Vị trí, mục tiêu, nội dung cơ bản của lịch sử Việt Nam từ năm 1930 đến

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thiết kế và sử dụng bài tập theo hướng phát triển năng lực vận dụng kiến thức cho học sinh trong dạy học lịch sử việt nam từ 1930 đến 1954, trường trung học phổ thông (Trang 55)

1.3 .Tiểu kết chương 1

2.1.Vị trí, mục tiêu, nội dung cơ bản của lịch sử Việt Nam từ năm 1930 đến

2.1. Vị trí, mục tiêu, nội dung cơ bản của lịch sử Việt Nam từ năm 1930 đến 1954 1954

2.1.1. Vị trí.

Trong chương trình SGK Lịch sử lớp 12 THPT, Lịch sử Việt Nam từ năm 1930 đến năm 1954 thuộc chương II và chương III, phần hai: Lịch sử Việt Nam từ năm 1919 đến năm 2000, được phản ánh trong 7 bài (từ bài 14 đến bài 20). Nó cung cấp cho HS những hiểu biết cơ bản, hệ thống, toàn diện về các sự kiện của dân tộc từ sau khi Đảng cộng sản VN ra đời (1930) đến chiến thắng Điện Biên Phủ và Hiệp định Giơnevơ về Đơng Dương được kí kết (1954), kết thúc cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp.

Lịch sử VN trong giai đoạn này được tiếp nối bởi chương I: Việt Nam từ 1919 đến 1930 và trước chương IV: Việt Nam từ 1954 đến 1975. Đây là chặng đường gần 20 năm Đảng lãnh đạo nhân dân tiến hành thành cơng cuộc đấu tranh giành chính quyền trong cách mạng tháng Tám năm 1945, tiếp đó là 9 năm kháng chiến trường kì kháng chiến chống thực dân Pháp và can thiệp Mĩ, bảo vệ nền độc lập dân tộc, xây dựng chính quyền dân chủ nhân dân và đã giành thắng lợi bằng chiến thắng Điện Biên Phủ và việc kí kết hiệp định Giơ ne vơ 1954 về lập lại hịa bình ở Đơng Dương.

2.1.2. Mục tiêu.

2.1.2.1. Về kiến thức.

Trong thời kì lịch sử Việt Nam từ 1930 đến 1945 học sinh cần:

+ Biết được những hoàn cảnh lịch sử dẫn đến phong trào cách mạng 1930 – 1931, phong trào dân chủ 1936 – 1939, phong trào giải phóng dân tộc 1939-1945.

+ Hiểu rõ nội dung chủ trương của Đảng trong từng phong trào, biết được sự chuyển hướng trong chủ trương đấu tranh của Đảng là nguyên nhân chính dẫn tới sự bùng nổ và phát triển, thắng lợi của các phong trào.

Phong trào cách mạng 1930 – 1931chủ trương của Đảng thể hiện trong nội dung của Chính cương vắn tắt, sách lược vắn tắt đầu năm 1930 và Luận cương chính trị tháng 10 – 1930. Đánh giá được mặt tích cực và hạn chế trong chủ trương của Đảng thể hiện trong Luận cương.

Phong trào dân chủ 1936 – 1939 chủ trương của Đảng thể hiện trong nội dung Hội nghị ban chấp hành trung ương Đảng cộng sản Đông Dương 7-1936.

Phong trào giải phóng dân tộc 1939-1945 chủ trương của Đảng có sự chuyển hướng thể hiện trong nội dung Hội nghị ban chấp hành trung ương Đảng cộng sản Đông Dương tháng 11-1939 và hoàn chỉnh trong Hội nghị ban chấp hành trung ương Đảng cộng sản Đông Dương tháng 5-1941.

+ Liệt kê được những sự kiện chính diễn ra trong từng phong trào. Hiểu và đánh giá được ý nghĩa của những sự kiện đỉnh cao của từng phong trào: xô viết Nghệ - Tĩnh trong phong trào 1930-1931, khởi nghĩa từng phần, cao trào kháng Nhật cứu nước (từ tháng 3-1945 đến giữa 8-1945), tổng khởi nghĩa tháng 8-1945 trong phong trào giải phóng dân tộc 1939-1945.

+ Biết được những sự kiện chủ yếu của công cuộc chuẩn bị tiến tới khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền trong cách mạng tháng 8 năm 1945 : Nguyễn Ái Quốc về nước (1941), nội dung chủ yếu của Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ 8 (5 - 1941) , cơng cuộc xây dựng lực lượng chính trị: sự phát triển của Mặt trận Việt Minh, xây dựng lực lượng vũ trang: thành lập Đội Việt Nam tuyên truyền Giải phóng quân, xây dựng căn cứ địa cách mạng...

+ Biết được quá trình chuẩn bị của Đảng và chủ tịch Hồ Chí Minh cho sự ra đời của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà (2 -9 -1945). Đánh giá được ý nghĩa của sự kiện 2-9-1945.

+ Phân tích ý nghĩa lịch sử và nguyên nhân thắng lợi, bài học kinh nghiệm của Cách mạng tháng Tám năm 1945. Giải thích được nguyên nhân quan trọng nhất

làm nên thắng lợi của cách mạng. Phân tích được bài học kinh nghiệm của cách mạng tháng 8 năm 1945 có thể vận dụng vào cơng cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền lãnh thổ hiện nay.

Trong thời kì Lịch sử từ 1945 đến 1954 học sinh cần:

+ Biết được những thuận lợi và khó khăn của nước ta trong hơn năm đầu sau Cách mạng tháng Tám 1945 đặc biệt là hiểu rõ tình thế “ngàn cân treo sợi tóc” của cách mạng nước ta trong thời kì này.

+ Hiểu được những biện pháp giải quyết khó khăn trước mắt và chuẩn bị cho kháng chiến: bước đầu xây dựng chính quyền cách mạng, giải quyết nạn đói, nạn dốt và khó khăn về tài chính...trong năm đầu sau Cách mạng tháng Tám 1945. Trên cơ sở đó đánh giá được tình hình đất nước hiện nay và đưa ra được một số biện pháp để giải quyết khó khăn của đất nước hiện nay.

+ Hiểu rõ được sự sáng suốt mềm dẻo về chủ trương và sách lược của Đảng, Chính phủ và chủ tịch Hồ Chí Minh trong cơng cuộc chống ngoại xâm, nội phản, bảo vệ chính quyền cách mạng : chống thực dân Pháp trở lại xâm lược ở miền Nam. Đấu tranh với Trung Hoa Dân Quốc và bọn phản cách mạng ở miền Bắc ( từ sau 2- 9-1945 đến 6-3-1946 ). Tiếp đó lại hịa hỗn với Pháp nhằm đẩy quân Trung Hoa Dân Quốc ra khỏi nước ta (từ 6-3-1946 đến trước 19-12-1946)

+ Hiểu rõ hoàn cảnh dẫn đến việc Đảng, Chính phủ phát động toàn quốc kháng chiến, chủ tịch Hồ Chí Minh ra Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến và những nội dung cơ bản của đường lối kháng chiến chống thực dân Pháp của Đảng, chính phủ.

+ Biết được những thắng lợi quân sự tiêu biểu của quân dân ta trong kháng chiến chống Pháp (1946-1954): cuộc chiến đấu anh dũng của quân dân thủ đô Hà Nội và các đô thị Bắc vĩ tuyến 16, chiến thắng Việt Bắc thu đông 1947, chiến dịch Biên Giới thu đông năm 1950, cuộc tiến công chiến lược Đông- Xuân (1953- 1954) và đặc biệt là chiến thắng đỉnh cao trong chiến dịch Điện Biên Phủ 1954.

+ Hiểu được những chính sách xây dựng hậu phương và những kết quả chính đã đạt được trong cơng cuộc xây dựng hậu phương về mọi mặt (Chính trị, quân sự,

kinh tế, giáo dục). Đánh giá được tác dụng đối với cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1946-1954)

+ Hiểu rõ âm mưu, thủ đoạn của thực dân Pháp và can thiệp Mĩ trong cuộc chiến tranh Đông Dương thông qua các kế hoạch Rơ ve (1949), Đờ lát đờ Tátxinhi ( 1950), kế hoạch Na va (1953) cũng như sự thất bại của Pháp - Mĩ trong các kế hoạch đó.

+ Biết được những nội dung cơ bản của Hiệp định Giơ - ne - vơ về kết thúc chiến tranh lập lại hịa bình ở Đơng Dương (1954). Đánh giá được mặt tích cực và hạn chế của Hiệp định, giải thích được nguyên nhân của những hạn chế.

+ Hiểu rõ được ý nghĩa lịch sử và nguyên nhân thắng lợi cuộc kháng chiến chống Pháp (1945-1954).

2.1.2.2. Về kĩ năng.

+ Giúp học sinh rèn luyện các kĩ năng của bộ mơn như: sử dụng SGK để tìm tịi kiến thức, phát triển óc quan sát gắn liền với kĩ năng sử dụng tranh ảnh, bản đồ, sơ đồ, phim tài liệu…

+ Phát triển kĩ năng phân tích, tổng hợp sự kiện, hiện tượng để rút ra bản chất, kĩ năng đánh giá sự kiện, nhân vật lịch sử.

2.1.2.3. Về tư tưởng, tình cảm, thái độ.

+ Khơi dậy trong học sinh lòng yêu nước, niềm tự hào dân tộc, biết ơn, khâm phục tinh thần chiến đấu anh dũng của cha ông đã xả thân vì nền độc lập dân tộc. Giúp học sinh hiểu rõ giá trị cao quý của độc lập dân tộc từ đó có ý thức giữ gìn, bảo vệ độc lập.

+ Củng cố niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng.

+ Giáo dục học sinh lòng căm thù các thế lực ngoại xâm (Pháp,Nhật, Mĩ và tay sai), khâm phục quyết tâm chiến đấu chống ngoại xâm bảo vệ độc lập dân tộc, tinh thần lao động cần cù, sáng tạo xây dựng chính quyền dân chủ của nhân dân

2.1.2.4. Về năng lực.

Dạy học lịch sử Việt Nam từ năm 1930 đến năm 1954 cần phát triển cho học sinh các năng lực sau:

+ Năng lực tự học với SGK, sưu tầm tài liệu, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực ngơn ngữ, tư duy

+ Năng lực trình bày, tái hiện sự kiện lịch sử, năng lực giải thích, phân tích, đánh giá vấn đề lịch sử, năng lực so sánh, phân tích, nhận xét, đánh giá, vận dụng liên hệ kiến thức lịch sử đã học để giải quyết những vấn đề thực tiễn đặt ra, đưa ra quan điểm lịch sử, rút ra các bài học lịch sử.

2.1.3. Nội dung chủ yếu của lịch sử Việt Nam từ năm 1930 đến năm 1954.

Thời kì 1930-1945

Tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929-1933 cùng với cuộc “khủng bố trắng” của thực dân Pháp sau khởi nghĩa Yên Bái (9/2/1930), đã làm bùng nổ phong trào cách mạng quần chúng cả nước trong những năm 1930-1931. Sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam đã đưa phong trào lên tới đỉnh cao với sự thành lập các Xô Viết Nghệ Tĩnh. Từ giữa năm 1931 phong trào trong cả nước dần dần lắng xuống và đi vào thoái trào. Mặc dù thất bại nhưng phong trào đã khẳng định đường lối đúng đắn của Đảng, quyền lãnh đạo của giai cấp công nhân đối với cách mạng Đông Dương. Từ phong trào khối liên minh cơng nơng được hình thành, để lại nhiều kinh nghiệm quý báu về công tác tư tưởng, về xây dựng khối liên minh công nông, về tổ chức và lãnh đạo quần chúng đấu tranh. Phong trào là cuộc tập dượt đầu tiên cho cách mạng tháng Tám.

Sau phong trào cách mạng 1930-1931, thực dân Pháp tăng cường đàn áp, khủng bố cách mạng kết hợp với các thủ đoạn chính trị lừa bịp, làm cho cách mạng nước ta tổn thất nặng nề. Từ năm 1932 đến năm 1935 Đảng tiến hành cuộc đấu tranh phục hồi lực lượng cách mạng. Tháng 3/1935 Đại hội toàn quốc lần đầu tiên của Đảng họp tại Ma Cao (Trung Quốc) đã đánh dấu mốc quan trọng: Đảng đã khôi phục được hệ thống tổ chức từ trung ương đến địa phương, đã khôi phục được các tổ chức quần chúng của Đảng.

Trong bối cảnh lịch sử những năm 1936-1939, khi chủ nghĩa phát xít ở Italia, Đức, Nhật bản dành thắng lợi bước đầu, ở nước ta dấy lên phong trào đấu tranh công khai rộng lớn. Phong trào đã thu hút đông đảo quần chúng tham gia dưới sự lãnh đạo của Đảng, đấu tranh đòi tự do dân sinh, dân chủ, cơm áo, hịa bình. Đây là phong trào quần chúng có mục tiêu, hình thức đấu tranh mới mẻ ở nước ta và rất hiếm có ở một nước thuộc địa. Qua phong trào quần chúng giác ngộ về chính trị, cán bộ được tập hợp và trưởng thành, Đảng tích lũy được nhiều kinh nghiệm đấu tranh, để lại nhiều bài học kinh nghiệm quý báu về vận động tổ chức quần chúng đấu tranh, về hình thức đấu tranh, về khẩu hiệu đấu tranh… Phong trào dân chủ 1936-1939 là cuộc tập dượt thứ hai cho cách mạng tháng Tám.

Cuộc chiến tranh thế giới thứ hai (1939-1945) đã tác động đến tồn thế giới trong đó có Việt Nam. Đầu năm 1941, Nguyễn Ái Quốc về nước trực tiếp lãnh đạo cách mạng, chủ trì Hội nghị trung ương 8 (tháng 5/1941), hoàn chỉnh chủ trương được đề ra từ Hội nghị trung ương tháng 11/1939: giương cao hơn nữa ngọn cờ giải phóng dân tộc, giải quyết vấn đề dân tộc trong phạm vi từng nước ở Đông Dương. Từ đây, cách mạng nước ta đẩy mạnh công cuộc chuẩn bị tiến tới tổng khởi nghĩa giành chính quyền.

Cách mạng tháng Tám năm 1945 thắng lợi là kết quả của quá trình chuẩn bị và tập dượt trong 15 năm từ khi Đảng ra đời. Đảng đã lãnh đạo cuộc đấu tranh qua nhiều giai đoạn, toàn diện và trực tiếp nhất là giai đoạn chuẩn bị tiến tới Tổng khởi nghĩa 1939-1945. Tổng khởi nghĩa thắng lợi, chính quyền đã về tay nhân dân, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa được thành lập.Thắng lợi này đã mở ra kỷ nguyên mới của dân tộc: kỷ nguyên độc lập, tự do, kỷ nguyên nhân dân lao động nắm chính quyền, làm chủ đất nước, làm chủ vận mệnh dân tộc, kỷ nguyên giải phóng dân tộc gắn liền với giải phóng xã hội..

Thời kì 1945-1954:

Trong hơn năm đầu sau cách mạng tháng Tám, đất nước gặp mn vàn khó khăn, thử thách, những khó khăn chồng chất về giặc đói, giặc dốt, thiếu thốn về tài chính đặc biệt là sự đe dọa của giặc ngoại xâm- phía Bắc, quân Trung Hoa Dân

quốc kéo vào dưới danh nghĩa đồng minh vào giải pháp quân phát xít Nhật, phía Nam quân Anh dọn đường cho thực dân Pháp quay lại xâm lược. Tất cả đe dọa nghiêm trọng đến chính quyền non trẻ mà ta vừa giành được. Tình thế hết sức hiểm nghèo, khác nào “ngàn cân treo sợi tóc”. Nhân dân ta vừa xây dựng chính quyền cách mạng, xây dựng chế độ dân chủ nhân dân, giải quyết nạn đói, nạn dốt và những khó khăn về tài chính, vừa đấu tranh chống ngoại xâm, nội phản bảo vệ nền độc lập. Với những chính sách đúng đắn, sáng suốt ( vừa cứng rắn về nguyên tắc vừa mềm dẻo về sách lược, biết lợi dụng mâu thuẫn trong hàng ngũ kẻ thù, không cho chúng tập trung lực lượng để chống ta) Đảng đã tạo cơ sở thực lực để ta bước vào cuộc kháng chiến chống Pháp. Từ cuối năm 1946, toàn dân ta tiến hành cuộc kháng chiến chống Pháp trên phạm vi cả nước.

Cuộc kháng chiến chống Pháp (1945-1954) tiến hành trong điều kiện nước ta đã giành được độc lập và chính quyền, vì vậy vừa kháng chiến vừa kiến quốc là hai nhiệm vụ chiến lược của cách mạng nước ta trong thời kỳ này:

+ Trong cuộc kháng chiến chống Pháp xâm lược, Đảng ta đã đề ra đường lối kháng chiến: Toàn dân, toàn diện, trường kỳ, tự lực cánh sinh, tranh thủ sự ủng hộ của quốc tế. Đường lối kháng chiến trên nhằm phát huy sức mạnh toàn dân, toàn diện của dân tộc, khắc phục những nhược điểm của ta về vật chất, kĩ thuật, vừa đánh vừa bồi dưỡng sức ta, làm cho ta càng đánh càng mạnh để cuối cùng giành thắng lợi hồn tồn. Đường lối kháng chiến đó đã được thể hiện một cách rất phong phú sinh động trong thực tiễn kháng chiến của quân và dân ta trên tất cả mọi mặt hoạt động: qn sự, kinh tế, chính trị, văn hóa… Đường lối kháng chiến của Đảng là ngọn cờ để đoàn kết toàn Đảng, toàn dân, động viên cao nhất sức mạnh của toàn dân đánh thắng kẻ thù xâm lược.

+ Trong kháng chiến toàn quốc chống Pháp, quân dân ta đã giành thắng lợi to lớn trên lĩnh vực quân sự:

Cuộc chiến đấu của quân dân ta ở các đô thị (12-1946 đến 2-1947) đã đánh bại hoàn toàn âm mưu và kế hoạch của thực dân Pháp nhằm đánh úp cơ quan đầu não của ta tại Hà Nội, tiêu diệt lực lượng vũ trang của ta ở các thành thị, có tác dụng

giữ chân địch lại, chặn đứng âm mưu “đánh nhanh thắng nhanh” của thực dân Pháp, tạo điều kiện cho cả nước chuyển vào kháng chiến lâu dài.

Chiến thắng Việt Bắc 1947 đã làm nức lòng quân dân ta trong cả nước, làm cho uy tín của chính phủ kháng chiến càng được nâng cao. Nó thể hiện sự trưởng thành của quân đội ta, khẳng định rằng đường lối kháng chiến của ta có thể đẩy lùi những cuộc tiến cơng qn sự lớn của địch. Chiến thắng Việt Bắc đã giáng một đòn quyết định vào chiến lược “đánh nhanh thắng nhanh” của Pháp, buộc chúng phải chuyển sang đánh lâu dài với ta, đưa cuộc kháng chiến của ta chuyển sang giai đoạn mới.

Chiến dịch Biên Giới 1950 là chiến dịch tiến công lớn đầu tiên của ta trong kháng chiến chống thực dân Pháp giành được thắng lợi. Chiến thắng này đã đánh dấu sự trưởng thành của quân đội ta về sức chiến đấu, giúp ta giành được quyền chủ động trên chiến trường chính Bắc Bộ, đẩy địch ngày càng lún sâu vào thế bị động đối phó.

Trước sự sa lầy và thất bại của quân Pháp, đế quốc Mĩ ra sức can thiệp sâu vào chiến tranh Đông Dương, ép Pháp phải kéo dài và mở rộng chiến tranh đồng thời

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thiết kế và sử dụng bài tập theo hướng phát triển năng lực vận dụng kiến thức cho học sinh trong dạy học lịch sử việt nam từ 1930 đến 1954, trường trung học phổ thông (Trang 55)