.Trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lí việc xây dựng trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia ở huyện giao thủy, tỉnh nam định (Trang 30)

1.3.1.1. Vai trò của giáo dục tiểu học trong hệ thống giáo dục quốc dân

- Tầm quan trọng của giáo dục tiểu học:

+ GD là nền tảng của văn hoá dân tộc, đồng thời là mục tiêu và động lực của kinh tế, mà giáo dục TH lại là cấp học nền tảng của HTGDQD. Sự phát triển của cấp học này là cơ sở để phát triển các cấp học tiếp. Nếu ví HTGDQD như một tồ nhà đồ sộ thì giáo dục TH chính là nền móng của ngơi nhà đó. Sự tồn tại vững chắc của ngơi nhà đó phụ thuộc vào sự vững chắc của nền và móng.

+ Nguyên tắc “giáo dục thường xuyên, đào tạo liên tục, học tập suốt đời” phải được áp dụng cho mỗi người và do đó cấp Tiểu học phải được quan tâm thật đúng mức trong cơ cấu của HTGDQD, tạo ra một nền móng vững chắc để mỗi người có thể học tập suốt đời. Đó cũng là tiền đề để xây dựng một xã hội học tập.

+ Có thể nói, TH là cấp học đầu tiên của GD phổ thông, là cơ sở, là nền tảng của HTGDQD. Một cấp học có ý nghĩa rất lớn đối với HTGDQD và đời sống nhân dân, đời sống cộng đồng...

+ Giáo dục tiểu học - nhà trường tiểu học là một bộ phận không thể thiếu được của xã hội, của cộng đồng. Vì đây là cấp học đem đến cho trẻ em hạnh phúc được đi học, cũng là nơi thể hiện rõ nhất tính ưu việt của chế độ xã hội.

Nói như vậy, vì GD nói chung, nhất là giáo dục TH nói riêng có tác động rất lớn đối với “phát triển cá nhân”. Nhiều nghiên cứu đã thống nhất: Sự phát triển của trẻ em là một quá trình chịu ảnh hưởng của 4 yếu tố: di truyền, giáo dục, môi trường và hoạt động cá nhân. Cũng như môi trường, giáo dục là hình thức tác động bên ngồi đến con người đang phát triển, nhưng tác động

của giáo dục bao giờ cũng là tác động có mục đích đến sự phát triển của con người. Trong đó giáo dục TH nhằm giúp học sinh hình thành những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản để HS tiếp tục học THCS.

- Mục tiêu giáo dục TH :

+ Mục tiêu giáo dục TH bao gồm những phẩm chất và năng lực chủ yếu cần hình thành cho HS tiểu học để góp phần vào q trình đào tạo nguồn nhân lực phục vụ cho giai đoạn CNH - HĐH, hội nhập khu vực và quốc tế.

+ Mục tiêu giáo dục TH theo Điều 27 của Luật giáo dục 2005: “Nhằm

giúp HS hình thành những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản để HS tiếp tục học THCS”. [47, 7]

+ Trong giai đoạn hiện nay, giáo dục TH cần đạt được những mục tiêu cụ thể: nâng cao chất lượng PCGD và PCGD tiểu học đúng độ tuổi, nâng cao chất lượng GD toàn diện ở cấp học.

Với mục tiêu trên, nội dung giáo dục TH phải đảm bảo cho học sinh có những hiểu biết đơn giản, cần thiết về tự nhiên, xã hội và con người, có kỹ năng cơ bản về nghe, nói, đọc, viết và tính tốn, có thói quen rèn luyện thân thể, giữ gìn vệ sinh; có hiểu biết ban đầu về hát múa, âm nhạc, mỹ thuật.

- Vị trí của trường tiểu học:

+ Vị trí của trường TH được xác định trong Điều 2 của Điều lệ trường TH

“Trường tiểu học là cơ sở giáo dục của bậc tiểu học, là bậc học nền tảng của HTGDQD. Trường tiểu học có tư cách pháp nhân và con dấu riêng”. [3, 1]

+ Điều 26 của Luật giáo dục ghi rõ: “Giáo dục tiểu học được thực hiện

trong năm năm học, từ lớp một đến lớp năm. Tuổi của học sinh vào lớp một là sáu tuổi”.[47, 7]

+ Giáo dục TH có vị trí hết sức quan trọng trong GD cũng như trong đời sống xã hội đòi hỏi các nhà QL phải quan tâm và có chính sách ưu tiên, ưu đãi đối với cấp TH. Với tư cách là cấp học đặt nền tảng cho HTGDQD,

giáo dục TH có vững chắc thì mới đảm bảo được nhiệm vụ xây dựng tồn bộ nền móng khơng chỉ cho giáo dục phổ thông mà cịn cho sự hình thành và phát triển nhân cách cho con người trong suốt cuộc đời.

- Nhiệm vụ và quyền hạn của trường tiểu học [3, 2]:

+ Tổ chức giảng dạy, học tập và hoạt động GD đạt chất lượng theo mục tiêu, chương trình giáo dục phổ thông cấp TH do Bộ trưởng Bộ GD&ĐT ban hành.

+ Huy động trẻ em đi học đúng độ tuổi, vận động trẻ em khuyết tật, trẻ em đã bỏ học đến trường, thực hiện PCGD xóa mù chữ trong cộng đồng. Nhận bảo trợ và giúp các cơ quan có thẩm quyền QL các hoạt động GD của các cơ sở GD khác thực hiện chương trình giáo dục TH theo sự phân cơng của cấp có thẩm quyền. Tổ chức kiểm tra và cơng nhận hồn thành chương trình TH cho HS trong nhà trường và trẻ em trong địa bàn trường được phân công phụ trách.

+ Xây dựng, phát triển nhà trường theo các quy định của Bộ GD&ĐT và nhiệm vụ phát triển GD của địa phương.

+ Thực hiện kiểm định chất lượng GD. + QL cán bộ, GV, nhân viên và HS.

+ QL, sử dụng đất đai, CSVC, trang thiết bị và tài chính theo quy định của pháp luật.

+ Phối hợp với gia đình, các tổ chức và cá nhân trong cộng đồng thực hiện hoạt động GD.

+ Tổ chức cho CBQL, GV, nhân viên và HS tham gia các hoạt động xã hội trong cộng đồng.

+ Thực hiện các nhiệm vụ và quyền hạn khác theo quy định của pháp luật. - Chương trình và hoạt động giáo dục tiểu học

Chương trình giáo dục, kế hoạch dạy học [3, 7]

+ Trường TH thực hiện chương trình GD, kế hoạch dạy học do Bộ trưởng Bộ GD&ĐT ban hành; thực hiện kế hoạch thời gian năm học theo

hướng dẫn của Bộ GD&ĐT và phù hợp với điều kiện cụ thể của từng địa phương.

+ Căn cứ vào kế hoạch GD và kế hoạch thời gian năm học, nhà trường cụ thể hoá các hoạt động GD và hoạt động dạy học, xây dựng thời khoá biểu phù hợp với tâm lí, sinh lí lứa tuổi HS và điều kiện của địa phương.

+ Việc dạy và học tiếng nói, chữ viết của dân tộc thiểu số được thực hiện theo quy định của Chính phủ.

+ HS khuyết tật học hoà nhập được thực hiện kế hoạch dạy học linh hoạt phù hợp với khả năng của từng cá nhân và Quy định về GD hoà nhập dành cho người khuyết tật.

Hoạt động giáo dục [3, 7]

+ Hoạt động GD bao gồm hoạt động GD trong giờ lên lớp và hoạt động GD ngoài giờ lên lớp nhằm rèn luyện đạo đức, phát triển năng lực, bồi dưỡng năng khiếu, giúp đỡ HS yếu phù hợp đặc điểm tâm lí, sinh lí lứa tuổi HS tiểu học.

+ Hoạt động GD trong giờ lên lớp được tiến hành thông qua việc dạy học các môn học bắt buộc và tự chọn trong Chương trình giáo dục phổ thơng cấp TH do Bộ trưởng Bộ GD&ĐT ban hành.

+ Hoạt động GD ngoài giờ lên lớp bao gồm hoạt động ngoại khoá, hoạt động vui chơi, thể dục thể thao, tham quan du lịch, giao lưu văn hoá; hoạt động bảo vệ mơi trường; lao động cơng ích và các hoạt động xã hội khác.

- Người Hiệu trưởng trường tiểu học:

+ Hiệu trưởng trường tiểu học là người chịu trách nhiệm tổ chức, quản lí các hoạt động và chất lượng giáo dục của nhà trường. Hiệu trưởng do Trưởng phòng giáo dục và đào tạo bổ nhiệm đối với trường tiểu học công lập, công nhận đối với trường tiểu học tư thục theo quy trình bổ nhiệm hoặc cơng nhận Hiệu trưởng của cấp có thẩm quyền. [3, 5]

Xây dựng quy hoạch phát triển nhà trường; lập kế hoạch và tổ chức thực hiện kế hoạch dạy học, GD; báo cáo, đánh giá kết quả thực hiện trước Hội đồng trường và các cấp có thẩm quyền;

Thành lập các tổ chun mơn, tổ văn phịng và các hội đồng tư vấn trong nhà trường; bổ nhiệm tổ trưởng, tổ phó;

Phân cơng, QL, đánh giá, xếp loại; tham gia quá trình tuyển dụng, thuyên chuyển; khen thưởng, thi hành kỉ luật đối với GV, nhân viên theo quy định;

QL hành chính; QL và sử dụng có hiệu quả các nguồn tài chính, tài sản của nhà trường;

QL học sinh và tổ chức các hoạt động GD của nhà trường; tiếp nhận, giới thiệu HS chuyển trường; quyết định khen thưởng, kỉ luật, phê duyệt kết quả đánh giá, xếp loại, danh sách HS lên lớp, ở lại lớp; tổ chức kiểm tra, xác nhận việc hồn thành chương trình TH cho HS trong nhà trường và các đối tượng khác trên địa bàn trường phụ trách;

Dự các lớp bồi dưỡng về chính trị, chun mơn, nghiệp vụ QL; tham gia giảng dạy bình quân 2 tiết trong một tuần; được hưởng chế độ phụ cấp và các chính sách ưu đãi theo quy định;

Thực hiện quy chế dân chủ cơ sở và tạo điều kiện cho các tổ chức chính trị - xã hội trong nhà trường hoạt động nhằm nâng cao chất lượng GD;

Thực hiện XHHGD, phối hợp tổ chức, huy động các lực lượng xã hội cùng tham gia hoạt động GD, phát huy vai trò của nhà trường đối với cộng đồng.

+ Chuẩn Hiệu trưởng trường tiểu học [12, 1-4]

Chuẩn Hiệu trưởng là hệ thống các yêu cầu cơ bản đối với Hiệu trưởng về phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp; năng lực chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm; năng lực lãnh đạo, QL nhà trường; năng lực tổ chức phối hợp với gia đình HS và xã hội.

Quy định về Chuẩn Hiệu trưởng trường TH được ban hành kèm theo Thông tư số 14/2011/TT-BGDĐT ngày 08/4/2011 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT. Chuẩn Hiệu trưởng gồm 4 tiêu chuẩn sau:

Tiêu chuẩn 1: Phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp: Tiêu chuẩn 2: Năng lực chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm Tiêu chuẩn 3: Năng lực quản lý trường tiểu học

Tiêu chuẩn 4: Năng lực phối hợp giữa nhà trường với gia đình học sinh và địa phương.

- Chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học [13, 1-4]

Chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học là hệ thống các yêu cầu cơ bản về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống; kiến thức; kỹ năng sư phạm mà giáo viên tiểu học cần phải đạt được nhằm đáp ứng mục tiêu của giáo dục tiểu học.

Chuẩn nghề nghiệp giáo viên TH được điều chỉnh phù hợp với điều kiện KT-XH và mục tiêu của giáo dục TH ở từng giai đoạn.

Quy định về Chuẩn nghề nghiệp giáo viên trường TH được ban hành kèm theo Quyết định số 14/2007/QĐ-BGDĐT ngày 04/5/2007 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT. Chuẩn nghề nghiệp giáo viên trường TH gồm 3 lĩnh vực với các yêu cầu sau:

+ Các yêu cầu thuộc lĩnh vực phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống: + Các yêu cầu thuộc lĩnh vực kiến thức:

+ Các yêu cầu thuộc lĩnh vực kỹ năng sư phạm:

1.3.1.2. Trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia

Khái niệm “ Trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia” xuất hiện sau khi Bộ GD&ĐT ra Quyết định số 1366/BGDĐT ngày 26/4/1997 về việc ban hành “Quy chế công nhận trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia”.

Trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia là trường tiểu học đạt được 5 tiêu chuẩn mà Quy chế công nhận trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia quy định

1.3.2. Tiêu chuẩn xây dựng trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia

1.3.2.1. Cơ sở pháp lí của việc xây dựng và quản lý xây dựng trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia

- Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 (đã được sửa đổi, bổ sung)

- Luật giáo dục năm 2005 (đã được sửa đổi, bổ sung năm 2009)

- Quyết định số 14/2007/QĐ-BGDĐT, ngày 14/05/2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học. - Thông tư 41/2010/TT-BGDĐT, ngày 30/12/2010 của Bộ trưởng Bộ giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Điều lệ trường tiểu học.

- Thông tư 14/2011/TT-BGDĐT ngày 08/04/2011 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy định Chuẩn Hiệu trưởng trường tiểu học.

- Quyết định 711/QĐ-TTg ngày 13/06/2012 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Chiến lược phát triển giáo dục 2011-2020.

- Thông tư 59/2012/TT-BGDĐT ngày 28/12/2012 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT ban hành tiêu chuẩn đánh giá, công nhận trường tiểu học đạt Mức chất lượng tối thiểu, trường tiểu học đạt chuẩn Quốc gia ban hành theo.

- Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI) về đổi mới căn bản, toàn diện GD&ĐT, đáp ứng yêu cầu cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế.

- Thông tư số 04/2014/TT-BGDĐT ngày 28/02/2014 ban hành quy định về Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống và hoạt động giáo dục ngồi giờ chính khóa.

- Thơng tư số 30/2014/TT-BGDĐT ngày 28/8/2014 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc đánh giá học sinh tiểu học.

- Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Nam Định lần thứ 18 và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện Giao Thủy nhiệm kỳ 2010 - 2015.

1.3.2.2. Tiêu chuẩn xây dựng trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia (Quy định trong Thông tư số 59/2012/TT-BGDĐT) [8, 2- 15]

Trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia được chia làm hai mức độ. Mức độ 1 quy định các tiêu chuẩn cần thiết của trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia để đảm bảo các hoạt động giáo dục có chất lượng tồn diện. Mức độ 2 quy định các tiêu chuẩn cần thiết của trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia để đảm bảo các hoạt động giáo dục có chất lượng tồn diện ở mức độ cao hơn, tạo tiền đề nhằm tiếp cận với trình độ phát triển của trường tiểu học ở các nước tiên tiến trong khu vực và trên thế giới. Như vậy ta thấy ở hai mức độ có một số điểm khác biệt

Tiêu chuẩn của trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia ở mức độ 1: Tiêu chuẩn 1: Tở chức và quản lý nhà trường

- Có đầy đủ cơ cấu tở chứ c bô ̣ máy nhà trường hoạt động theo quy định hiện hành tại Điều lệ trường tiểu học;

- Tổ chức, phân bố lớ p ho ̣c , số ho ̣c sinh , trường, điểm trường theo quy định hiện hành tại Điều lệ trường tiểu học;

- Chấp hành chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương và cơ quan quản lý giáo dục các cấp; đảm bảo Quy chế dân chủ trong hoạt động của nhà trường

- Quản lý hành chính, thực hiện tốt các phong trào thi đua

- Quản lý các hoa ̣t đô ̣ng giáo du ̣c , quản lý cán bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh và quản lý tài chính, đất đai, cơ sở vật chất theo quy định hiện hành của Luật Cán bộ, công chức, Luật Viên chức, Điều lệ trường tiểu học và các quy định khác của pháp luật;

- Bảo đảm an ninh trật tự, an toàn cho học sinh và cho cán bộ, giáo viên, nhân viên

- Năng lực của cán bô ̣ quản l ý theo Quy định Chuẩn hiệu trưởng , Phó Hiệu trưởng trường tiểu học.

- Số lượng, trình độ đào tạo của giáo viên theo quy định của Bộ GD&ĐT. - Kết quả đánh giá, xếp loại giáo viên và việc đảm bảo các quyền của giáo viên theo Quy định Chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học.

- Nhà trường có nhân viên phụ trách và hồn thành các nhiệm vụ;

- Học sinh được đảm bảo các quyền theo quy định hiện hành tại Điều lệ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lí việc xây dựng trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia ở huyện giao thủy, tỉnh nam định (Trang 30)