác.

Ở trường THCS Hoàng Xuân Hãn (Đức Thọ - Hà Nội), sau hơn 20 năm giảng dạy, thầy giáo Nguyễn Thanh Tùng giáo viên lớp 8 cho biết: “từ khi thực hiện chương trình sơ đồ tư duy áp dụng vào giảng dạy và học đã tạo sự tích cực cho học sinh và giáo viên và học sinh làm viêc nhiều hơn nhưng cảm thấy thoải mái và hứng thú hơn” [26, tr. 12]

Ở Hà Nội sơ đồ tư duy cũng được sử dụng trong giảng dạy và học ở một số trường. Đài truyền hình Việt Nam cũng đã thực hiện một phóng sự về việc sử dụng sơ đồ tư duy trong học tập của học sinh trường Mari Quiri - Hà Nội. Ở trường Mari Quyri có rất nhiều học sinh đã sử dụng sơ đồ tư duy trong ghi chép, ôn tập các môn học nhất là mơn Lịch sử, Địa lí, Sinh học … và đã thu đươc kết quả rất tốt.

Tuy nhiên cũng có khơng ít giáo viên và học sinh chưa biết hoặc đã biết nhưng ngại sử dụng sơ đồ tư duy trong giảng dạy. Nguyên nhân chủ yếu là do:

Việc vẽ sơ đồ tư duy phải chuẩn bị giấy, bút, tẩy…và việc vẽ cũng mất nhiều thời gian.

Muốn vẽ được sơ đồ tư duy ngay trên lớp địi hỏi học sinh phải có q trình đọc và tìm hiểu bài trước ở nhà vì thế học sinh ngại làm việc này .

Một số học sinh thì cho rằng sơ đồ tư duy khơng thích hợp với việc học để thi tự luận hoặc kiểm tra theo hình thức trắc nghiệm.

Từ việc hướng dẫn học sinh vẽ đến việc hướng dẫn học sinh sử dụng bản đồ tư duy là cả một q trình, khơng thể tiến hành ngay trong một tiết học. Đây cũng là lí do khiến nhiều giáo viên ngại dùng sơ đồ tư duy trong dạy học. Phương pháp dạy học truyền thống vẫn được sử dụng rộng rãi trong dạy học.

Ở đây không phải là phương pháp dạy học truyền thống sẽ không thu được hiệu quả, khơng có phương pháp nào được coi là “vạn năng”. Nếu giáo

dục biết kết hợp sử dụng các phương pháp dạy học mới với phương pháp dạy học truyền thống thì sẽ thu đươc sự hứng thú và sự chú ý của học sinh trong giờ học .

Sử dụng sơ đồ tƣ duy trong dạy học lịch sử ở trƣờng trung học phổ thông Việt Đức - Hà Nội

Trong quá trình tiến hành phát phiếu điều tra cho 100 học sinh lớp 10 ở trường THPT Việt Đức có thể thấy rằng rất nhiều học sinh đã được biết, được nghe tới sơ đồ tư duy. Tuy nhiên mặc dù đã được biết nhưng số lượng học sinh sư dụng sơ đồ tư duy trong học tập mơn Lịch sử vẫn cịn rất hạn chế, học sinh vẫn ngại trong viêc sử dụng sơ đồ tư duy, cũng có những học sinh nói rằng biết đến sơ đồ tư duy nhưng lại thấy rằng “nó khơng mang lại lợi ích gì”. Qua điều tra thì thấy rằng có tới 51% học sinh chưa bao giờ sử dụng sơ

đồ tư duy trong học tập môn Lịch sử . Số học sinh con lại là 49% đã từng sử dụng sơ đồ tư duy trong học môn Lịch sử nhưng không ở mức độ thường xuyên. Theo kết quả điều tra về phương pháp học tập Lịch sử của học sinh trường trường THPT Việt Đức trước mỗi bài kiểm tra thì có tới 68% học sinh học Lịch sử bằng phương pháp học thuộc, hoặc là học sinh học bằng cách chép những kiến thức cơ bản ra giấy rồi học. Phương pháp học thuộc tạo ra rất nhiều hạn chế cho học sinh trong quá trình học và ơn tập cũng như quá trình tiếp thu các tri thức Lịch sử. Các em học rồi quên ngay, hơn nữa Lịch sử là môn học thuộc.

Với nội dung kiến thức dài nếu học theo phương pháp này sẽ tạo ra rất nhiều áp lực cho học sinh trong việc tiếp thu kiến thức Lịch sử. Trong khi đó có20% hay chính xác là 20 học sinh thường xuyên sử dụng sơ đồ tư duy để học bài Lịch sử trước khi kiểm tra.(xem biểu đồ 1.4)

68% 2%

10%

20% Phương pháp học thuộc

Làm bài tập

Phương pháp viết ra giấy Sử dụng sơ đồ tư duy

Hình 1.4. Biểu đồ so sánh các phương pháp học tập môn Lịch sử của học sinh trường THPT Việt Đức

Như vậy qua kết quả điều tra thì thấy rằng có 49% học sinh trường THPT Việt Đức đã từng sử dụng tư duy trong học lịch sử nhưng trong đó có 20% học sinh thường xuyên sử dụng sơ đồ tư duy trong học lịch sử. Từ đó có thể rút ra nhận xét rằng việc sử dụng sơ đồ tư duy trong học lịch sử vẩn chưa thực sự phổ biến trong học sinh THPT.

Trường THPT Việt Đức vốn là trường có đội ngũ giáo viên dạy Lịch sử tương đối nhiều kinh nghiệm tuy nhiên với giáo viên ở đây thì sơ đồ tư duy còn là một phương pháp mới. Qua việc điều tra phương pháp dạy học Lịch sử của giáo viên Lịch sử thì có 61% học sinh trả lời rằng phương pháp dạy Lịch sử của giáo viên chủ yếu là phương pháp thuyết trình.

Như vậy, sơ đồ tư duy là một phương pháp dạy và học Lịch sử được giáo viên và học sinh biết đến rất nhiều. Tuy nhiên, việc sử dụng phương pháp này vẫn chưa phải là một phương pháp được sử dụng rộng rãi trong các trường THPT hiện nay.

TIỂU KẾT CHƢƠNG 1

Chương 1 đã tập trung làm rõ một số vấn đề lý luận và thực tiễn của việc sử dụng sơ đồ tư duy trong dạy học môn Lịch sử ở trường trung học phổ thông, sự cần thiết cũng như những yêu cầu cơ bản đặt ra trong quá trình thiết kế và sử dụng sơ đồ tư duy vào dạy học Lịch sử ở trường THPT.

Trong chương 1, đề tài cũng tập trung khảo sát thực trạng việc dạy học Lịch sử nói chung và việc sử dụng sơ đồ tư duy trong môn Lịch sử ở trường THPT nói riêng, từ đó chỉ ra một số hạn chế mà các giáo viên thường gặp phải khi sử dụng SĐTD vào dạy học mơn Lịch sử. Đó là cơ sở thực tiễn quan trọng để chúng tôi đề xuất việc sử dụng sơ đồ tư duy vào dạy học môn Lịch sử ở trường THPT.

Trong chương 2, đề tài sẽ đi sâu vào việc đề xuất phương pháp sử dụng sơ đồ tư duy vào dạy học phần Lịch sử thế giới cổ - trung đại lớp 10 (chương trình chuẩn).

CHƢƠNG 2

PHƢƠNG PHÁP SỬ DỤNG SƠ ĐỒ TƢ DUY VÀO DẠY HỌC PHẦN

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Sử dụng sơ đồ tư duy trong dạy học Lịch sử thế giới cổ đại và trung đại lớp 10 trung học phổ thông (chương trình chuẩn) (Trang 30 - 38)