Nguyên nhân của hạn chế

Một phần của tài liệu Phân tích hiệu quả hoạt động của công ty cổ phần may sông hồng (Trang 74 - 88)

5. Kết cấu khóa luận tốt nghiệp

2.2. Đánh giá chung tình hình tài chính tại Cơng ty cổ phần May

2.2.3. Nguyên nhân của hạn chế

Nguyên nhân hầu hết mang tính khách quan từ đại dịch covid-19 khi mà trong năm 2020, ảnh hưởng của dịch Covid-19 khiến thương mại ngành dệt may toàn cầu giảm 3,89% so với năm 2019.Chỉ số sản xuất công nghiệp ngành dệt giảm 0,5%; ngành sản xuất trang phục giảm 4,9% do đại dịch Covid-19 làm đứt gãy nguồn cung nguyên liệu, thu hẹp thị trường tiêu thụ các sản phẩm may mặc, nhu cầu sản phẩm dệt may giảm sút mạnh khi người tiêu dùng trên thế giới chỉ quan tâm đến đồ dùng thiết yếu và phịng chống dịch.

Do một phần về cơng tác bán hàng của doanh nghiệp chưa thực sự mang nhiều tính đột phá vẫn cịn đi theo lối mịn chưa có những sản phẩm mang tính đột phá nên chưa thể nâng giá thành sản phẩm để tăng được giá thành sản phẩm.

Chương 3. GIẢI PHÁP CẢI THIỆN TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA CTCP MAY SƠNG HỒNG

3.1. Mục tiêu và phương hướng hoạt động Công ty cổ phần May Sông Hồng

3.1.1. Mục tiêu

Năm 2022, May Sông Hồng đặt mục tiêu doanh thu đạt 4.900 tỉ đồng và lợi nhuận trước thuế dự kiến đạt 500 tỉ đồng và dự kiến trả cổ tức tỉ lệ 15 - 30%.

Theo báo cáo, năm 2022, công ty sẽ nỗ lực vượt qua những thách thức về mơi trường kinh doanh như tình hình dịch bệnh và chiến tranh để duy trì mục tiêu tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận ổn định. Khu sản xuất may xuất khẩu Sơng Hồng - SH10 chính thức được đưa vào hoạt động, góp phần quan trọng trong việc tăng năng lực sản xuất và doanh thu của công ty.

Năm 2021, công ty đánh giá, hoạt động sản xuất của các nhà máy, phân xưởng của đều vận hành ổn định trong cả năm, tỉ lệ lấp đầy các chuyền may là 100%, từ đó đón đầu được sự hồi phục nhu cầu hàng may mặc từ các thị trường xuất khẩu.

Về kết quả kinh doanh, May Sông Hồng ghi nhận doanh thu thuần đạt gần 4.748 tỉ đồng, vượt 13% kế hoạch năm và tăng 24,5% so với năm 2020. Lợi nhuận sau thuế đạt hơn 442 tỉ đồng, vượt 30% kế hoạch năm và gấp 1,9 lần thực hiện năm 2020. Theo tờ trình phương án phân phối lợi nhuận năm 2021, công ty trả cổ tức bằng tiền mặt với tỉ lệ 45%.

Công ty sẽ trình Đại hội phương án phát hành hơn 25 triệu cổ phiếu để trả cổ tức năm 2021 theo tỉ lệ 2:1 (cổ đông sở hữu 2 cổ phiếu sẽ được nhận 1 cổ phiếu mới). Thời gian thực hiện dự kiến trong năm 2022, sau khi được UBCKNN chấp thuận. Tổng giá trị phát hành theo mệnh giá là hơn 250 tỉ đồng. Nguồn vốn thực hiện từ lợi nhuận sau thuế chưa phân phối tại ngày 31/12/2021 trên Báo cáo tài chính hợp nhất kiểm tốn năm 2021 của công ty

3.1.2. Phương hướng

Công ty may Sông Hồng đã từng bước trưởng thành và mở rộng hơn về quy mô kinh doanh trên thị trường trong nước và thế giới. Sản phẩm của Công ty sản xuất ra đã đủ tiêu chuẩn để đáp ứng nhu cầu xuất khẩu, còn lại là đáp ứng nhu cầu trong nước. Tuy nhiên để có thể cạnh tranh được với các Công ty trong nước và ngồi nước, cơng ty cần đề ra phương hướng hoạt động cho các năm tới trên cơ sở kết quả hoạt động kinh doanh, kết quả cạnh tranh và kết quả hoạt động xuất khẩu của các năm trước, kết quả nghiên cứu thị trường, đồng thời đánh giá điều kiện thuận lợi và khó khăn của cơng ty. Cùng với việc mở rộng đầu tư xây dựng thêm phân xưởng may. Tiếp tục phát huy sức mạnh của mình và góp phần với các doanh nghiệp trong tồn ngành thực hiện chiến lược tăng tốc phát triển ngành dệt may Việt Nam. Mở rộng hoạt động của công ty tới thị trường nhiều tiềm năng trong những năm tới đây Công ty may Sông Hồng sẽ tiếp tục nghiên cứu các phương án phát triển mở rộng thị trường của công ty tới các thị trường có sức tiêu thụ lớn như Pháp, Đức, Thụy Điển, Nhật, Mỹ - đây là thị trường của các nước phát triển. Bên cạnh đó cơng ty chú ý đến thị trường Châu Á như Hồng Kông, Đài Loan, Hàn Quốc. Khách hàng ở các nước đang phát triển ở Châu Á đã có quan hệ bề dày làm ăn với công ty, nhưng sau khi họ đặt gia công ở Công ty may Sông Hồng họ tự tiến hành để tái sản xuất sang các thị trường các nước đang phát triển để kiếm lời. Xu hướng hiện nay trên thế giới về sản xuất hàng may mặc đang có sự chuyển dịch từ các nước phát triển sang các nước đang phát triển và chậm phát triển vì sản xuất ở những nước này chi phí nhân cơng sẽ rẻ hơn. Chính vì vậy cơng ty sẽ tiếp tục nỗ lực tìm kiếm bạn hàng ở các nước phát triển để ký kết hợp đồng xuất khẩu trực tiếp nhằm thu được lợi nhuận cao hơn.

3.2. Một số giải pháp cải thiện tình hình tài chính tại Cơng ty cổ phần May Sông Hồng

Các khoản phải thu ngắn và dài hạn lớn ảnh hưởng xấu đến hoạt

động của công ty vậy tôi xin đề xuất một số cách như sau để quản trị khoản phải thu của doanh nghiệp tốt hơn:

- Thứ nhất, phân tích uy tín tài chính của khách hàng:

Việc phân tích uy tín tài chính của khách hàng nhằm đánh giá về khả năng trả nợ của khách hàng. Đối với DN, việc phân tích uy tín tài chính của khách hàng giúp DN tránh được những tổn thất do những khoản nợ khơng có khả năng thu hồi. Đây là việc làm không thể không thực hiện trước khi quyết định có nên bán chịu cho khách hàng hay khơng. Khi phân tích, DN có thể dựa vào các nguồn thơng tin từ báo cáo tài chính của khách hàng, kết quả xếp hạng tín nhiệm, lịch sử thanh toán của khách hàng với DN, với các DN khác, với ngân hàng và các tổ chức khác. Với các thông tin thu thập được, DN sẽ đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng và có thể đưa ra các quyết định về việc nới lỏng, thắt chặt hay từ chối bán chịu đối với khách hàng.

- Thứ hai, xác định chính sách tín dụng

Quyết định chính sách bán chịu gắn liền với việc đánh đổi giữa chi phí liên quan đến khoản phải thu và doanh thu tăng thêm do bán chịu hàng hóa. Trong đó, chi phí liên quan đến khoản phải thu bao gồm:

Chi phí cơ hội: Thể hiện lợi ích mất đi do vốn bị chiếm dụng, được xác định bằng cách lấy lượng vốn bị chiếm dụng bình quân nhân với tỉ lệ lãi suất tiền vốn của DN.

Chi phí quản lý: Chi phí phát sinh để điều tra tình trạng tín dụng của khách hàng; chi phí cho việc theo dõi, quản lý các khoản nợ phải thu từ khi phát sinh cho đến khi thu hồi tiền; chi phí phát sinh trong q trình thu hồi nợ;…

Quy mơ nợ phải thu được xác định căn cứ vào doanh thu bán chịu bình quân ngày và kỳ thu hồi nợ bình qn.

Để quyết định chính sách bán chịu, DN cần xem xét 4 yếu tố: Tiêu chuẩn bán chịu, thời hạn bán chịu, chiết khấu thanh toán và rủi ro bán chịu. Thực tế, doanh thu bán chịu phụ thuộc vào khối lượng hàng hóa, dịch vụ bán chịu cho khách hàng, giá bán chịu và thời hạn bán chịu. Các yếu tố này tùy thuộc vào chính sách bán chịu của mỗi DN. Do vậy, tùy theo điều kiện thực tế và tình hình kinh doanh, tình hình tài chính của từng DN để có chính sách bán chịu khác nhau nên nợ phải thu của từng DN là khác nhau.

Tiêu chuẩn bán chịu: Là những yếu tố liên quan đến sức mạnh tài chính cần thiết và mức độ tín nhiệm tín dụng của mỗi khách hàng để được chấp nhận bán chịu. Như vậy, những khách hàng có khả năng tài chính hay uy tín tín dụng thấp hơn những tiêu chuẩn có thể chấp nhận được thì sẽ từ chối cấp tín dụng. DN muốn tăng khối lượng hàng bán ra, thu hút thêm nhiều khách hàng, tăng doanh thu. DN có thể điều chỉnh các tiêu chuẩn tín dụng bằng cách hạ thấp các tiêu chuẩn tín dụng. Vấn đề đặt ra, khi nào nên và khi nào không nên hạ thấp tiêu chuẩn bán chịu. Việc thay đổi tiêu chuẩn bán chịu cần phân tích và xem xét lợi ích, chi phí và rủi ro phát sinh. Trong điều kiện rủi ro phát sinh không đổi, nếu lợi nhuận tăng thêm lớn hơn chi phí tăng thêm do điều chỉnh tiêu chuẩn bán chịu thì DN nên hạ thấp tiêu chuẩn bán chịu. Ngược lại, nếu lợi nhuận tăng thêm nhỏ hơn chi phí tăng thêm thì khơng nên điều chỉnh tiêu chuẩn bán chịu.

Thời hạn bán chịu: Là độ dài thời gian mà người mua được trì hỗn thanh tốn, tính từ ngày giao hàng đến ngày nhận được tiền bán hàng. Tùy thuộc vào điều kiện thực tế của từng DN mà có thể thay đổi thời hạn bán chịu phù hợp. Việc lựa chọn thời hạn bán chịu cần phân tích và xem xét lợi ích chi phí và rủi ro khi thay đổi thời hạn bán chịu.

Chiết khấu thanh toán: Là tỉ lệ chiết khấu khách hàng được hưởng khi thanh toán trước thời hạn, được xác định bằng tỉ lệ phần trăm tiền hàng trên hóa đơn nhằm khuyến khích khách hàng trả tiền trước thời hạn. Khi tăng tỉ lệ chiết khấu thanh toán, các yếu tố khác sẽ thay đổi như: doanh số bán tăng, DN nhận được số tiền ít hơn trên mỗi đồng doanh số bán, khoản phải thu giảm, do đó, DN tiết kiệm được chi phí đầu tư cho khoản phải thu, các chi phí thu tiền và nợ khó địi giảm. Tuy nhiên, chiết khấu thanh toán làm lợi nhuận bị sụt giảm. Do vậy, DN cần tính tốn xem khoản tiết kiệm do giảm chi phí đầu tư có đủ bù đắp khoản lợi nhuận sụt giảm do chiết khấu thanh tốn cho khách hàng hay khơng?

- Thứ ba, theo dõi, thu hồi nợ phải thu

Bán chịu hàng hóa góp phần gia tăng doanh thu và lợi nhuận cho DN. Tuy nhiên, bán chịu làm gia tăng nợ quá hạn, gia tăng tổn thất do nợ không thể thu hồi, khiến cho VKD của DN có thể bị thất thốt. Vì vậy, nhà quản trị cần phải thực hiện các biện pháp thu hồi nợ và làm thế nào để kiểm soát được tỉ lệ nợ xấu.

DN cần thực hiện các biện pháp quản lý các khoản nợ phải thu nhằm thu hồi nợ đúng hạn và thực hiện xử lý các khoản nợ quá hạn; cần lập sổ kế toán theo dõi chi tiết đối với từng khách hàng, từng tháng để kịp thời thu hồi những khoản nợ đến hạn. Đồng thời, ghi lại thông tin về việc thực hiện trả nợ của từng khách hàng để tạo điều kiện cho việc phân tích, đánh giá khách hàng về sau. DN cần có biện pháp cụ thể đối với các khoản nợ quá hạn như gia hạn nợ, thoả ước, xử lý nợ, yêu cầu can thiệp của luật pháp, bán nợ,…

Lượng hàng tồn kho tăng việc có lượng hàng tồn kho quá lớn và trong

thời gian dài sẽ kéo theo những ảnh hưởng về giá. Điều này sẽ tăng chi phí của doanh nghiệp như chi phí lưu trữ hàng hóa; chi phí thanh lý hàng tồn kho; chi phí hao hụt; cải tiến sản phẩm lỗi thời… Đồng thời điều này còn khiến

cho doanh nghiệp phải mất nhiều thời gian mới có thể xử lý hết được lượng hàng tồn. Tơi xin có một số ý kiến sau để ổn định lượng hàng tồn kho:

- Thứ nhất, nắm bắt nhu cầu

Hãy tập hợp số lượng và cả giá trị hàng hóa bán ra trong thực tế của doanh nghiệp; lượng hàng tồn kho thực tế; các đơn hàng chưa được giải quyết… Cùng với đó là việc giám sát những biến động của thị trường; mức tiêu thụ sản phẩm mới… để doanh nghiệp có bước điều chỉnh kịp thời và hợp lý nhất.

- Thứ hai, hoạch định cung ứng

Cần phải có kế hoạch đánh giá cơng suất sản xuất; năng lực tài chính; khả năng cung ứng hàng hóa từ đối tác. Nếu nhận thấy các yếu tố thuận lợi; khơng bị xáo trộn hay khơng có biến động gì lớn thì chỉ cần duy trì tồn kho ở mức tối thiểu.

- Thứ ba, tính tốn lượng đặt hàng

Doanh nghiệp có thể tính tốn lượng hàng tồn kho cần thiết theo mơ hình EOQ; tức là tính lượng hàng phù hợp cho mỗi lần đặt hàng; và cứ đến thời điểm nào cần thì đặt đúng số lượng đó hoặc mơ hình POQ; tức áp dụng trong trường hợp doanh nghiệp mua hàng hóa nhưng muốn nhận từ từ; vừa nhận vừa sử dụng chúng.

- Xác định thời điểm đặt hàng

Việc tính tốn thời điểm đặt hàng sẽ phụ thuộc nhiều vào các yếu tố; như thời gian lúc đặt cho đến lúc nhận hàng; nhu cầu nguyên vật liệu…

Về giá vốn hàng bán việc giá vốn hàng bán tăng lên đến 25% nhưng tỉ

lệ giá vốn hàng bán trên doanh thu thuần chỉ tăng 0.1 nên tơi có một số giải pháp để tối ưu được giá vốn hàng bán trong ảnh hưởng của đại dịch:

Tìm kiếm nhà cung cấp và đàm phán để có mức giá nhập phù hợp đương nhiên rất quan trọng. Từ đó lại hỏi lại xem chiến lược bán của cơng ty là gì, cơng ty bán lướt thơi hay ni sản phẩm chủ lực bán với số lượng cực lớn… xem xét kỹ sự phù hợp để triển khai. Hãy đàm phán giá phù hợp bởi giá cả đi kèm chất lượng. Nếu công ty ép mức giá quá thấp và khơng có nhiều ràng buộc với nhà cung cấp, cơng ty có thể lấy phải hàng kém chất lượng. Đã có nhiều trường hợp vì muốn giảm giá vốn bán hàng ở mức sâu nhất mà nhận về lô hàng kém chất lượng. Quan hệ với nhiều nhà cung cấp cơng ty sẽ có cái nhìn đúng hơn về mức giá nào là phù hợp.

- Thứ hai, chọn đơn vị vận chuyển tối ưu

Có rất nhiều hình thức vận chuyển khác nhau với ưu nhược điểm khác nhau. Nên hỏi và làm việc với nhiều đơn vị vận chuyển để so sánh lựa chọn. Từ đó tùy từng loại hàng hóa mà đi đơn vị vận chuyển nào

- Thứ ba, đặt kho ở những khu vực thuận tiện cho giao hàng, vận chuyển Làm đa kho, có kho ở Hà Nội, Hồ Chí Minh… Đơi khi các chi phí ngầm cộng gộp lại rất lớn.

- Thứ Tư, ký hợp đồng chiến lược với nhà cung cấp

Đây cũng là một cách hay để giảm giá vốn bán hàng. Hiểu đơn giản như sau: “Tôi sẽ đặt sản xuất của xưởng may của bạn. Tơi cam kết 1 năm đặt 10 nghìn sản phẩm, hãy cho tôi giá tốt…” Miễn làm sao nhà cung cấp họ thấy được lợi họ sẽ đàm phán với mình để hai bên win – win.

- Thứ năm, tự sản xuất

Khi lượng bán ra tốt, thị trường còn mở rộng, xu hướng cịn phát triển… Lúc đó thử cân nhắc xem mình có nên mở nhà máy hay khơng?

Về chi phí bán hàng đây cũng là một trong những chỉ số mà công ty cần lưu ý khi nó tăng trong năm 2021 tơi xin có một số đề xuất như sau:

Khi bán hàng, rất nhiều người chú trọng vào việc cố gắng thu thập và tiếp cận các đối tượng khách hàng mới hoàn tồn. Tuy nhiên, mẹo bán hàng tốt nhất mà cơng ty nên thực hiện là tập trung vào những khách hàng mà cơng ty đã có và mang đến cho họ những lợi ích tốt đẹp. Điều này sẽ giúp công ty giảm được nhiều chi phí bán hàng hơn so với việc liên tục quan tâm đến những đối tượng khách hàng mới hoàn tồn.

- Thứ hai, cắt giảm chi phí quảng cáo để tiết kiệm chi phí

Ở đây khơng có nghĩa là cơng ty sẽ hoàn toàn ngừng việc quảng cáo. Cơng ty có thể thay các phương pháp quảng cáo tốn kém bằng các biện pháp

Một phần của tài liệu Phân tích hiệu quả hoạt động của công ty cổ phần may sông hồng (Trang 74 - 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)