Nguyên nhân của hạn chế trong bồi thường thiệt hại khi Nhà nước thu

Một phần của tài liệu Bồi thường thiệt hại khi thu hồi đất thực tiễn thực hiện tại tỉnh đồng tháp (luận văn thạc sỹ luật) (Trang 63 - 68)

2.3. Đánh giá việc áp dụng bồi thường thiệt hại khi Nhà nước thu hồ

2.3.3. Nguyên nhân của hạn chế trong bồi thường thiệt hại khi Nhà nước thu

thu hồi đất

2.3.3.1. Nguyên nhân khách quan

Thứ nhất,hệ thống pháp luật của nhà nước có liên quan đến cơng tác quy

hoạch sử dụng đất đai, nhất là vấn đề THĐ, bồi thường đất đai, hỗ trợ tái định cư, BTTH khi THĐ chưa thật sự chặt chẽ, có những điều khoản cịn mang tính hình thức, chưa sát thực tế.

Xuất phát những hạn chế trong hệ thống pháp luật ở Việt Nam là do pháp luật về BTTH khi nhà nước THĐ ra đời trong bối cảnh chúng ta chưa có kinh nghiệm trong việc xây dựng và áp dụng pháp luật. Bên cạnh đó, các quy định nhằm quản lý đối với hoạt động áp dụng pháp luật về BTTH khi THĐ của các chủ thể chưa thật sự triệt để, từ đó ảnh hưởng trực tiếp đến việc khơng lường trước được những tranh chấp có thể phát sinh trong hoạt động này. Đồng thời, quá trình xây dựng và hồn thiện cũng như áp dụng pháp luật chưa đáp ứng với yêu cầu của quá trình xây dựng và phát triền đất nước. Việc tiếp thu pháp luật của các nước tiên tiến trên thế giới vào pháp luật nội địa chưa được chuẩn bị kỹ về mọi mặt trong quá trình xây dựng và thực hiện. Đồng thời, cũng như cấu trúc hệ thống văn bản pháp luật trong pháp luật Việt Nam có những khác biệt so với pháp luật các nước. Kỹ năng lập pháp của nước ta chưa được hoàn thiện đã làm cho việc xây dựng những quy định trong lĩnh vực này còn gặp nhiều hạn chế.

Thứ hai, Mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội. bảo vệ tổ quốc trong giai đoạn

hiện nay và tương lai, địi hỏi phải thu hồi để chuyến mục đích sử dụng một diện tích đất lớn hơn nhiều lần so với các thời kỳ trước đây, khối lượng công việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất rất lớn và không những không

giảm mà cịn có chiêu hướng ngày càng tăng lên, gây áp lực lên bộ máy chính quyền các cấp, các địa phương.

Thứ ba, đất nước phát triển theo cơ chế kinh tế thị trường, đất đai được thừa

nhận là có giá và giá đất ngày càng tăng do diện tích có giới hạn trong khi nhu cầu ngày càng lớn; thị trường đất đai - bất động sản mới được hình thành, các quan hệ đất đai trong nhiều trường hợp chưa được vận hành theo cơ chế thị trường mà vẫn nặng về mệnh lệnh hành chính, bao cấp đã làm cho công tác thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư thêm phức tạp.

2.3.3.2. Nguyên nhân chủ quan

Thử nhất, công tác nghiên cứu, tổng kết thực tiễn để làm rõ cơ sở khoa học,

lý luận còn chưa được quan tâm đầy đủ đã ảnh hưởng trực tiếp đến sự hành thành các quy định về thu hồi đất, bồi thường, hồ trợ, tái định cư, đặc biệt là việc nghiên cứu về cơ chế chia sẻ lợi ích, phạm vi áp dụng chuyển đối đất đai tự nguyện để giảm bớt gánh nặng cho ngân sách và bộ mày nhà nước trong việc thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư.

Thứ hai, nhận thức của cán bộ và người dân trên địa bàn tỉnh về sự cần thiết

của việc quản lý công tác BTTH khi THĐ chưa được đày đủ. Quá trình quản lý, kiểm tra giám sát và thực hiện quy định của Luật đất đai và văn bản hướng dẫn thi hành chưa thật sự đạt hiệu quả cao. Cơ quan nhà nước có thấm quyền chưa chủ động sử dụng các cơng cụ chính sách hợp lệ được pháp luật cho phép để thực hiện chức năng nhiệm vụ của mình. Sự liên kết giữa các cơ quan nhà nước với nhau trong quá trình thực hiện chưa thật sự được chú trọng. Điều này thể hiện khi xảy ra các hành vi vi phạm vào quyền và lợi ích hợp pháp các chủ thể nói chung thì các chủ thể chưa thế vận dụng các quy định pháp luật cũng như yêu cầu các cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấm dứt các hành vi vi phạm ảnh hưởng đến quyền và lợi ích của các bên có liên quan. Đồng thời, chưa có một thiết chế chế tài nhằm xử lý triệt để các hành vi vi phạm của các bên có liên quan. Đây chính là một trong những nguyên nhân để xảy ra tình trạng vi phạm pháp luật về áp dụng pháp luật về BTTH khi THĐ chưa được hiệu quả trong thực tiễn thi hành.

Thứ ha, chưa phát huy được sức mạnh cùa các cơ quan quản lý nhà nước,

các tổ chức chính trị, xã hội, doanh nghiệp, hộ gia đình trong quá trình bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước THĐ. Các lực lượng cán bộ, công chức chưa được cung cấp trang thiết bị, cơ sở vật chất, kỹ thuật cũng như phương tiện đầy đủ để có thể thực hiện tốt các cơng việc theo u càu. Trinh độ chuyên môn, nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ chuyên trách thực hiện công tác giải quyết các tranh chấp về áp dụng pháp luật về BTTH khi THĐ còn hạn chế; phương tiện kỹ thuật phục vụ công tác kiểm tra, xác minh, xừ lý tranh chấp chưa đáp ứng được đòi hỏi của thực tiễn. Bên cạnh đó, đối với một số trường hợp rõ ràng có hành vi sai phạm, ảnh hưởng trực tiếp đến quyền và nghĩa vụ của cấc chủ thể khác thì cần thiết có một thiết chế xử lý nghiêm khắc và cụ thể.

Thứ tư, hoạt động kiểm tra, giám sát việc thi hành pháp luật về tỉnh Đồng

Tháp nói riêng và cả nước nói chung trong thực tế chưa được quan tâm đúng mức và còn nhiều hạn chế, thiếu sót. Ờ một số cơ quan có liên quan như các đơn vị có liên quan như Sờ Tài nguyên môi trường, ủy ban nhân dân các cấp chưa thực hiện tốt chức năng kiểm tra, giám sát đế từ đó tiến hành xử lý các hành vi vi phạm trong quản lý đất đai một cách có hiệu quả. Nhìn chung, đội ngũ chun trách làm cơng tác kiểm tra, giám sát còn thiếu, chưa đáp ứng yêu cầu. Từ công tác chỉ đạo điều hành đến việc đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn cho đội ngũ cán bộ chuyên trách còn yếu, tinh thần trách nhiệm trong cơng tác chưa cao dẫn đến tình trạng kiểm tra, giám sát tại một số địa phương còn sơ sài. Sau thanh tra, kiểm tra không tiến hành phúc tra lại các lỗi vi phạm từ đó ảnh hưởng đến quá trình khắc phục những vi phạm của đơn vị được kiểm tra, làm giảm hiệu quả công tác thi hành pháp luật về

áp dụng pháp luật về BTTH khi THĐ trong thực tế chưa đạt hiệu quả cao.

Thứ năm, việc xác định nguồn gốc đất để lên phương án bồi thường rất phức

tạp, do nguồn gốc sử dụng đất đa dạng, quá trình sử dụng và hình thành tài sản trên đất diễn ra trong thời gian dài, trong khi hồ sơ quản lý không đầy đủ. Bên cạnh đó, tình trạng lấn chiếm đất cơng, tự chuyển mục đích sử dụng đất nơng nghiệp sang đất ở trong các giai đoạn trước đây, gây khó khăn trong việc THĐ, BTTH khi THĐ.

Hầu hết các dự án trọng điểm đều phải cường chế THĐ ở giai đoạn cuối. Tuy số hộ phải cưỡng chế không nhiều nhưng ảnh hưởng lớn đến thi công và tiến độ hoàn thành toàn bộ dự án. Mặt khác, khiếu kiện trong quá trinh THĐ và sau BTTH khi THĐ, sau khi bố trí tái định cư ở nhiều dự án vẫn diễn biến phức tạp.

Kêt luận Chương 2

Trong nội dung chương 2, tác giả đi vào nghiên cứu quy định pháp luật về bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước THĐ tại Đồng Tháp như: Đối tượng bồi thường, hồ trợ khi THĐ; Điều kiện được bồi thường, hồ trợ khi THĐ; Trình tự thực hiện bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước THĐ, cụ thể:

Tác giả đã đi sâu phân tích pháp luật về bồi thường tài sản gắn liền với đất khi nhà nước THĐ. Trong nội dung này tác giả đã tập trung đi sâu phân tích quy định về bồi thường, hỗ trợ khi nhà nước THĐ. Đồng thời, thực hiện nguyên tắc và điều kiện bồi thường, hồ trợ nhà nước THĐ, Cách tính giá bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước THĐ trong thực tế. Trên cơ sở phân tích các quy định pháp luật hiện hành về bồi thường, hỗ trợ tại Đồng Tháp, tác giả đã đưa ra những đánh giá về ưu điểm và hạn chế trong các quy định pháp luật có liên quan đến về bồi thường, hỗ trợ tại Đồng Tháp. Những đánh giá này là cơ sở để tác giả đưa ra những kiến nghị cụ thể nhàm hoàn thiện pháp luật về bồi thường, hỗ trợ tại Đồng Tháp tại chương 3 luận văn. Một số thành công đạt được bồi thường, hồ trợ khi Nhà nước THĐ tại tỉnh Đồng Tháp. Có thể nói cơng tác bồi thường, hồ trợ khi Nhà nước THĐ tại tỉnh Đồng Tháp thực sự là “nút thắt” trong việc triển khai các dự án đầu tư, nếu chúng ta tháo gỡ được những rào cản trong việc bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước THĐ thì sẽ mang lại rất nhiều hiệu quả cho đời sống nhân dân, tuy nhiên vấn đề bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước THĐ tại tỉnh Đồng Tháp còn rất nhiều bất cập. Thông qua việc nghiên cứu các quy định pháp luật Việt Nam, trên cơ sờ đó, tác già đánh giá thực trạng thực hiện pháp luật về bồi thường, hỗ trợ tại Đồng Tháp tại chương 2, tù' đó đưa ra những đối chiếu, so sánh để rút ra những kết luận về những kết quả đạt được

và hạn chế tồn tại.

CHƯƠNG3

HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI KHI• • • •

NHÀ NƯỚC THU HỒI ĐẤT VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ THI HÀNH TỪ THỰC TIỄN TỈNH ĐÒNG THÁP

Một phần của tài liệu Bồi thường thiệt hại khi thu hồi đất thực tiễn thực hiện tại tỉnh đồng tháp (luận văn thạc sỹ luật) (Trang 63 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)