Thống kê kết quả tốt nghiệp, đậu đại học,cao đẳng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động của tổ chuyên môn tại trường trung học phổ thông nguyễn hữu cầu, thành phố hồ chí minh (Trang 58 - 65)

STT Năm học Tỷ lệ TN Tỷ lệ đậu ĐH,CĐ

1. 2012 – 2013 100% 73,2%

2. 2013 – 2014 100% 75,9%

3. 2014 – 2015 98,68% > 53,0 %

(Nguồn: Các báo cáo tổng kết năm học)

Với kết quả đạt được, trường THPT Nguyễn Hữu Cầu đã được các cấp ghi nhận thành tích và khen thưởng các danh hiệu cao quý trong thi đua – khen thưởng như sau:

Bảng 2. 6. Thành tích thi đua khen thưởng trường THPT Nguyễn Hữu Cầu

Năm học Danh hiệu thi đua Khen thƣởng 2012 - 2013 Tập thể Lao động xuất sắc Bằng khen của UBND TP

2013 - 2014 Tập thể Lao động xuất sắc Cờ Đơn vị xuất sắc của UBND TP

2014 -2015 Tập thể Lao động xuất sắc Huân chương Lao động Hạng II

(Nguồn: Các báo cáo tổng kết năm học)

2.1.5. Tình hình giáo dục của nhà trường

2.1.5.1. Các lực lượng tham gia vào quá trình giáo dục HS trong nhà trường

Công tác giáo dục HS của nhà trường có sự tham gia của nhiều lực lượng GD trong và ngoài trường:

- GV chủ nhiệm lớp: Là lực lượng GD chính của nhà trường, là cánh tay nối dài của hiệu trưởng thực hiện nhiệm vụ QL và giáo dục HS. GV chủ nhiệm phải nắm bắt được đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi mới lớn của HS, đồng thời phải nắm bắt được hồn cảnh gia đình cụ thể của từng em, phối hợp với gia đình giáo dục HS;

- GV bộ mơn: Ngồi nhiệm vụ truyền đạt kiến thức, GV bộ mơn cịn có trách nhiệm QL HS trong giờ dạy, giáo dục HS thơng qua tiết dạy với nhiều hình thức đa dạng khác nhau như: Giáo dục HS bảo vệ môi trường, GD truyền thống cách mạng dân tộc, GD truyền thống uống nước nhớ nguồn, GD đạo đức lối sống. Tuy môn Giáo dục công dân là một môn học quan trong trong việc thực hiện GD HS nhưng trong thực tế tỷ lệ kiến thức hàn lâm trong nội dung chương trình bộ mơn lại cao, chưa phù hợp với đặc điểm HS nên chưa mang lại hiệu quả GD cao;

- Giám thị: Là bộ phận QL nền nếp HS, là cánh tay nối dài của hiệu trưởng và GV bộ môn thực hiện giáo dục HS. Nhóm giám thị của trường

được hình thành từ đội ngũ GV, có trình độ và nghiệp vụ sư phạm góp phần quan trọng trong giữ gìn kỷ cương nhà trường và giáo dục HS;

- GV tâm lý, tư vấn học đường: Là lực lượng GD mới hình thành trong nhà trường từ năm học 2013 – 2014, GV tâm lý, tư vấn học đường thực hiện các nhiệm vụ tư vấn tâm lý lứa tuổi cho cá nhân HS, thực hiện công tác hướng nghiệp và tham mưu với ban giám hiệu về các vấn đề liên quan. Ngoài ra, GV tâm lý, tư vấn học đường còn thực hiện các nhiệm vụ lập và lưu trữ các loại hồ sơ QL liên quan.

- Gia đình: Là hạt nhân của xã hội, là nơi gắn liền với việc hình thành nhân cách cho HS. Việc phối hợp giáo dục HS giữa nhà trường và gia đình thơng qua GV chủ nhiệm rất quan trọng cho kết quả đào tạo và giáo dục HS. Hầu hết gia đình của HS trường THPT Nguyễn Hữu Cầu đều có sự quan tâm đến quá trình học tập và rèn luyện của con em mình, cùng phối hợp với nhà trường trong QL, GD và tạo điều kiện tốt cho con em học tập. Tuy nhiên, trong thực tế, khơng ít gia đình vẫn coi trọng vấn đề khoa cử, đặt yêu cầu cao cho con em mình dẫn đến việc định hướng nghề nghiệp của các em không phù hợp với sở trường cá nhân.

- Tổ chức Đoàn thanh niên trong nhà trường thực hiện nhiệm vụ GD đoàn viên – thanh niên bằng các chương trình hoạt động. Trong đó, Đồn trường thực hiện các hoạt động phong trào mang tính GD đạo đức lối sống, GD truyền thống nhà trường, truyền thống địa phương và phong trào đền ơn đáp nghĩa.

2.1.5.2. Các hình thức tổ chức và nội dung giáo dục học sinh

Ban công tác giáo du ̣c chính tri ̣ tư tưởng của nhà trường phở biến các chủ trương chính sách, các nghị quyết, chỉ thị của Đảng và pháp luâ ̣t của Nhà nước cho ho ̣c sinh và cha me ̣ ho ̣c sinh thơng qua các hình thức bảng tin , sinh hoạt dưới cờ, ngoại khóa và trong các kỳ hội nghị cha mẹ HS. GV chủ nhiệm phối hợp với gia đình QL nề nếp và giáo dục HS. Hàng năm, các bộ môn khoa học xã hội như Ngữ văn, Giáo dục cơng dân, Lịch sử phối hợp với Đồn

trường tổ chức các chương trình tham quan thực tế, chương trình về nguồn tìm hiểu các địa danh lịch sử, các di tích lịch sử và các danh nhân nhằm GD truyền thống yêu nước cho HS [12, tr. 2]. Đoàn trường tổ chức cho HS học tập nội quy nhà trường, tuyên truyền phát động tháng an tồn giao thơng nhân dịp lễ khai giảng năm học, phối hợp với Phòng cảnh sát giao thông tổ chức cho HS học tập luật giao thơng đường bộ có cập nhật điều chỉnh hàng năm, cho phụ huynh tất cả các lớp làm cam kết thực hiện an tồn giao thơng, HS khơng được đi xe phân khối lớn khi chưa có giấy phép [12, tr. 4].

Chi bộ lãnh đạo chính quyền, các đồn thể tổ chức tun truyền kỷ niệm các ngày lễ lớn cho Cán bộ - Giáo viên – Nhân viên và HS thông qua báo cáo, tổ chức thi tìm hiểu truyền thống cách mạng, sinh hoạt ngoại khóa, hoạt động ngồi giờ lên lớp; tổ chức các hoạt động văn nghệ, thể dục thể thao chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11. Tổ chức cho cán bộ lớp, cán bộ Đoàn đi tham quan khu tưởng niệm liệt sĩ Ngã Ba Giồng; tổ chức cho HS khối lớp 11 tham quan học tập di tích Trung ương cục Miền Nam ở Tây Ninh, khối lớp 10 tham quan học tập Khu tưởng niệm đồng chí Phạm Hùng ở Cần Thơ.

2.2. Giới thiệu về khảo sát

2.2.1. Mục đích khảo sát

Khảo sát thực trạng nhằm thu thập thông tin để tổng hợp, phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động của tổ CM và QL hoạt động của tổ CM tại trường THPT Nguyễn Hữu Cầu, Thành phố Hồ Chí Minh.

2.2.2. Nội dung khảo sát

Đề tài tập trung khảo sát thực trạng hoạt động của tổ CM qua kế hoạch năm học và báo cáo tổng kết của nhà trường từ năm học 2012 – 2013 đến năm học 2014 – 2015; khảo sát thực trạng QL hoạt động của tổ CM bằng phiếu khảo sát về các nội dung thực tế của 04 chức năng QL.

2.2.3. Đối tượng khảo sát

Để khảo sát thực trạng QL hoạt động của tổ CM tại trường THPT Nguyễn Hữu Cầu, tác giả trưng cầu ý kiến của cán bộ QL và GV về 04 chức

năng QL với thành phần và số lượng như sau:

- Cán bộ QL (Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng, tổ trưởng CM, tổ phó CM): 18 người

- GV: 62 người

2.2.4. Phương pháp khảo sát

Đề tài sử dụng phối hợp các phương pháp nghiên cứu, chú trọng phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi kết hợp với quan sát thực tế, phỏng vấn, trao đổi để thu thập thông tin và sử dụng phương pháp thống kê toán học để xử lý kết quả khảo sát.

Trong phiếu khảo sát có 5 mức độ đánh giá: yếu (1 điểm), trung bình (2 điểm), khá (3 điểm), tốt (4 điểm) và rất tốt (5 điểm)

2.3. Thực trạng hoạt động của tổ chuyên môn

Để nâng cao hiệu quả công tác QL hoạt động tổ CM, tác giả nghiên cứu thực trạng hoạt động của tổ CM hiện nay của nhà trường, tìm các ưu và khuyết điểm trong hoạt động tổ CM để từ đó đề xuất các giải pháp thực hiện QL hoạt động CM của các tổ CM trong trường THPT Nguyễn Hữu Cầu đạt hiệu quả. Tham khảo từ các báo cáo của nhà trường, tác giả rút ra một số thực trạng hoạt động của tổ CM tại trường THPT Nguyễn Hữu Cầu như sau

2.3.1. Thực trạng công tác xây dựng, thực hiện kế hoạch chuyên môn và kế hoạch giảng dạy bộ môn của tổ chuyên môn môn và kế hoạch giảng dạy bộ môn của tổ chuyên môn

Công tác xây dựng, thực hiện kế hoạch CM và kế hoạch giảng dạy bộ môn của tổ được thực hiện trong từng năm học theo chỉ đạo chung của Phịng Trung học, Sở GD&ĐT Thành phố Hồ Chí Minh. Căn cứ vào nội dung yêu cầu của các chỉ đạo, Ban giám hiệu tiến hành xây dựng kế hoạch chỉ đạo cho các tổ nhóm CM thực hiện xây dựng kế hoạch CM và kế hoạch giảng dạy của tổ nhóm CM.

Căn cứ trên khung chương trình bộ môn ở từng khối lớp, căn cứ nội dung giảm tải chương trình do Bộ GD&ĐT hướng dẫn, căn cứ chỉ đạo CM của Phịng Trung học Sở GD&ĐT Thành phố Hồ Chí Minh và kế hoạch CM năm học của nhà trường, tổ trưởng CM trực tiếp hoặc phân công GV khác

trong tổ CM thực hiện xây dựng kế hoạch CM và kế hoạch giảng dạy xuyên suốt năm học, trình ban giám hiệu duyệt. Sau khi đã có kế hoạch giảng dạy chung của tổ nhóm CM, mỗi GV thực hiện xây dựng kế hoạch giảng dạy của cá nhân, kế hoạch giảng dạy của cá nhân được cụ thể hóa qua giáo án lên lớp của cá nhân.

Tuy nhiên trong thực tế, hầu hết kế hoạch giảng dạy chung của tổ nhóm CM là sản phẩm của một cá nhân hoặc của một nhóm GV tham gia giảng dạy của khối lớp mà thiếu đi sự phản biện của các thành viên khác trong tổ, GV của tổ bộ môn khác và của Hội đồng chuyên môn nhà trường.

2.3.2. Thực trạng sinh hoạt chuyên môn của tổ chuyên môn

2.3.2.1. Sinh hoạt chuyên môn về hoạt động dạy – học

- Việc phối hợp các phương pháp DH truyền thống trong dạy – học ở các tổ CM được chú trọng. Trong sinh hoạt CM của tổ nhóm, việc sử dụng các phương pháp giảng dạy truyền thống được tổ tiến hành phân tích ưu nhược điểm để áp dụng vào từng nội dung giảng dạy bộ môn.

- Việc vận dụng các kỹ thuật và phương pháp DH tích cực trong DH của GV hiện nay ở nhà trường còn yếu do đa số tổ CM vẫn thực hiện xây dựng kế hoạch giảng dạy theo chương – bài, việc xây dựng nội dung giảng dạy theo chuyên đề ở nhà trường chưa được tiến hành triệt để và GV vẫn còn ngại thay đổi, chưa thật sự mạnh dạn vận dụng các kỹ thuật và phương pháp DH tích cực vào giảng dạy.

- Việc khai thác thí nghiệm chứng minh trên lớp được GV thực hiện tốt; thực hành thí nghiệm hiện nay chủ yếu được tiến hành với mục đích chứng minh hoặc hệ thống lại các kiến thức đã học cho HS ; các thiết bị dạy – học và GD được nhà trường quan tâm trang bị, khai thác. Tuy nhiên, việc ứng dụng các thiết bị DH và công nghệ thông tin ở nhà trường nhằm thực hiện mục tiêu tăng cường tính tích cực HS vẫn cịn hạn chế.

- Công tác phân công GV bồi dưỡng HS giỏi, phụ đạo HS yếu được ban giám hiệu quan tâm, GV phụ trách có trách nhiệm nên kết quả đào tạo HS giỏi của nhà trường luôn cao.

- Việc thực hiện quy định số tiết thao giảng và dự giờ của mỗi GV trong năm học được tổ CM và cá nhân thực hiện theo kế hoạch chuyên môn, GV đảm bảo số tiết dự giờ và tổ CM đảm bảo được số tiết và số GV tham gia thao giảng. Việc tham gia các hội thi GV dạy giỏi được ban giám hiệu và tổ CM quan tâm đầu tư nên kết quả đạt được khá cao so với trường bạn.

- Việc phân công GV phụ trách hướng dẫn và tổ chức cho HS nghiên cứu khoa học được ban giám hiệu quan tâm chỉ đạo. Tuy nhiên, nội dung nghiên cứu khoa học đối với nhà trường phổ thơng hiện nay vẫn cịn mới, có một số hạn chế về lực lượng GV hướng dẫn, về kinh phí và việc ứng dụng kết quả nghiên cứu vào thực tế vẫn chưa có đầu ra.

2.3.2.2. Sinh hoạt chun mơn về đổi mới phương pháp dạy học

Ban giám hiệu tiến hành tổ chức cho GV nghiên cứu, quán triệt yêu cầu đổi mới phương pháp DH của GV; chỉ đạo tổ CM tiến hành nghiên cứu, dạy thí điểm bằng các kỹ thuật và phương pháp DH tích cực, lưu ý GV tăng cường khai thác việc giao nhiệm vụ ở nhà, bài tập về nhà cho HS và kiểm tra đánh giá kết quả thông qua trang điện tử “Trường học kết nối”.

Yêu cầu GV hướng dẫn HS phương pháp học tập môn học và rèn luyện kỹ năng tự học, khai thác hiệu quả tính năng của bảng tương tác kết hợp với các phần mềm tích hợp nhằm phát huy tính tích cực của HS trong hoạt động cá nhân và hoạt động nhóm trong tiết học. Ngồi ra ban giám hiệu cũng chỉ đạo tổ CM tập trung phân tích các hoạt động của mỗi HS trong sinh hoạt CM của tổ nhóm sau tiết dạy nghiên cứu bài học, GV cùng nhau trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm dựa trên thực tế hoạt động của HS để tìm giải pháp giúp HS học tập hiệu quả hơn.

2.3.2.3. Lao động sư phạm của đội ngũ giáo viên

Ban giám hiệu thực hiện phân công GV đảm bảo quy định về định mức lao động của GV theo thông tư 28/TT-BGD&ĐT ngày 21 tháng 10 năm 2009; căn cứ hoàn cảnh và năng lực GV trên tinh thần động viên đội ngũ phát huy năng lực trong công tác. Việc nghiên cứu và thảo luận xác định mục tiêu bài dạy được tổ CM đầu tư. Tuy nhiên việc nghiên cứu tích hợp kiến thức để xây

dựng chủ đề DH của tổ CM hiện nay vẫn chưa thực hiện quyết liệt.

Đa số GV đảm bảo thực hiện kế hoạch giảng dạy, kế hoạch GD của cá nhân, đảm bảo ngày giờ công, QL việc học tập và sự tiến bộ của HS trong quá trình dạy – học; tự học tập, bồi dưỡng, rèn luyện nâng cao trình độ chuyên mơn nghiệp vụ và trình độ lý luận để nâng cao chất lượng giảng dạy.

Hoạt động dự giờ, thao giảng, hội giảng, dạy minh họa và hội thảo chuyên đề được tiến hành theo kế hoạch CM của tổ từ đầu năm, sau tiết dự giờ đều tiến hành thảo luận rút kinh nghiệm.

2.3.3. Thực trạng thực hiện quy chế chuyên môn và hồ sơ chuyên môn

Ban giám hiệu xây dựng quy chế CM của nhà trường, triển khai quy định cụ thể về hồ sơ cá nhân GV và tổ CM từ đầu năm học, phát ấn phẩm quy định chung (Sổ gọi tên – ghi điểm cá nhân, sổ công tác cá nhân, sổ dự giờ cá nhân, sổ chủ nhiệm, sổ đầu bài, sổ họp tổ; Sổ chủ nhiệm, sổ họp lớp, sổ ghi đầu bài …). Tổ CM và GV thực hiện hồ sơ CM theo quy định.

Công tác kiểm tra hồ sơ chuyên môn:

- Kiểm tra định kỳ: Cuối học kỳ 1 và cuối năm học, nhà trường tổ chức kiểm tra hồ sơ CM. Cụ thể: Hiệu trưởng kiểm tra hồ sơ chủ nhiệm, Phó hiệu trưởng CM phụ trách kiểm tra hồ sơ CM của tổ, tổ trưởng CM phụ trách kiểm tra hồ sơ chuyên môn GV định kỳ, hồ sơ CM được nhà trường đánh giá bằng các mức độ tốt (A), khá (B), trung bình (C). Sau kiểm tra, Ban giám hiệu công bố nội dung cịn sai sót, các bộ phận điều chỉnh, khắc phục sau kiểm tra. Kết quả kiểm tra của 3 năm học gần đây được thống kê qua bảng 2.7 sau đây

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động của tổ chuyên môn tại trường trung học phổ thông nguyễn hữu cầu, thành phố hồ chí minh (Trang 58 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(137 trang)